Huế: Nam sinh lớp 9 chế tạo ô tô điện từ gỗ và phế liệu để chở các em nhỏ đi học
Ở tuổi 15 ăn chưa no, lo chưa tới nhưng cậu học trò lớp 9 ở Huế đã tự tay chế tạo thành công 2 chiếc ô tô điện đa năng từ các thiết bị điện tử mua ở kho phế liệu và những mảnh gỗ bỏ đi.
Sáng chế ra các đồ chơi điện tử từ khi học lớp 3, với nhiều người, đây quả là một câu chuyện khó tin, tuy nhiên, sự sáng tạo vốn không phụ thuộc vào tuổi tác.
Về xã Vinh Thanh (huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế), hỏi Lê Thanh Ân (SN 2003), cậu học trò chế tạo những chiếc ô tô điện đa năng, mọi người đều hết lời khen ngợi. Từ khi mới học lớp 3, Ân đã có thể làm ra những chiếc ô tô, xe máy, máy bay điều khiển mô hình để chơi. Đặc biệt, chiếc ô tô điện đa năng của nam sinh lớp 9/4, Trường Trung học cơ sở Vinh Thanh đã đạt giải cao trong các cuộc thi sáng tạo khoa học.
Chiếc xe ô tô điện bằng gỗ do cậu học trò trung học chế tạo.
Ân là con đầu trong gia đình có 3 anh chị em. Từ nhỏ Ân đã đam mê chế tạo và xem những chiếc ô tô đồ chơi mà bố mẹ mua cho như “báu vật”. Chính vì vậy, em luôn ao ước sẽ sở hữu một chiếc ô tô do chính tay mình tạo ra.
Để thỏa niềm đam mê, đầu năm học lớp 7, Ân bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc xe điện đa năng, có thể cắt cỏ, làm đường, phục vụ cho người khuyết tật đi lại.
Chiếc xe có 2 bộ phận chính là chuyển động bằng mô tơ và hệ thống lái. Cạnh vô lăng có 2 công tắc bật đèn pha và đèn xi nhan. Ngoài ra, còn có thêm 2 công tắc, một là nút tắt động cơ, còn lại là điều chỉnh lên xuống phần cắt cỏ và phần chà đường…
Chiếc xe điện đa năng dành cho người khuyết tật của Ân đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo huyện Phú Vang và giải khuyến khích cấp tỉnh.
Không chỉ phục vụ cho người khuyết tật đi lại, chiếc xe còn có thể ứng dụng để cắt cỏ, chà đường…
Nguyên lý vận hành chiếc xe cũng rất đơn giản, chỉ cần mở khóa, nhấn gas rồi gạt cần số tới thì xe sẽ chạy về phía trước và gạt ngược lại thì xe sẽ lùi lại sau. Khi không cần sử dụng đến, có thể tháo bộ phận cắt cỏ trên xe ra để người khuyết tật có thể dùng di chuyển dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Năm 2016, Ân đã đại diện cho huyện Phú Vang tham dự cuộc thi sáng tạo thanh niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên – Huế với sản phẩm “Máy điện đa năng” dùng cho người khuyết tật và vinh dự đạt giải Khuyến khích. Trước đó, sản phẩm này của em cũng giành giải Nhất trong cuộc thi sáng tạo cấp huyện.
Hoàn thành chiếc “ô tô trong mơ” với 3 triệu đồng
Từ thành công này, Ân tiếp tục mày mò thiết kế mô hình “chiếc ô tô trong mơ” của mình. Sau hơn 3 tuần cần mẫn nghiên cứu và tận dụng đồ phế liệu để chế tạo, chiếc ô tô điện chạy bằng khung gỗ độc đáo của Ân cũng được hoàn thành trong sự trầm trồ thán phục của gia đình và bà con lối xóm.
Xe có chiều dài khoảng 1,3m, chiều rộng 0,8m, chiều cao 0,5m, chạy bằng bình điện ắc quy 24V, chở được 2 người, với tốc độ 30km/giờ.
Đặc biệt là xe chạy bằng điện nên không có khói bụi và thân thiện với môi trường.
Khung xe được làm bằng những thanh gỗ phế phẩm mà Ân xin từ xưởng mộc của cha. Bình ắc quy được mua lại từ bãi phế liệu gần nhà, còn 4 bánh xe và các phụ kiện khác em tự tìm mua ở “chợ trời”. Chỉ những bộ phận quan trọng để đạt được chất lượng tốt nhất cho xe thì Ân mới mua phụ kiện mới để lắp ráp. Do vậy, tổng chi phí chế tạo nên chiếc xe đặc biệt này chỉ chưa tới 3 triệu đồng.
về niềm đam mê cũng như quá trình lắp ráp, chế tạo ô tô, Ân cho biết mình gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng như bỏ cuộc. Do phải đi học nên em chỉ tranh thủ thời gian nghỉ để làm. Ngoài ra, ban đầu cha mẹ cũng phản đối việc chế tạo ô tô, bởi sợ em lơ là việc học và không đủ khả năng để làm việc này. Tuy nhiên, khi chiếc xe đi vào vận hành đã xóa tan mọi nghi ngờ trước đó.
Hiện chiếc xe này được Ân sử dụng để đi lại trong làng xã, đưa đón các em nhỏ đi học, đi chơi và giúp bố mẹ vận chuyển hàng hóa.
“Những kiến thức chế tạo ô tô và các sản phẩm của mình đều do em tự mày mò và tìm học trên internet. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm thì em gặp rất nhiều khó khăn và phải tháo ra lắp vào nhiều lần những chi tiết thiết kế, tính toán chưa phù hợp. Em mong muốn sẽ tiếp tục sáng tạo thêm nhiều sản phẩm có tính ứng dụng thực tế cao, cũng như nỗ lực cố gắng học tập để sau này trở thành một nhà sáng chế”, Ân tâm sự.
Với ngọn lửa đam mê khoa học cháy bỏng, Ân đang ấp ủ nhiều mô hình với mong muốn chế tạo thêm nhiều sản phẩm hữu ích.
“Tôi và vợ càng cấm thì nó càng làm”
Nói về niềm đam mê sáng tạo của con trai, ông Lê Thanh Châu (37 tuổi, cha của Ân) cho biết, thời gian đầu, gia đình đều phản đối việc Ân làm ôtô. Tuy nhiên, thấy Ân quá đam mê nên dần dần mọi người mới tạo điều kiện.
“Khi nghe con thủ thỉ xin 3 triệu đồng để mua linh kiện làm ô tô. Tôi và vợ liền phản đối, vì chỉ muốn con chú tâm vào việc học. Nhưng càng cấm nó lại càng làm, còn nhịn cả ăn sáng dành tiền mua đồ về để chế xe ô tô. Thấy con đam mê quá, nhiều đêm còn trốn cha mẹ, lén ngồi chong đèn thiết kế ô tô nên tôi đã đồng ý cho con tiền nhưng vẫn không tin là nó có thể chế được chiếc ô tô như thế này. Đến khi con thành công và lái chiếc ô tô chạy quanh xóm rồi sau đó đạt giải nữa khiến gia đình tôi vui lắm…”.
Đặc biệt, ngoài “máy điện đa năng”, “ô tô khung gỗ chạy bằng điện”, Ân còn chế tạo nhiều sản phẩm khác có tính ứng dụng vào đời sống như máy bay điều khiển, xe mô tô, bè cho cá ăn chạy bằng điện. Trong đó, sản phẩm “Tàu chạy trên nước” đã được một người dân nuôi tôm trong địa phương mua về để sử dụng. Hay xe cắt cỏ đã được dùng để cắt cỏ ở sân bóng đá, vệ sinh các con đường ở thôn 5 (xã Vinh Thanh).
Thầy Võ Văn Cần, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Vinh Thanh cho biết: “Ân là một học sinh chăm ngoan, lễ phép và rất sáng tạo. Chiếc xe do Ân chế tạo là một sản phẩm tốt, được làm bằng nguyên vật liệu tận dụng từ phế liệu và có tính ứng dụng cao. Tôi tin rằng Ân sẽ tiếp tục phát triển sức sáng tạo và đam mê của mình để đạt được nhiều thành công.”.
Theo Trí Thức Trẻ
Tình bạn cảm động: 8 năm cõng bạn đến lớp
Suốt 8 năm qua, nhờ có Hiếu mà Minh dù đôi chân tật nguyền vẫn đều đặn đến trường không nghỉ một buổi nào. Hàng ngày, Hiếu cố gắng dậy thật sớm phụ giúp bố mẹ làm việc nhà rồi đạp xe qua đón Minh đi học. Tới trường, Hiếu cõng Minh từ nhà để xe lên lớp học...
8 năm qua, Hiếu đều đặn cõng Minh đến trường
Câu chuyện về tình bạn giữa Nguyễn Tất Minh và Nguyễn Minh Hiếu (lớp 10A6, trường THPT Triệu Sơn 5, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) đẹp như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường khiến ai biết cũng đều cảm động.
Hình ảnh Hiếu cõng Minh đến lớp vào mỗi buổi sáng đã quá quen thuộc đối với học sinh và giáo viên ở ngôi trường THPT Triệu Sơn 5. Điều đặc biệt là dù trời nắng hay mưa, cả hai chưa một lần đi học muộn hay nghỉ không lý do.
8 năm qua, mỗi ngày, cậu học trò nghèo Nguyễn Minh Hiếu lại cõng bạn đến trường. Dường như, nghị lực và niềm tin đã tiếp thêm cho Minh - người bạn tật nguyền sức mạnh vượt qua muôn vàn khó khăn trong cuộc sống.
Nguyễn Tất Minh sinh ra trong gia đình nghèo (ở xóm 1, xã Đồng Thắng (Triệu Sơn, Thanh Hóa), ngay từ khi lọt lòng Minh đã không may mắn như bao đứa trẻ khác. Đôi bàn chân tật nguyền đã không thể đi lại được, cánh tay phải cũng chẳng thể cử động cầm, nắm.
Dù vậy, lớn lên thấy các bạn được đi học, Minh cũng ước ao được đến trường đến lớp, được học chữ. Gạt qua những khó khăn tật nguyền, Minh quyết tâm đi học.
Những ngày đầu đến lớp với Minh vô cùng khó khăn. Để có thể duy trì đi học, cầm bút viết đã là một sự cố gắng vô biên đối với cậu bé tật nguyền này. Ấy thế mà, không những có thể biết đọc, biết viết, suốt những năm đi học, không năm nào Minh không được giấy khen vì học lực khá, giỏi.
Minh cho biết để có được thành quả học tập ngày hôm nay là nhờ công rất lớn ở Hiếu
Thành quả học tập đó, Minh tự hào cho biết đó là phần lớn công ở người bạn thân của mình - Nguyễn Minh Hiếu. Thấu hiểu tình cảnh éo le của Minh, 8 năm đằng đẵng Hiếu đã tự nguyện làm đôi chân giúp Minh đến trường.
Hàng ngày, Hiếu cố gắng dậy thật sớm phụ giúp bố mẹ làm việc nhà rồi lại đạp xe qua đón Minh đi học. Tới trường Hiếu lại cõng Minh từ nhà để xe lên lớp học.
Nguyễn Tất Minh : "Nhiều lúc nhìn thấy các bạn chạy tung tăng nô đùa ngoài sân trường, em cũng buồn lắm nhưng sự quan tâm của thầy, cô giáo cũng như nhiều bạn học trong lớp, đặc biệt là bạn Hiếu luôn ở bên động viên khiến em quên đi nỗi đau tật nguyền của mình mà tiếp tục cố gắng hơn nữa trong học tập".
Minh cũng cho biết, ước mơ sau này của em là thi đậu vào trường Đại học Công nghệ thông tin để không phụ lòng bố mẹ cũng như bạn bè, thầy, cô kỳ vọng về mình.
Bộc bạch về người bạn đã gắn bó với mình suốt 8 năm qua, Hiếu cho biết: "Thấy Minh dù bị tật nhưng vẫn khát khao được học nên em rất khâm phục. Em và Minh hứa sẽ cùng nhau cố gắng trên hành trình chinh phục ước mơ".
Minh được tuyên dương trong lễ khai giảng năm học do nghị lực phi thường và điểm số thi vào rất cao
Nói về đôi bạn cùng tiến, thầy Nguyễn Tài Quyển - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Minh và Hiếu là tấm gương sáng giàu nghị lực trong cuộc sống. Các em đã chứng tỏ cho các bạn trong trường thấy về tình thương và nghị lực vươn lên số phận.
Đối với em Minh đợt thi tuyển vào lớp 10 vừa qua, em đạt gần 40 điểm, một số điểm rất cao. Trong lễ khai giảng năm học mới, nhà trường đã có phần quà trao cho em và miễn giảm học thêm, học phí...trong quá trình học tập tại trường. Riêng em Hiếu là người "tiếp lửa" và đồng hành với Minh trên con đường đến trường cũng như các hoạt động khác tại trường nên Ban giám hiệu cũng như Hội Cha, mẹ học sinh nhà trường thống nhất tạo điều kiện, hỗ trợ miễn giảm một số khoản cho em Hiếu".
Theo Dân Trí
Đi học là hạnh phúc Đó là triết lí của nền giáo dục Bắc Âu được bởi các chuyên gia đến từ các nước Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy tại Hội thảo quốc tế về quản trị trong nhà trường phổ thông diễn ra sáng nay 10/1 tại Hà Nội. ảnh minh họa Hội thảo được tổ chức bởi Đại sứ quán Thụy Điển, Tổ chức Education...