Huế: Nguồn gốc cái tên bánh xèo
Nhiều người sẽ thắc mắc bánh khoái Huế có hình dáng hơi giống bánh xèo miền Nam nhưng cách ăn và tên gọi lại hoàn toàn khác nhau.
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
Theo bà Mai Thị Trà, nghệ nhân ẩm thực Huế, người xưa dùng bếp củi để chế biến bánh khoái. Khi đổ bột vào chảo, khói bếp bốc lên nhiều, cay mắt nên người Huế gọi món ăn này là bánh khói. “Người Huế phát âm từ khói nghe như khoái, người ta đọc chệch rồi quen dần và có tên như bây giờ. Còn người miền Nam gọi là bánh xèo có lẽ vì khi đổ bột vào dầu nóng sẽ có tiếng xèo rất lớn”, bà Trà cho hay.
Thông thường, khách ngồi vào bàn, chủ quán mới bắc khuôn lên bếp để đổ bánh. Khuôn làm bằng gang, hình tròn, có tay cầm. Khi dầu sôi, bà đổ một lớp bột mỏng vào khuôn. Bánh vừa chín vàng thì thêm tôm, chả, thịt, trứng, giá vào một bên, lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt.
Nhiều người lại cho rằng chữ “khoái” có nghĩa là “khoái khẩu” vì thức quà vặt này ngon, thực khách hễ ăn hết một cái lại muốn gọi thêm cái nữa. Bánh khoái ăn cùng với nước lèo và rau sống. Bánh được cắt làm đôi, khách gắp một nửa bánh, cho vào bát con ăn cùng rau sống và nước lèo chứ không cuốn bánh tráng. Đây cũng là điểm khác biệt trong cách ăn giữa bánh khoái và bánh xèo.
Nước lèo làm từ bột, thịt nạc, gan heo băm nhỏ, vừng và lạc rang giã nhỏ, tương đậu nành… tất cả trộn lại rồi nấu chín đến khi đặc sánh, có màu vàng nâu, thơm và béo. Rau sống thường gồm xà lách, cải con, chuối chát, ớt đỏ, rau thơm và trái vả xắt lát mỏng.
10 đặc sản Huế vang xa bốn phương
Không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh đẹp ngất ngây say đắm lòng người, Huế còn nổi tiếng về ẩm thực với những món ăn mang hương vị đặc trưng.
Huế là vùng đất cố đô nhưng cũng là vùng đất nằm ở miền Trung đầy nắng gió, có nhiều bất lợi về vị trí cũng như điều kiện tự nhiên. Chính vì vậy mà ẩm thực nơi đây có những nét đặc trưng riêng, rất nhiều món ăn thể hiện sự khéo léo, cầu kỳ trong chế biến, nhưng lại sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu sẵn có, đơn giản mà tạo ra hương vị hấp dẫn khó cưỡng. Dưới đây là những món ăn đặc sắc mang đậm chất Huế.
Cơm hến / Bún hến
Một bát cơm huế đúng chuẩn "Huế" phải là cơm nguội để qua đêm, như vậy mới có thể giữ được cái giòn của rau và hương thơm của các gia vị. Đúng với tính cách "ăn cay nói nặng" của người Huế, món đặc sản Huế này phải đủ vị, mặn mà và đặc biệt là phải cay thật cay. Khi đến Huế, nếu bạn không dặn kỹ thì bát cơm hến của bạn đảm bảo sẽ khiến bạn bỏng lưỡi mà thôi.
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng ăn cơm hến, bún hến ở mọi tỉnh thành nhưng nếu đã từng một lần thử cơm hến ở Huế, bạn sẽ phải thốt lên rằng "Đây mới là cơm hến đúng chuẩn!". Cũng có lẽ vì cái cay, cái đậm đà hương vị đó mà món đặc sản Huế cơm hến này khiến người khác nhớ mãi không thôi.
Video đang HOT
Bún bò Huế
Khác với người miền Nam, nơi mà tô bún bò Huế có vị ngọt thanh dễ chịu từ xương, người Huế họ dùng xác ruốt để chắt lấy vị cho bát bún. Chính vì thế, bát bún bò Huế truyền thống muốn chuẩn vị là phải mặn nồng, đậm đà hơn nhiều. Một điểm khác biệt giữa bún bò ở Huế với ở những vùng miền khác chính là sợi bún. Với món này, người Huế đặc biệt dùng bún gạo sợi nhỏ, hay còn gọi là bún tươi, loại bún mà bạn thường ăn khi gỏi cuốn, hoặc bún riêu, bún măng.
Bạn muốn thưởng thức món đặc sản Huế này thì phải thật nhanh chân vì bún bò Huế chỉ được bán vào buổi sáng mà thôi. Mỗi sáng, chỉ cần bát bún bò đầy đủ thịt bò, giò heo, chả Huế, chả tôm là đã chứa đủ năng lượng cho một ngày làm việc rồi. Có lẽ một trong những thông tục ưa thích của người dân xứ Cố đô chính là chậm rãi thưởng thức một bát bún bò, nhấm nháp một tách trà và chia sẻ những câu chuyện với nhau.
Mè xững
Mè xửng, hay còn gọi là kẹo mè xửng, là một trong những món ăn luôn xuất hiện trên bàn trà của người Huế. Người Huế xưa thường vừa uống trà, vừa nhâm nhi miếng mè xửng nhỏ, đây cũng là một trong những thú vui tao nhã. Thật ra, ở Huế không vội được đâu, ăn mè xửng cũng thế. Với món đặc sản Huế dinh dính này, bạn chỉ có thể được trong miệng mới có thể cảm nhận hết vị ngọt, cái dẻo và thơm mát mà chúng mang lại.
Do nhu cầu của du khách tăng cao, bạn có thể bắt gặp nhiều loại mè xửng như mè dẻo, mè giòn, mè đen, mè gương. Mỗi loại lại có cái ngon và sự thú vị riêng, tuy nhiên bạn cũng cần cẩn thận khi mua mè xửng về làm quà. Khi mua mè xửng, bạn nên kiểm tra màu sắc và độ dẻo của chúng. Nếu mè xửng có màu vàng trong, khi bóp hoặc bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy, thả tay ra lại trở về hình dạng cũ là mè xửng loại tốt.
Chè Huế
Quả không ngoa khi gọi Huế là kinh đô của các loại chè và chè hẻm là một trong những đặc trưng của xứ Huế. Cứ đi chừng vài bước, bạn sẽ lại bắt gặp một tiệm hoặc gánh chè rong trong hẻm. Chính vì thế, chè trở thành một món đặc sản Huế không thể thiếu trong danh sách những món cần thử của bạn được.
Những món chè ngon và lạ được bán quanh năm suốt tháng có thể kể đến như chè bột lọc thịt quay, chè chuối khoai môn, chè đậu ngự, chè ngô, chè hạt sen... Vào những ngày oi bức mà được thử một bát chè với đá thì mát lạnh không gì sánh được. Mỗi loại chè có một hương vị đặc biệt riêng nên nếu có thời gian thì bạn nhất định phải thử hết nhé.
Nem lụi Huế
Người ta thường kháo nhau rằng nem lụi là một trong những điều tuyệt vời về ẩm thực Huế. Món ăn được chế biến dân dã và đơn giản, nhưng nhờ vào sự thích đậm đà, nhiều hương vị của người Huế mà món đặc sản Huế này có hương thơm có thể khiến lòng thực khách xuyến xao.
Nem lụi Huế thường được ăn kèm với rau sống, thơm, khế, giá, ớt như cuộn thịt của người miền Nam. Điều khác biệt ở món ăn này chính là món nước chấm đặc biệt có tên gọi là "nước lèo".
Trà cung đình
Cũng là một loại thực phẩm được lưu truyền từ trong cung, trà cung đình Huế trước đây được dùng cho các bậc vua chúa với nhiều công dụng bổ dưỡng. Ngày nay, trà cung đình trở thành một đặc sản độc đáo mà nhiều du khách tới đây đều muốn mua về làm quà. Trà có 16 vị thảo dược quý, đây chính là những thành phần làm nên công dụng của trà cung đình: Atisô, cúc hoa, cỏ ngọt, hoài sơn, đẳng sâm, đại táo, hồng táo, hồi hoa, cam thảo bắc, hoa lài, hoa hòe, thảo quyết minh, khổ qua, kỷ tử, vối nụ, tim sen.
Trà có tác dụng giúp ngủ ngon, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, tăng cường sức đề kháng, giảm cholesterol, giúp thanh nhiệt giải độc gan, hỗ trợ điều trị mụn, tốt cho người già, làm đẹp da, giảm cân, giúp trị gút, tăng cường sinh lực cho nam, tốt cho những người sỏi thận, bổ khí huyết. Trà được chế phẩm thành dạng túi, rất tiện lợi để mang đi xa.
Bánh canh Nam Phổ
Bánh canh Nam Phổ xuất phát từ làng... Nam Phổ. Đây là món hàng rong phổ biến tại làng này, một nơi cách trung tâm thành phố khoảng 10 km. Bạn sẽ thấy nước bánh có hơi đục và kẹo do bánh canh Nam Phổ được nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ 3 gạo - 1 lọc.
Nước dùng bánh canh còn có thịt ba chỉ và tôm. Khi ăn, bạn nhớ thêm chút ớt tăng độ cay để cảm nhận trọn vẹn cái ngon đúng chất Huế. Bánh canh Nam Phổ là món đặc sản Huế ưa thích của nhiều khách du lịch và cả người dân địa phương. Cứ mỗi buổi chiều, song song với các gánh chè rong chính là sự hiện diện của những gánh bánh canh Nam Phổ.
Tôm chua Huế
Tôm chua là một món đặc sản Huế bình dị mà bạn khó có thể thấy ở những tỉnh thành khác. Bản thân tôm đã có vị thanh mát, ngọt dịu nay được pha với cay nồng từ các loại gia vị chẳng những không át được vị mát lành vốn có của tôm mà còn thật hài hòa và quyến rũ khi ăn cùng với các món ăn kèm khác.
Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy đây là một món đặc sản Huế đại diện cho nét tính cách cầu kỳ và tỉ mẫn của người dân nơi đây. Khi chế biến, họ đặc biệt không sử dụng loại tôm biển to mà chỉ chọn tôm nước ngọt, tôm sông, tôm đất nhỏ. Lý do là vì tôm nhỏ thì dễ thấm đều gia vị hơn và khi bày biện lên dĩa, chén hay xếp trong hũ trông cũng đẹp mắt hơn.
Tôm chua Huế thường được ăn kèm như gỏi cuốn với thịt luộc, bánh tráng cùng các loại rau sống. Ngoài ra, nếu bạn không có nhiều thời gian để cuốn bánh tráng, bạn cũng có thể ăn tôm chua với cơm nóng.
Kẹo cau
Tên gọi "kẹo cau" xuất phát từ hình dáng giống trái cau của loại kẹo này, trông giống một quả cau được bổ ra. Đây là một thức quà vặt mà trẻ con rất thích, gồm có phần nước đường bên trong màu vàng nhạt đã khô lại, tượng trưng cho hạt cau, còn phần ngoài màu trắng, là thịt cau, làm bằng bột trộn đường.
Món đặc sản Huế này đã xuất hiện từ khá lâu. Ban đầu, kẹo để nguyên viên tròn, thường được gói trong lá chuối khô nhưng ngày nay, kẹo được bổ ra và gói trong giấy bóng kiếng sạch sẽ. Bạn dễ dàng mua kẹo cau ở các khu chợ lớn nhỏ, các quầy tạp hóa, hoặc ngay tại các điểm tham quan.
Các loại bánh Huế
Bên cạnh cơm hến, bún bò, các loại bánh cũng trở thành biểu tượng của ẩm thực Huế. Bánh cổ truyền thì đâu đâu cũng có nhưng dường như qua bàn tay chế biến tinh tế của người đầu bếp đất cố đô, các món ăn vặt dân dã lại trở nên ngon miệng hơn. Mỗi món bánh đều có kích thước nhỏ xinh, hương vị khác nhau. Cách ăn cũng có phần cầu kỳ hơn, mỗi loại bánh lại có loại nước chấm khác nhau đi kèm.
Bánh bèo chén mát mát, rắc thêm chút ruốc tôm đậm đà. Bánh bột lọc được gói trong lá dong, dẻo dai bột bánh, bên trong có một con tôm mằn mặn, chấm với nước mắm chua ngọt. Bánh ram ít được làm từ gạo nếp, bột tôm, bột đậu xanh, tôm, thịt ba chỉ... Phía dưới là một miếng bánh ram giòn giòn, chấm cùng nước chấm chua ngọt nhưng vị đậm hơn. Bánh nậm được bọc bằng lá dong thành hình chữ nhật nhỏ xinh và ăn kèm với chả tôm, nước chấm vừa đủ đậm đà nên không bị ngấy.
Ngày nay, thật không khó để bạn có thể thử các món ăn Huế ở bất kỳ tỉnh thành nào bạn đến, nhưng sẽ thật lãng phí nếu đã đến Huế mà lại chưa thử đúng đặc sản Huế. Đậm đà và đủ hương - sắc - vị là những gì bạn sẽ nhớ về ẩm thực nơi đây.
Bánh xèo ngày mưa Mỗi lúc trời mưa rả rích, tôi lại nhớ quay quắt món bánh xèo của mẹ. Bánh xèo của mẹ thời đó, dù được chúng tôi xem như "đại tiệc", nhưng vẫn không nhiều nhưn thịt và tôm như bây giờ, mỗi cái bánh mẹ chỉ có vài lát thịt ba chỉ, hai con tôm đất nho nhỏ. Dù vậy nhìn rất hấp...