Hùng “đại gia” và đường dây làm giả giấy tờ xe ôtô
Từ đơn thư tố cáo của các nạn nhân, cơ quan CSĐT CAQ2 đã vào cuộc làm rõ một đường dây đục số khung, số máy và làm giả hồ sơ xe ô tô có quy mô lớn do Phan Thế Hùng (tức Hùng “đại gia”, SN 1965, ngụ P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức) cầm đầu. Tính đến thời điểm bị phát hiện, Hùng “đại gia” và đồng bọn đã thực hiện trót lọt hàng chục phi vụ với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Hùng “đại gia”, Phong, Tú
VỊ KHÁCH ĐÁNG NGỜ
Khoảng 23 giờ ngày 15-11-2011, một nam thanh niên đi xe máy tìm đến công ty của anh Nguyễn Thế Công (SN 1981, ngụ Q2) trên đường Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Tây, Q2 hỏi thuê xe ôtô tự lái. Người này tự xưng là Trần Văn Hùng (SN 1976, ngụ P12Q. Tân Bình). Sau khi thỏa thuận giá cả (1,6 triệu đồng trong hai ngày), anh Công giao giấy tờ cùng chiếc xe ôtô Chevrolet BS: 51A-03290 cho Hùng thuê. Hùng để lại CMND, sổ hộ khẩu và xe tay ga Attila BS: 51S-2446 cùng giấy đăng ký xe mang tên Vũ Thị Mai Thu (ngụ KP2, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức).
Trưa 16-11-2011 anh Công tiến hành kiểm tra hành trình của xe trên hệ thống định vị GPS được gắn trên xe, thì phát hiện hệ thống này đã ngưng hoạt động và bị gỡ bỏ tại một địa điểm thuộc Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) từ sáng sớm cùng ngày. Biết có chuyện chẳng lành, anh Công gọi vào số điện thoại của Hùng thì không liên lạc được.
Trước đó, ngày 24-4-2011 ông Nguyễn Ngọc Ánh (ngụ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) cũng được một thanh niên dùng CMND, sổ hộ khẩu mang tên Bảo Quý Hiển, bán lại một xe Toyota Vios BS: 51A-03401 với giá 435 triệu đồng. Sau một thời gian thấy Hiển hứa hẹn mà không làm giấy tờ mua bán xe cho mình, ông Ánh nghi ngờ nên tìm đến địa chỉ của Hiển mới phát hiện đã bị lừa đảo. Sau đó, ông đã mang chiếc xe đến Công an huyện Cần Giuộc để trình báo. Qua truy xét, CA huyện Cần Giuộc xác định chiếc xe này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Quang Trường (ngụ Q. Gò Vấp).
Dũng
LỘ DIỆN ĐƯỜNG DÂY LỪA ĐẢO
Nhận được đơn tố cáo của anh Công, cơ quan CSĐT CAQ2 tiến hành điều tra vụ việc. Qua truy xét, các điều tra viên đã xác định gã thanh niên thuê xe của anh Công hay người đứng ra bán chiếc Vios cho ông Ánh chính là Trương Thanh Phong (còn có tên khác là Trần Văn Hùng, SN 1980, HKTT quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ). Qua theo dõi, các trinh sát phát hiện C.T (SN 1994, ngụ tỉnh Kiên Giang), bạn gái của Hùng, đang bán cà phê tại quận 8, thường liên lạc với Hùng. Ngày 9-12-2011, các trinh sát đã bắt giữ được Phong khi đối tượng này đang trốn tại chung cư Hưng Vượng (P. Tân Phong, Q7). Từ đây, một đường dây chuyên làm giấy tờ giả xe ôtô để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Hùng “đại gia” và đồng bọn đã dần được hé lộ.
Video đang HOT
Tại cơ quan điều tra, Phong khai nhận cùng thực hiện việc chiếm đoạt xe của anh Công còn có Phan Thế Hùng. Chính Hùng là người đã làm hộ khẩu giả, CMND giả và mua xe Attila từ một tiệm cầm đồ để Phong đến thuê xe của anh Công. Sau khi Phong thuê được xe, Hùng cho đàn em của mình gỡ bỏ thiết bị định vị trên xe, sau đó làm giả giấy đăng ký xe và biển số (51A-06290) rồi bảo Phong mang đi cầm cho Chung Trần Ngọc Phú (SN 1978, ngụ Q. Thủ Đức) lấy 300 triệu đồng. Sau khi lấy được tiền, Hùng chia cho Phong 80 triệu, số còn lại Hùng giữ hết.
Phong còn khai nhận toàn bộ giấy tờ giả, biển số giả là do Hùng đưa cho Trần Trung Dũng (SN 1978, ngụ Q. Thủ Đức) làm. Tối 9-12-2011, Dũng cũng đã bị các trinh sát bắt giữ tại khu vực cầu Bình Phước. Dũng thừa nhận chính mình đã đục lại số máy, số khung xe ôtô theo yêu cầu của Hùng “đại gia”. Sau khi Phong thuê xe anh Công, Dũng đã “phù phép” lại toàn bộ từ số khung, số máy, rồi tiếp tục giao cho Nguyễn Thanh Tú (SN 1970, ngụ Q12) làm giấy tờ và biển số giả để Phong mang xe đi cầm.
Trong lúc các trinh sát đang tiến hành điều tra thì Vũ Quang Thịnh (SN 1984, ngụ TP. Hải Phòng) mang xe ôtô hiệu Mercedes Benz E320 BS: 16M-4884 mới mua không có giấy tờ từ Campuchia đến liên hệ với Dũng để nhờ đục số khung, số máy. Qua điều tra, cơ quan chức năng đã xác định được chiếc xe này là do Nguyễn Tiến An (SN 1973, ngụ TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận), đồng bọn của Hùng “đại gia” và Trương Thanh Phong nhập lậu về để bán cho Thịnh. Ngoài ra, các điều tra viên đã phát hiện Phong đang gửi sửa xe ôtô BMW màu đỏ BS: 52T-0462 và một xe hiệu Honda Accord cho đối tượng tên Ngân (chủ garage trên đường Cao Lỗ, P4Q8). Qua điều tra, Ngân còn giao nộp thêm năm cặp biển số xe mà Phong đã gửi khi mang xe đến sửa.
Theo ghi nhận, từ lúc quen biết nhau, các đối tượng Hùng, Phong và Hiếu đã mang đến sửa chữa và thay phụ tùng khoảng gần 30 xe ôtô các loại. Sau khi bán xe cho ông Ánh xong, ngày 9-8-2011 Phong còn nhờ Ngân bán chiếc xe Mercedes Benz BS: 52U-4753 cho một người tên Trần Văn Tánh (SN 1959, ngụ P15Q11) với giá 280 triệu. Sau khi mua xe một thời gian mà không thấy Phong làm giấy mua bán, Tánh đã yêu cầu Phong trả tiền và lấy lại xe. Phong chỉ trả cho Tánh được 40 triệu rồi không trả nữa. Thấy nghi vấn, Tánh liền nhờ trung gian bán chiếc xe cho anh Nguyễn Hoàng Long (ngụ Q. Bình Thạnh, Việt kiều Mỹ) với giá 200 triệu đồng.
Cũng từ việc điều tra đường dây của Hùng “đại gia” và đồng bọn, các trinh sát đã khám phá được một đường dây chuyên làm giả các loại giấy tờ, văn bằng khác tại địa bàn quận 12 và Gò Vấp, qua đó đã bắt giữ ba đối tượng Phan Thanh Bình (SN 1990), Lữ Nguyên Thùy (SN 1991) và Lữ Hoàng Phi Hổ (SN 1993, cùng ngụ P. Thạnh Lộc, Q12). Đối với các đối tượng trong đường dây làm giả giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Hùng “đại gia” và đồng bọn, cơ quan CSĐT CAQ2 đã bắt giữ Trương Thanh Phong, Trần Trung Dũng và Nguyễn Thanh Tú, riêng đối tượng Phan Thế Hùng (Hùng “đại gia”) đã bỏ trốn. Hiện vụ việc đã được làm rõ, CAQ2 kêu gọi Hùng ra trình diện với cơ quan chức năng. Ai biết hoặc phát hiện Phan Thế Hùng ở đâu vui lòng báo cho cơ quan CSĐT CAQ2, ĐT: 0837415329.
Theo CATP
Những phi vụ biển thủ tiền tỷ của cán bộ ngân hàng
"Nướng" vào cá độ bóng đá có ngày vài trăm triệu đồng, ba nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp đã thông đồng làm thủ tục tất toán khống 185 sổ tiết kiệm của khách hàng, chiếm đoạt hơn 45 tỷ đồng.
Đội điều tra chống tham nhũng (PC46, Công an Hà Nội) cho VnExpress.net biết, kiểm tra hồ sơ lưu tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Mỹ Đức, đơn vị phát hiện 185 khách hàng gửi tiết kiệm tại đây đã làm thủ tục thanh toán hơn 45 tỷ đồng, nhưng không có sổ gốc thu về.
Cảnh sát kinh tế làm rõ 4 cán bộ ngân hàng có liên quan việc mất tiền bí ẩn này. Họ gồm: Lê Văn Hiển (43 tuổi, trưởng phòng kế toán ngân hàng trung tâm huyện Mỹ Đức), Nguyễn Văn Nghị (48 tuổi, Giám đốc phòng giao dịch Kênh Đào), Lê Quang Khải (29 tuổi, phòng giao dịch Kênh Đào) và Nguyễn Thanh Hải (31 tuổi, phòng giao dịch Hương Sơn).
Hiện các nghi phạm Khải, Hải và Hiển đã bị khởi tố về hành vi tham ô tài sản. Riêng ông Nghị do không làm đúng quy trình (đối chiếu giấy tờ gốc với tài liệu tất toán trên mạng) nên không phát hiện sự gian trá của nhân viên, bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiển, Khải và Hải. Ảnh: An ninh Thế giới.
Khải khai được Phạm Văn Quyết (30 tuổi) rủ rê tham gia đường dây cá độ bóng đá quốc tế trên mạng. Quyết cấp cho Khải tài khoản riêng với số tiền có sẵn 100 triệu đồng. Từ khi có tài khoản, Khải rủ thêm 2 đồng nghiệp có "máu cờ bạc" là Hải và Hiển cùng nhập cuộc. Các giải bóng đá vô địch bóng đá Anh, Tây Ba Nha, Italia hay các giải châu Á, "bộ ba" này... đều tham gia cá độ.
"Có ngày, nhóm này đặt cửa cá độ lên đến vài trăm triệu đồng. Hôm nào nhiều lên đến tiền tỷ. Họ thỏa thuận sáng thứ 2 hàng tuần sẽ gặp nhau để thanh toán", cán bộ điều tra vụ án nói.
Sau những lần chơi, tiền thua lên đến nhiều tỷ đồng khiến 3 cán bộ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn càng muốn gỡ gạc. Họ bàn cách "rút ruột" nhà băng bằng cách làm thủ tục tất toán khống tiền gửi tiết kiệm của khách tại hai phòng giao dịch.
Theo trung tá Mai Trọng Thắng (Đội trưởng điều tra chống tham nhũng), những cán bộ trên dễ dàng chiếm đoạt được tiền của nhà băng là do khâu quản lý hậu kiểm, giám sát chứng từ giao dịch và công tác bảo mật của lãnh đạo không được kiểm soát chặt chẽ.
"Họ để nhân viên vào mạng nội bộ chuyển tiền từ ngân hàng vào các tài khoản "ảo" rồi duyệt các khoản tất toán khống đó. Từ đây, tiền được chuyển cho Quyết thanh toán thua cá độ", ông Thắng nói.
Quá trình điều tra xác định, những ngày đầu Khải và Hải chuyển hàng chục tỷ đồng vào các khoản mang tên người thân của Quyết. Sau đó để tránh bị nhà chức trách phát hiện, Khải nhờ người thân cho mượn tài khoản để chuyển tiền vào đây sau đó rút ra trả cho Quyết. Đầu tháng 5, khi sự việc bại lộ, Quyết bỏ trốn.
"Chúng tôi đã phát lệnh truy nã với Quyết. Vụ việc đang được xác minh để làm rõ trách nhiệm của những người liên quan...", Đội trưởng điều tra chống tham nhũng cho hay.
Một vụ tham ô tiền tỷ nữa cũng bị phanh phui tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lần này là chi nhánh huyện Thường Tín, Hà Nội.
Cơ quan điều tra phát hiện, hai nhân viên ở đây là Nguyễn Thị Nhung (46 tuổi) và Ngô Thị Mỹ Liên (31 tuổi) đã lợi dụng kẽ hở của ngân hàng để tất toán khống 10 sổ tiết kiệm của khách hàng với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
Hai nghi can bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi tham ô tài sản này thừa nhận do không có khả năng các khoản nợ đã vay nên thông đồng với nhau thực hiện vụ "rút ruột" nhà băng. Theo điều tra viên, hành vi tất toán khống của các nhân viên ngân hàng này không mới, song nhà băng không cảnh giác trong quản lý nên nhiều "con sâu" kiểu này vẫn tiếp tục ra tay.
Mới đây, một cựu cán bộ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Củ Chi (TP HCM) đã bị phạt 18 năm tù cũng do có sai phạm tương tự.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Thu Hương (29 tuổi) khai trong 2 năm làm việc tại ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn (chi nhánh Củ Chi, TP HCM) được giao nhiệm vụ làm giao dịch viên phụ trách tài khoản cá nhân, bảo hiểm tài sản và chuyển tiền.
Nước mắt Hương ướt nhòe trong giờ nghị án. Ảnh: Vũ Mai.
Theo quy định về việc áp dụng quy chế giao dịch một cửa, giao dịch viên được quyền cho khách hàng rút hoặc nộp tiền tối đa 50 triệu đồng mà không cần thông qua lãnh đạo xét duyệt. Thấy quy định trên có nhiều sơ hở, Hương lập chứng từ khống để rút tiền trong tài khoản tiền gửi của khách, lập ủy nhiệm chi giả, không lập chứng từ theo quy định để rút tiền mặt, chuyển tiền từ tài khoản của người này sang người khác rồi sau đó lấy "bỏ túi" mình.
Tránh bị khách hàng phát hiện, Hương lập giả chứng từ nộp tiền mặt vào tài khoản của khách; hoặc tự hạch toán bút toán chuyển tiền từ tài khoản khách hàng này sang khách hàng kia sao cho khớp với số tiền đã rút ra.
Với thủ đoạn trên, 6 tháng đầu năm 2008, Hương đã chiếm đoạt được gần 3 tỷ đồng. Khi bị phát hiện, nữ nhân viên ngân hàng này bỏ trốn và bị phát lệnh truy nã.
Hỏi về nguyên nhân phạm tội, Hương khai tập tành kinh doanh vàng và bất động sản song không có vốn nên "mượn tạm" tiền của khách ngân hàng.
Theo VNExpress
Cảnh báo về một thủ đoạn trộm cắp mới Gần đây, tại các quận huyện vùng ven TP.HCM xuất hiện một loại "dở trộm dở cướp"; thời lượng của một "phi vụ" chỉ gần một phút nên các cửa hàng, đại lý, doanh nghiệp thường bó tay. Mỗi "tốp bay" này hai tên, tuổi từ 18-30 sử dụng một xe gắn máy loại mạnh, đi vào hướng ngược chiều của những con...