Huawei xem xét việc bán chip Kirin, nhưng chỉ dành cho thiết bị IoT
Chip Kirin được xem là “đặc sản” khi nhắc đến các thiết bị của Huawei. Bản thân Huawei luôn xem chip Kirin là tài sản trí tuệ quan trọng thay vì muốn thương mại. Do đó, tuyên bố mới nhất của CEO Richard Yu đã khiến nhiều người rất ngạc nhiên.
Richard Yu, Giám đốc sản phẩm tiêu dùng của Huawei tuyên bố rằng Huawei hiện đang xem xét việc bán chip Kirin của hãng cho các ngành công nghiệp khác, điển hình như các mục đích sử dụng trong lĩnh vực IoT.
Trong quá khứ, Huawei không mấy vui khi người khác hỏi về chuyện thương mại chip Kirin. Nói chi đâu xa mới năm ngoái thôi, Giám đốc sản phẩm cao cấp Brody Ji tuyên bố: “Đối với Huawei, chip Kirin không phải để bán mà là một sản phẩm, công nghệ đóng vai trò giúp Huawei cạnh tranh với các thương hiệu smartphone của đối thủ”.
Bây giờ câu hỏi lớn được đặt ra là tại sao CEO Richard Yu lại muốn bán chip Kirin? Thứ nhất, có thể vì lệnh cấm thương mại từ Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến doanh thu của Huawei trên thị trường quốc tế. Do đó, hãng mới có động thái bán chip Kirin để bù vào khoản thất thu này. Thứ hai, đơn giản là Huawei đã suy nghĩ thoáng hơn và muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Theo đó, việc thương mại chip Kirin sẽ giúp Huawei mở rộng quan hệ đối tác với các công ty khác trong tương lai. Từ lần ra mắt Honor Smart Screen TV gần đây, Huawei muốn xây dựng một hệ thống kết nối thông minh cho phép nhiều thiết bị khác nhau có thể giao tiếp tự do. Nó thậm chí còn mở ra cơ hội cho Huawei tiếp thị Harmony OS hiệu quả hơn, cho phép tỷ lệ chấp nhận cao hơn và nhanh hơn.
Theo Thế Giới Di Động
Video đang HOT
CEO Huawei: Không khó để thay thế Android bằng HarmonyOS (trước đó là HongmengOS)
Như vậy, sau một thời gian thuộc diện tin đồn, hệ điều hành riêng của Huawei đã chính thức được họ ra mắt với tên gọi HarmonyOS (trước đó là HongmengOS).
Phát biểu trước báo chí, CEO Richard Yu cho biết HarmonyOS có thể được sử dụng cho nhiều thiết bị khác nhau, từ smartphone đến loa thông minh và thậm chí là cảm biến. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển IoT (Internet of Things - Vạn vật kết nối internet) của hãng.
Trước tiên, HarmonyOS, hay HarmonyOS sẽ được sử dụng cho các "sản phẩm màn hình thông minh", chẳng hạn như TV vào cuối năm nay. Trong 3 năm kế tiếp, hệ điều hành sẽ được mang lên các thiết bị khác, bao gồm thiết bị đeo và bộ phận xe hơi.
Bên cạnh đó, hệ điều hành ban đầu sẽ cập bến Trung Quốc và sẽ sớm phát hành ra thị trường toàn cầu.
HarmonyOS hoạt động như thế nào?
HarmonyOS dựa trên mã nguồn mở, đồng nghĩa về mặt lý thuyết, các nhà sản xuất khác có thể sử dụng để phát triển giao diện riêng. Điều này sẽ giúp tăng quy mô và thu hút nhiều nhà phát triển tạo ứng dụng cho hệ điều hành. Nên nhớ, có một số lượng lớn các ứng dụng hữu ích là điều quan trọng để bất kỳ hệ điều hành nào gặt hái được thành công.
Theo tiết lộ từ CEO Yu được CNBC ghi nhận, nhiều nhà sản xuất có mối quan tâm đặc biệt đến HarmonyOS. Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ danh tính cụ thể.
Theo ông Yu, các hệ điều hành hiện nay - bao gồm cả Android và iOS, không phục vụ cho số lượng lớn các thiết bị khác nhau được kết nối với internet.
Mục đích của HarmonyOS là tạo ra một phần mềm duy nhất hoạt động trên tất cả các thiết bị, từ điện thoại thông minh và máy tính xách tay có bộ nhớ và năng lượng lớn cho đến phần cứng nhỏ hơn, yêu cầu băng thông thấp hơn như cảm biến.
Khả năng kiểm soát trải nghiệm trên phần cứng và phần mềm có thể giúp Huawei tạo ra các sản phẩm khác biệt. Đó là công thức đã giúp Apple tìm thấy thành công với hệ điều hành iOS cùng chip A-series và Huawei hoàn toàn có thể noi theo với HarmonyOS và những con chip Kirin.
Huawei có thể nhanh chóng chuyển sang HarmonyOS nếu muốn
Hồi tháng 5, CEO Yu tuyên bố hệ điều hành riêng của Huawei sẽ sẵn sàng tích hợp cho điện thoại thông minh và máy tính xách tay vào cuối năm nay tại Trung Quốc và giữa năm 2020 cho các thị trường quốc tế.
Ông cũng nhấn mạnh việc hệ điều hành sẽ chỉ được sử dụng cho smartphone và laptop nếu Huawei không thể sử dụng hệ điều hành Android của Google hoặc Windows của Microsoft.
Hiện nay, các dịch vụ của Google vẫn bị chặn ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Huawei sử dụng một phiên bản Android đã được sửa đổi tại đây, việc không có quyền truy cập vào Google ở Trung Quốc không phải là vấn đề lớn đối với người dùng ở quốc gia này.
Tuy nhiên, nếu Huawei bị cấm sử dụng Android trên phạm vi quốc tế, giới phân tích cho biết điều đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh smartphone của hãng ở nước ngoài. Do vậy, việc sẵn sàng chuyển sang HarmonyOS là rất cần thiết.
Về vấn đề trên, CEO Yu nhấn mạnh việc công ty thích sử dụng Android trên điện thoại thông minh hơn, nhưng nếu phải chuyển sang HarmonyOS, họ sẽ không gặp khó khăn - chỉ mất 1 hoặc 2 ngày để thực hiện.
"Nếu chúng tôi không thể sử dụng Android trong tương lai, chúng tôi có thể chuyển ngay sang HarmonyOS" - Yu khẳng định.
Neil Shah, nhà phân tích của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho biết hệ điều hành HarmonyOS là cơ hội lớn của Huawei để tạo ra một nền tảng thống nhất trên các thiết bị khác nhau.
Tuy nhiên, thành công của họ trong lĩnh vực smartphone sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc HarmonyOS có thể nhận được sự hỗ trợ của giới phát triển hay không, bởi hiện nay, dịch vụ của Google vẫn có chất lượng và gắn bó với người dùng hơn, điều mà Huawei đang thiếu.
Bạn nhận định như thế nào về triển vọng phát triển của HarmonyOS? Liệu hệ điều hành của Huawei có đủ sức cạnh tranh cùng Android và iOS?
Theo FPT Shop
Huawei sẽ sớm ra mắt chipset HiSilicon cho smartphone giá rẻ Huawei là một trong số ít công ty tự sản xuất chipset cho riêng mình khi sở hữu bộ phận bán dẫn HiSilicon có khả năng cung cấp chip xử lý cho hàng triệu smartphone của hãng. Theo Android Authority, Huawei đang lên kế hoạch trang bị chip Kirin trên 60% thiết bị smartphone bán ra vào nửa cuối năm nay, cao hơn...