Hưng Yên: Bảo đảm an toàn, khách quan cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Phòng, chống dịch Covid-19 để bảo đảm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 diễn ra an toàn là mục tiêu chung của ngành giáo dục Hưng Yên. Song hành là công tác ôn luyện cho thí sinh, chuẩn bị cơ sở vật chất.
Các trường tổ chức rà soát cơ sở vật chất, điều kiện tổ chức kỳ thi.
Gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi
Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, ngày 28/4, UBND tỉnh Hưng Yên đã có chỉ thị về việc tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, khách quan, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.
Sở GD&ĐT Hưng Yên phải tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức Kỳ thị tại tỉnh, ban hành các văn bản hướng dẫn và triển khai kế hoạch tổ chức Kỳ thi. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, quán triệt Quy chế thi tốt nghiệp THPT đến cán bộ, giáo viên và học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các quy định, thông tin cần thiết về Kỳ thi.
UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo việc dạy và học, hoàn thành kế hoạch năm học 2020-2021; tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, cơ sở giáo dục có học viên giáo dục thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT phù hợp với thực tế của địa phương.
Ngoài ra, Sở chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Kỳ thi tại tỉnh đảm bảo an toàn, nghiêm túc, chất lượng, đúng Quy chế thi bao gồm: Tổ chức đăng ký dự thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra, công bố kết quả thi và phúc khảo bài thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Một số vấn đề quan trọng khác cần được lưu ý như chuẩn bị đầy đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức Kỳ thi; bố trí điểm thi của Hội đồng thi hợp lý, tạo thuận lợi nhiều nhất cho việc dự thi của thí sinh; phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, trật tự tại điểm thi. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi theo quy định bảo đảm an toàn, trung thực, không để xảy ra sai sót, tiêu cực, vi phạm Quy chế thi.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước, Sở GD&ĐT Hưng Yên cũng yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học; các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5.
Sở yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch như: thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế), đặc biệt đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các sự kiện có tập trung đông người và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Hạn chế tham gia các hoạt động cộng đồng, tập trung đông người nếu không thực sự cần thiết, đặc biệt là dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5 năm 2021. Trường hợp cần thiết phải tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại cơ sở giáo dục, phải thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Tập trung ôn luyện, tăng cường kiến thức
Bước vào những tháng ôn luyện cuối cùng, học sinh lớp 12 tại tỉnh Hưng Yên đang tập trung tích lũy kiến thức kết hợp luyện đề để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Em Phạm Khánh Linh, học sinh lớp 12 Trường THPT Đức Hợp, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, bày tỏ lo lắng chưa chắc kiến thức do học kỳ 2 năm lớp 11, em phải nghỉ học khoảng 3 tháng. Đến học kỳ 1 năm lớp 12 em học online 1 tháng vì đại dịch Covid-19.
Còn cách kỳ thi 2 tháng, Linh và các bạn trên lớp cùng nhau giải đề tự luyện, đề tương tự đề minh họa Bộ GD&ĐT công bố. Thầy cô trên trường cũng sát sao ôn luyện, tăng cường trang bị kiến thức, kĩ năng cho các em thông qua ôn luyện và tổ chức thi thử.
Thầy Đỗ Bá Mười, Hiệu trưởng Trường THPT Nam Khoái Châu, huyện Khoái Châu đánh giá nhiều học sinh lớp 12 năm nay bị hổng kiến thức hoặc nền tảng kiến thức chưa vững. Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn việc học của các em trong hai năm lớp 11, 12 nên thầy cô giáo đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường trang bị kiến thức cho các em.
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa, các tổ chuyên môn, giáo viên nhà trường đã họp bàn, dựa vào đề minh họa để xây dựng kế hoạch, đề cương ôn tập phù hợp. Nhà trường đã tổ chức các kỳ thi thử có cấu trúc, mức độ khó tương đương giúp học sinh xác định khả năng cá nhân. Thầy cô giáo thiết kế tài liệu ôn tập cho các lớp, liên tục nhắc nhở, động viên các em duy trì và cố gắng ôn tập.
Song song với việc giảng dạy, nhà trường đã chủ động rà soát cơ sở vật chất, phòng học, phòng bảo quản và tủ cất giữ đề thi, bài thi để sẵn sàng đặt hội đồng thi tại đây. Bàn ghế cũ, hỏng đều được tu sửa lại để phục vụ việc học tập cho học sinh nhà trường. Phòng bảo quản được lắp đặt camera trong khi tủ cất giữ đề thi được chuẩn bị từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, đảm bảo mọi điều kiện để phục vụ kỳ thi năm nay.
Thi tốt nghiệp lớp 12 môn Giáo dục công dân, ôn tập sát đề tham khảo
Đề thi tham khảo năm 2021 có chút thay đổi với 10% câu hỏi lớp 11 ở các bài 1,2,3,4 và 90% rơi vào kiến thức lớp 12 với 36 câu, có thêm câu hỏi ở bài 1 và bài 5.
"Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi tham khảo năm 2021 tất cả các môn thi trong đó có môn Giáo dục công dân. Đây là cơ sở rất tốt để các em học sinh bám vào ma trận đề tham khảo ôn tập một cách hiệu quả và đúng trọng tâm nhất cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông sắp tới.
Nhìn vào ma trận này có thể thấy đề thi năm 2021 đã cơ bản đáp ứng được 2 mục tiêu cùng lúc là xét tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học. Nếu các em nắm vững kiến thức trọng tâm thì hoàn toàn có thể đạt được điểm cao nhất.
Đề tham khảo năm nay có chút thay đổi với 10% câu hỏi ở lớp 11 với các bài 1, 2, 3, 4 tương đương với 4 câu hỏi. Và 90% rơi vào kiến thức lớp 12 với 36 câu nhưng có thêm câu hỏi ở bài 1 và bài 5. Số câu hỏi nhiều nhất nằm ở bài 2, bài 6 và bài 7 của lớp 12", thầy Trần Văn Năng - Giáo viên môn Giáo dục công dân Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã cho biết khi trò chuyện với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Thầy Năng cho biết: "Khi làm xong bài nên dành thời gian để kiểm tra bài làm cho thật kĩ. Và một điều tuyệt đối phải ghi nhớ là khi làm bài thi trắc nghiệm phải điền hết đáp án các câu hỏi, không được để trống kể cả những câu hỏi khó nhất". Ảnh: Tùng Dương.
Từ những căn cứ vào cấu trúc đề năm nay, theo thầy Năng: "Đối với môn Giáo dục công dân, học sinh cần chú trọng ôn luyện kiến thức bám sát vào đề tham khảo, từ cấu trúc này căn cứ vào bài nào nhiều hay ít câu hỏi để từ đó phân bổ thời gian, dành nhiều thời gian cho bài có nhiều câu hỏi trong đề tham khảo.
Theo tôi, ma trận đề thi tham khảo và ma trận đề thi chính thức nó cũng gần như nhau, không có nhiều khác biệt. Thứ hai, những phần đã giảm tải cũng giống như các môn học khác thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có đưa ra một số hướng dẫn ôn thi, trong đó có một số nội dung kiến thức được giảm tải, các em không ôn những phần này.
Đặc biệt là các bài 2, 4, 6, 7, 8 những phần về ý nghĩa của quyền, các nhóm quyền thì thường các câu hỏi không rơi vào nhóm này, ở phần về trách nhiệm công dân cũng vậy, cho nên các em học sinh có thể hạn chế khoanh vùng kiến thức.
Trong ôn tập kiến thức môn Giáo dục công dân, học sinh cần tập trung ôn phần khái niệm và nội dung của các quyền là đã đầy đủ, đặc biệt là các bài có nhiều câu hỏi như bài 2, bài 6 và bài 7 ở lớp 12.
Các em cần chú ý vào một số chuyên đề "Thực hiện pháp luật", đây là chuyên đề có nhiều câu hỏi nhất trong đề thi chính thức năm 2020 và trong hai đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2021, trong chuyên đề này, chúng ta chú ý hơn vào một số chuyên đề: Khi nào vi phạm hành chính chuyển thành vi phạm hình sự, phân biệt những việc làm vi phạm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật. Các hình thức thực hiện pháp luật. Những dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Phần Công dân với các quyền tự do cơ bản:Trong chuyên đề này cần nắm vững và phân biệt quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Quyền tự do ngôn luận với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Công dân với các quyền dân chủ:Học sinh cần nắm vững và phân biệt được ba nhóm quyền:
- Những biểu hiện vi phạm quyền bầu cử, ứng cử, trường hợp không được quyền bầu cử.
- Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội: Ở phạm vi cả nước, ở phạm vi cơ sở, phân biệt những việc "dân biết", "dân bàn", "dân làm", "dân kiểm tra".
- Phân biệt quyền khiếu nại và tố cáo.
Các em cần ôn và nắm thật vững kiến thức, hiểu sâu xa vấn đề ở những phần này".
Thầy Trần Văn Năng - Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và các em học sinh Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: NVCC.
Đặc biệt lưu ý khi làm bài thi
Thầy Năng lưu ý: "Thường là những câu hỏi vận dụng cao rất khó và sẽ lấy mất điểm của học sinh. Nhưng nhiều bạn lại vô tình để mất điểm vào những câu hỏi rất dễ ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Do tâm lí chủ quan cho rằng câu hỏi này dễ nên chỉ đọc lướt qua và lựa chọn nhanh dẫn đến sự lựa chọn sai. Đối với câu hỏi dễ, học sinh phải đọc kỹ câu hỏi và đáp án trước khi điền vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Ví dụ câu hỏi về khái niệm: Có 4 hình thức thực hiện pháp luật như sử dụng, thi hành, tuân thủ, áp dụng. Có những đề bài rất ngắn nên học sinh đọc lướt qua dẫn đến nhầm giữa tuân thủ pháp luật với thi hành pháp luật.
Phần này rất đơn giản nhưng nếu không chú ý rất dễ bị nhầm. Thi hành pháp luật là cá nhân, cơ quan, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. Còn tuân thủ pháp luật lại là: Cá nhân, cơ quan, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm. Nhiều em nhầm lẫn giữa hai khái niệm đó dẫn đến mất điểm.
Còn đối với câu hỏi khó là những dạng câu hỏi tình huống, thì bí quyết là các em cần đọc kỹ xem đề bài hỏi gì, đọc kĩ vài lần đến khi hiểu thì thôi, gạch chân dưới các từ khóa.
Đối với những câu hỏi vận dụng thường rất khó, học sinh cần tái hiện lại những kiến thức đã học, đã được ôn và nếu như vẫn không chọn được đáp án đúng thì cần dùng phương pháp loại trừ 50/50 rồi loại tiếp phương án không hợp lý để còn lại đáp án đúng.
Với những câu hỏi khó dạng này thì kinh nghiệm trong khi ôn tập học sinh cần trao đổi với thầy cô, với bạn để có thể nhớ lâu hơn kiến thức đã học".
Thầy Năng chia sẻ thêm: "Các em cần tập trung ôn luyện và phân bố thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Ôn thi phải bám sát vào đề thi tham khảo của Bộ, không ôn thi vào những phần đọc thêm và giảm tải.
Ngoài kiến thức, tâm lý bước vào phòng thi cũng vô cùng quan trọng, khi bước vào phòng thi phải có được tâm thế thoải mái và tự tin. Khi làm bài cần căn giờ hợp lí cho các câu hỏi, câu nào dễ làm trước, câu khó làm sau. Với 40 câu hỏi làm trong 50 phút đồng hồ mà các em cứ mải làm, không căn giờ thì sẽ bị cuống khi hết thời gian làm bài, việc này dẫn đến việc dễ lựa chọn vào đáp án sai
Khi làm xong nên dành thời gian khoảng 5 phút đồng hồ để kiểm tra bài làm, xem lại từng câu cho thật kĩ. Và một điều tuyệt đối phải ghi nhớ khi làm bài thi trắc nghiệm, học sinh phải điền hết đáp án các câu hỏi, không được để trống một câu nào, kể cả những câu hỏi khó nhất chưa thể tìm ra đáp án đúng thì cũng nên tích vào 1 đáp án mà các em cho là có khả năng nhất".
Chủ động phân loại học sinh ôn tập kỳ thi tốt nghiệp THPT Căn cứ Quy chế thi hiện hành của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Long An đã trình UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của tỉnh để chỉ đạo kỳ thi theo đúng quy chế thi. Học sinh lớp 12 ở Long An ôn thi tốt nghiệp (Ảnh: Long An) Rà soát cơ sở...