‘Hung thần biển cả’ bơi lạc vào sông Seine, người Pháp đau đầu tìm cách giải cứu
Pháp lên kế hoạch hướng dẫn con cá voi sát thủ đi lạc trên sông Seine về với biển bằng cách sử dụng âm thanh của đồng loại.
Cá voi sát thủ là một trong những loài nhanh nhẹn, thông minh bậc nhất trong thế giới động vật. Chúng được mệnh danh là hung thần biển cả, ‘cơn ác mộng’, với nhiều sinh vật sống dưới nước. Việc cá voi sát thủ đi lạc vào sông là một trường hợp hiếm khi xảy ra.
Những con cá voi sát thủ nổi bật với cơ thể đen trắng sống trong môi trường biển
Mới đây, cư dân địa phương ở dọc bờ sông Seine, Pháp vô cùng bất ngờ khi thấy sự xuất hiện của một con cá voi sát thủ đi lạc vào sông.
Sự việc gây xôn xao thu hút nhiều người đến để được tận mắt nhìn thấy cá voi và chụp ảnh.
Trong khi đó, các quan chức địa phương lên kế hoạch kết hợp cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước để tìm cách đưa cá voi trở về đúng môi trường biển của nó.
Sau cuộc họp với các nhà khoa học, các chuyên gia động vật biển, họ quyết định chọn cách hướng dẫn các voi sát thủ đi lạc vào sông trở về biển bằng âm thanh của chính đồng loại.
Video đang HOT
Hình ảnh về cá voi sát thủ xuất hiện trên con sông nổi tiếng ở nước Pháp
Đại diện nhóm chuyên gia dự án, ông Gerard Mauger cho biết: “Việc tìm ra giải pháp để cố gắng đưa cá voi trở lại nước mặn thực sự rất phức tạp, chúng tôi phải tính toán để vừa rút ngắn thời gian đưa về biển vừa đảm bảo không làm cá voi căng thẳng”.
Nhóm chuyên gia sẽ tiến hành theo dõi cá voi sát thủ từ xa bằng thiết bị bay không người lái, đồng thời phát ra âm thanh của cá voi sát thủ để hướng dẫn nó về biển.
Một chuyên gia tham gia công tác đưa cá voi về biển cho biết: “Việc sử dụng các phương pháp không xâm lấn từ khoảng cách vài trăm mét sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến cá voi. Nếu sử dụng tàu hướng dẫn cần phải áp sát cá voi, điều này khiến tình trạng căng thẳng của nó trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm cho sự an toàn của nó”.
Khi đi lạc vào môi trường nước ngọt, sức khoẻ của cá voi suy giảm. Con cá voi không thể tìm thấy đủ thức ăn dưới sông, điều này càng gây hại cho sức khỏe của nó.
Theo các chuyên gia, con cá voi sát thủ đi lạc là một cá thể đực, dài khoảng 4 mét. Trong lần đầu tiên phát hiện, cá voi sát thủ xuất hiện ở khu vực sông giữa cảng Le Havre và thị trấn Honfleur ở Normandy, Pháp. Sau đó, nó di chuyển hàng chục km ngược dòng để đến phía tây thành phố Rouen.
Đàn cá voi sát thủ cắn xé và ăn thịt cá voi xanh
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Marine Mammal Science cho thấy cá voi sát thủ đã gây ra ba vụ tấn công tàn khốc cá voi xanh ngoài khơi Australia, theo Guardian.
Theo nghiên cứu, cả ba vụ tấn công đều diễn ra ở vùng biển gần vịnh Bremer, ngoài khơi bang Tây Australia, cách đất liền chưa đầy 60 km. Các vụ việc được phát hiện bởi các tàu cung cấp dịch vụ ngắm cá voi vì mục đích thương mại.
Vụ việc đầu tiên được ghi nhận tháng 3/2019, với nạn nhân là một con cá voi xanh trưởng thành dài khoảng 20 m. Nhóm cá voi sát thủ tấn công gồm ít nhất 12 cá thể, với 8 con cái và một con đực dẫn đầu. Các con cá voi sát thủ con cũng ở đó quan sát.
Khi con người đến địa điểm diễn ra vụ việc, nhiều mảng da và mỡ đã bị xé ra khỏi con cá voi xanh. Hầu hết vây cá cũng bị cắn rách.
Con cá voi xanh rách hết vây khi bị cá voi sát thủ tấn công. Ảnh: Isabella M. Reeves/Marine Mammal Science.
Sau một giờ tấn công, ba con cá voi sát thủ cá dàn hàng ngang và đâm thẳng vào sườn con cá voi xanh, đẩy nó xuống lòng biển, trong khi hai cá thể khác tấn công vào đầu. Một con cá voi sát thủ thậm chí chui vào mồm con cá voi xanh để ăn lưỡi, bộ phận có nhiều chất dinh dưỡng.
Trong 6 giờ tiếp theo, khoảng 50 con cá voi sát thủ và hơn 200 con hải âu cùng ăn thịt con cá voi xanh. Nhiều loài chim cũng tiếp tục "thưởng thức" xác cá voi nhiều ngày sau đó. Vùng biển bóng loáng vì mỡ từ con cá voi, nhóm nghiên cứu cho biết.
Vụ việc thứ hai diễn ra sau đó vài tuần, với nạn nhân là một con cá voi xanh con dài hơn 10 m. Cuộc tấn công được dẫn đầu bởi 22 con cá voi sát thủ cái và 3 con đực. Một con cái cũng chui đầu vào miệng cá voi để ăn lưỡi, giống như vụ tấn công đầu tiên.
Vụ việc thứ ba xảy ra năm 2019 nhằm vào một con cá voi xanh khoảng một tuổi, dài từ 12-14 m. Đàn cá voi sát thủ lặp lại chiến thuật dàn hàng ngang và đẩy con cá voi xanh xuống biển, cũng như tấn công vào khu vực miệng.
Con cá voi ở vụ tấn công thứ hai bị rách mảng thịt lớn. Ảnh: Pia Markovic/Marine Mammal Science.
Đã có những báo cáo về việc cá voi sát thủ đuổi cá voi xanh, nhưng đây là lần đầu tiên giới khoa học ghi nhận về các vụ tấn công và ăn thịt. Theo các chuyên gia, đây có thể là tin tốt khi cho thấy đàn cá voi xanh đã phục hồi sau hàng thế kỷ bị con người săn bắt.
Trước đây, số cá thể cá voi xanh có thể lên tới 300.000. Giờ đây, con số này chỉ còn 15.000-20.000, nhưng đang có chiều hướng gia tăng.
"Có thể chúng ta đang thấy đại dương trở về thời điểm như trước khi con người săn bắt hầu hết cá voi lớn. Khi một bộ phận cá voi phục hồi, chúng ta có nhiều khả năng hơn để thấy cách hệ sinh thái biển thông thường vận hành", tiến sĩ Robert Pitman tại Đại học bang Oregon, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu, tuyên bố.
Cá voi xanh bất ngờ bị bao vây bởi 'sát thủ' hàng đầu đại dương, kết cục bi thảm! Một cuộc đi săn ngoạn mục đã diễn ra giữa sinh vật săn mồi đầu bảng và sinh vật to lớn nhất hành tinh. Cá voi sát thủ (Tên khoa học: Orcinus orca) là một trong những loài săn mồi hàng đầu của đại dương, chúng không có bất cứ thiên địch nào có thể đe dọa được vì cá voi sát thủ...