Huế lên phương án dạy học trực tuyến nếu tình trạng nghỉ học vì dịch kéo dài
Trong trường hợp tình trạng nghỉ học kéo dài vì dịch bệnh, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế sẽ chuẩn bị mọi phương án, sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến.
Nhằm phòng, chống dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra, từ ngày 4/2 đến hết ngày 9/2, toàn bộ học sinh tại các trường học, cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được nghỉ học.
Giáo viên tuyên truyền về cách phòng chống dịch do virus Corona cho học sinh.
Ông Nguyễn Tân – Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho biết, do Thừa Thiên Huế là vùng hay bị ảnh hưởng bão lũ nên hàng năm, ngành giáo dục tỉnh đã có bố trí thời gian dự phòng vào học sớm hơn trước khai giảng từ 1 đến 2 tuần. Năm nay, địa phương không gặp các sự cố về mưa lũ cộng với việc nghỉ Tết đúng theo lịch của Bộ GĐ&ĐT vì vậy việc nghỉ học hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến chương trình chung.
Ông Tân cũng thông tin thêm, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường, hiện tại Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế đã yêu cầu cán bộ giáo viên trong thời gian này chuẩn bị mọi phương án, sẵn sàng cho việc tổ chức dạy trực tuyến nếu tình trạng nghỉ học kéo dài. Tất cả các phương án đã được chuẩn bị để toàn ngành không bị động.
Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động trong toàn đơn vị thực hiện các biện pháp sát trùng, diệt khuẩn, vệ sinh môi trường cơ quan, trường học, đồng thời có phương án chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất như khẩu trang, xà phòng rửa tay… để đảm bảo sau khi trở lại trường học sinh sẽ có đủ khẩu trang bảo vệ và xà phòng để vệ sinh tay.
Triển khai phun thuốc diệt khuẩn và vệ sinh lớp học, dụng cụ, nhất là đồ chơi, đồ dùng cá nhân của các cháu ở bậc học mầm non… nhằm đảm bảo an toàn và không để dịch bệnh lây lan trong trường học.
Phối hợp cơ quan y tế địa phương để tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ quản lý, nhân viên y tế học đường về phòng chống dịch. Đặc biệt, chủ động nắm thông tin về tình hình sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong đơn vị để kịp thời báo cáo cơ quan y tế và cơ quan chủ quản trong các tình huống phát sinh.
Tuyệt đối không tập trung học sinh để dạy học hoặc sinh hoạt dưới bất cứ hình thức nào. Rà soát điều chỉnh các hoạt động giáo dục của nhà trường phù hợp, đồng thời xây dựng phương án dạy bù để đảm bảo tiến độ chương trình chung.
Video đang HOT
Tuy vậy có một thực trạng là việc học sinh được nghỉ gần 1 tuần liên tục tránh dịch bệnh virus Corona, để dễ quản lý cũng như không muốn con “hổng” kiến thức kéo dài, một số phụ huynh vẫn chủ quan cho con mình đi học thêm. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều giáo viên, trung tâm dạy thêm đã không cho học sinh nghỉ học.
Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho hay, ở Huế vấn đề dạy thêm, học thêm chưa đến mức nhức nhối, nhưng quan điểm của Sở luôn cương quyết, mạnh tay. Những ngày học sinh được nghỉ phòng tránh dịch bệnh do virus Corona, Sở sẽ đẩy mạnh, kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm chấn chỉnh việc này.
Hiện Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế đã giao trách nhiệm cho Thanh tra Sở và phòng GDCN-GDTX tăng cường kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý đối với các đơn vị, trung tâm tập trung học sinh, học viên không quy định.
Lê Chung
Theo toquoc.vn
Học sinh học yếu và nghèo đang được học phụ đạo thế nào?
Vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh học yếu, kém con nhà nghèo dù muốn cũng chẳng thể được đi học thêm.
Trong khi tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan và khó kiểm soát như hiện nay (dạy thêm tại nhà, tại trung tâm và tại trường) thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh học yếu, kém con nhà nghèo dù muốn cũng chẳng thể được đi học thêm.
Hiện vẫn còn một bộ phận học sinh yếu, kém muốn học thêm cũng không được vì nghèo (Ảnh minh họa: Kênhtuyensinh)
Vì thế, trò học càng ngày càng yếu nên nhiều em thường nghỉ học là chuyện bình thường.
Nhiều trường học cũng "chối bỏ" việc dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém
Học sinh đi ôn thi học sinh giỏi sẽ không phải nộp tiền. Giáo viên ôn luyện đội tuyển sẽ được nhà trường trả tiền công bồi dưỡng dạy tăng tiết.
Số tiền này được trích ra từ ngân sách hoạt động của trường. Nhiều trường khá chịu chi, không sợ tốn kém miễn sao mang lại thành tích tốt sau kỳ thi là được.
Có những môn thi như Địa, Lịch sử...chỉ có vài ba em trong đội tuyển nhưng giáo viên dạy ôn thi vẫn nhận chế độ bồi dưỡng như những lớp Toán, Anh hàng chục em.
Thế nhưng học sinh yếu kém của trường (số này không ít nếu đánh giá thẳng tay) sẽ không được nhiều trường quan tâm mở lớp dạy phụ đạo miễn phí.
Nhà trường có tổ chức dạy phụ đạo nhưng kiểu học đại trà buổi chính khóa bao nhiêu bạn thì buổi phụ đạo cứ y chang như thế.
Học sinh theo học những lớp phụ đạo này cũng phải nộp tiền ít nhất là 200 ngàn/môn/tháng.
Những em không có tiền dù muốn học cũng chẳng có cơ hội.
Gia đình nỗ lực là chính
Những em có lực học yếu kém thuộc gia đình khá giả sẽ được ba mẹ gửi cho đi học kèm (một kèm một) với mức học phí khủng từ 2-3 triệu đồng/tháng.
Số nữa học theo nhóm với học phí khoảng 500 ngàn đồng/tháng, số nữa cũng chỉ học đại trà 200-300 ngàn đồng/tháng. Và số còn lại không có tiền nên chẳng được đi học.
Cũng có những thầy cô giáo thấu hiểu hoàn cảnh các em nên miễn hoặc giảm học phí. Thế nhưng số lượng học sinh nhận được đặc ân này cũng không nhiều.
Vốn học yếu, kém đã lười học sẵn, nay gia đình không có điều kiện càng có cớ không đi. Thế là lên lớp gần như ngồi chơi nhưng cuối năm vì chỉ tiêu các em vẫn được lên lớp.
Thật sự vì học sinh như khẩu hiệu đưa ra nhà trường và giáo viên sẽ làm được
Mỗi trường cần dành một khoản kinh phí để bồi dưỡng cho giáo viên dạy phụ đạo (ít nhất cũng đủ tiền xăng xe đi lại).
Lớp học phụ đạo được tổ chức miễn phí cho học sinh yếu kém.
Mỗi giáo viên cần hy sinh một chút thời gian để dành phụ đạo cho các em.
Ví như, mỗi tuần mỗi giáo viên Toán, Anh văn, Lý, Hóa, Sinh, Văn...sẽ dành cho nhà trường 1 tiết dạy miễn phí. Nhà trường sẽ lên lịch mỗi tuần học 2- 3 buổi, tập trung tất cả học sinh yếu kém theo từng môn để dạy miễn phí.
Nội dung dạy là những kiến thức đã học, những kiến thức còn hổng ở lớp dưới và những kiến thức đã vừa học qua.
Với kiểu tổ chức dạy phụ đạo như thế này, chắc chắn học sinh yếu kém sẽ có cơ hội đi học và chất lượng học tập của các em sẽ được cải thiện triệt để.
Trúc Mai
Theo giaoduc.net.vn
Học sinh Cà Mau được nghỉ Tết Nguyên đán 14 ngày Tết Nguyên đán 2020, học sinh ở tỉnh Cà Mau được nghỉ học 14 ngày. Học sinh của tỉnh Cà Mau được nghỉ Tết Canh Tý 14 ngày - GIA BÁCH Ngày 31.12, ông Phạm Hoàng Gan, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, cho biết đơn vị này vừa thông báo về thời gian nghỉ tết của học sinh, giáo viên...