Huawei vượt Qualcomm, trở thành nhà cung cấp chip số một Trung Quốc
Đây là lần đầu tiên HiSilicon, đơn vị thiết kế bán dẫn của Huawei, vượt qua Qualcomm về số lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm nay.
Ông Richard Yu, Giám đốc kinh doanh tiêu dùng của Huawei, phát biểu trong buổi giới thiệu chip Kirin 990 5G tại hội trợ công nghệ IFA ở Berlin (Đức) năm 2019
Cụ thể, HiSilicon đã xuất xưởng 22,21 triệu bộ xử lý điện thoại thông minh trong quý 1/2020, gần bằng với số lượng sản phẩm được vận chuyển trong cùng kỳ năm ngoái, CNBC dẫn một báo cáo mới của công ty nghiên cứu CINNO Research có trụ sở tại Trung Quốc cho biết. HiSilicon đã nỗ lực tăng thị phần của mình lên 43,9% từ mức 24,3% trong quý đầu năm 2019. Chip được dùng trong điện thoại thông minh của Huawei do HiSilicon thiết kế được lấy tên thương hiệu là Kirin.
CINNO không tiết lộ số liệu giao hàng cụ thể của Qualcomm, nhưng nói rằng thị phần của hãng bán dẫn Mỹ đã giảm xuống còn 32,8% trong quý đầu năm nay, ít hơn đáng kể so với 48,1% trong cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do tác động của dịch Covid-19 lên thị trường điện thoại thông minh của Mỹ đã tấn công vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của Qualcomm.
Sự phát triển của HiSilicon tại Trung Quốc đã phản ánh một thực tế là Huawei ngày càng tập trung vào thị trường trong nước, đặc biệt kể từ khi bị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa vào danh sách đen hồi tháng 5.2019. Một quyết định khiến Huawei bị hạn chế quyền truy cập vào công nghệ Mỹ, bao gồm cả việc sử dụng hệ điều hành Android.
Sau khi bắt đầu tăng gấp đôi sự tập trung vào Trung Quốc, thị phần của Huawei trên thị trường điện thoại thông minh đã tăng lên. Trong quý đầu năm nay, các đơn hàng điện thoại thông minh của hãng này đã tăng 6% so với năm ngoái, theo báo cáo công bố hôm 29.4 của Counterpoint Research. Nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới cũng đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các thiết bị bán dẫn của Mỹ bằng cách dùng chip điện thoại thông minh của mình.
Video đang HOT
Cùng với điện thoại thông minh, thị phần bộ xử lý điện thoại thông minh của Huawei ở quê nhà cũng tăng lên, với phần lớn khoản kiếm được là từ khách hàng quan trọng của Qualcomm. Tháng 8.2019, Steve Mollenkopf, Giám đốc điều hành Qualcomm, cho biết quyết định tập trung vào thị trường Trung Quốc của Huawei đã làm tổn thương công ty ông. Hãng bán dẫn Mỹ vốn là nhà cung cấp chip cho các đối thủ trong nước của Huawei, bao gồm Xiaomi và Oppo.
“Sau khi bị cấm xuất khẩu, Huawei đã chuyển trọng tâm xây dựng thị phần sang thị trường Trung Quốc, nơi chúng tôi không có được lợi ích tương ứng trong doanh thu sản phẩm hoặc giấy phép”, ông Mollenkopf nói với các nhà đầu tư.
Một năm kể từ ngày "công chúa" bị bắt, Huawei vẫn đang chật vật tìm lối thoát
Ngày 1/12 năm ngoái, khi "công chúa" Huawei Mạnh Vãn Châu bước ra khỏi chiếc máy bay Cathay Pacific ở Vancouver (Canada) lạnh lẽo, bà không hề biết rằng mình sắp trở thành một "con tốt" trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Huawei vẫn nằm trong danh sách đen của Mỹ và bị hạn chế tiếp cận các công nghệ Mỹ
Ban đầu, sau khi lên máy bay ở Hồng Kông, bà Mạnh Vãn Châu - giám đốc tài chính của công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei Technologies và là con gái của người sáng lập công ty Nhậm Chính Phi - tỏ ra rất háo hức khi chuẩn bị đến vùng đất đầy ánh nắng mặt trời ở Mexico và nghĩ rằng bà chỉ dừng chân tại thành phố ven biển Canada một thời gian ngắn.
Ba giờ sau, khi bị các quan chức nhập cư Canada bắt giữ và thẩm vấn về vai trò của bà tại Huawei và kiểm tra hành lý, bà Mạnh bị bắt theo yêu cầu của Washington.
Vụ bắt giữ không được công khai cho đến ngày 5/12. Các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp ngay lập tức. Các thủ tục tố tụng tại tòa án sau đó cho thấy Mỹ đã ban hành lệnh bắt giữ đối với bà Mạnh vài tháng trước đó với lý do bà che đậy những hành vi của các công ty liên kết với Huawei để bán thiết bị cho Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia đó.
Paul Haswell, một đối tác tư vấn cho các công ty công nghệ tại công ty luật quốc tế Pinsent Masons cho biết, đó là thời điểm cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc nhận được sự chú ý của quốc tế. "Tôi nghĩ rằng vụ bắt giữ bà Mạnh là lần đầu tiên Mỹ có cách tiếp cận mạnh mẽ như vậy chống lại một công ty công nghệ lớn của Trung Quốc", ông nói.
Haswell chỉ ra rằng tranh chấp công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã được kích hoạt khoảng hai thập kỷ trước đó, khi mối lo ngại ngày càng gia tăng về các hoạt động chuyển giao công nghệ bắt buộc của Trung Quốc. Các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và chiến thuật định giá của các nhà cung cấp công nghệ Trung Quốc, vốn cung cấp sản phẩm của họ rẻ hơn so với các đối tác phương Tây, càng khiến cuộc xung đột trở nên trầm trọng hơn.
Kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ hơn một năm trước, chính quyền Trump đã nhân đôi chương trình nghị sự của mình bằng cách tuyên chiến với các công ty công nghệ Trung Quốc dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia. Các hành động của Mỹ chống lại Huawei, hãng bị nghi ngờ là một "tay trong" của các hoạt động gián điệp, đã leo thang kể từ đó.
Bà Mạnh Vãn Châu vẫn đang bị bắt giữ tại Canada
Vào tháng 5, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai đã bị đưa vào "danh sách đen", hạn chế tiếp cận các thành phần công nghệ cao của Mỹ như chip và phần mềm. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến khẳng định Washington không có bằng chứng cáo buộc các sản phẩm của Huawei được sử dụng để làm gián điệp cho Trung Quốc.
Lệnh cấm thương mại dự đoán đã khiến các nhà cung cấp dịch vụ của Mỹ cho Huawei thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm. Một số quan chức Mỹ cảnh báo rằng những hạn chế sâu rộng có thể làm tê liệt ngành công nghiệp công nghệ của đất nước. Tuy nhiên, những người cứng rắn ở Washington tiếp tục khẳng định Trung Quốc là mối đe dọa an ninh cần phải giải quyết.
Vụ bắt giữ bà Mạnh cũng thúc đẩy Nhậm Chính Phi, người sáng lập và là giám đốc điều hành Huawei, người đứng đầu và là trung tâm trong các nỗ lực quan hệ truyền thông của công ty. Trước đó, Nhậm Chính Phi bằng lòng để cấp dưới của mình đứng ra trong các cuộc nói chuyện. Nhưng giờ ông có mặt khắp mọi nơi, khi những cơn gió chính trị và kinh tế vẫn đe dọa Huawei.
Nhiều phương tiện truyền thông đưa tin các luật sư của bà Mạnh nhận thấy tình huống có thể bất lợi, khi họ cố gắng ngăn cản Mỹ dẫn độ bà Mạnh ra khỏi Canada để đối mặt với các cáo buộc gian lận liên quan đến Huawei, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Các luật sư đang đấu tranh để các tập đoàn truyền thông, bao gồm cả South China Morning Post, được phép đưa camera vào Tòa án tối cao British Columbia.
Họ nói rằng cuộc chiến dẫn độ bà Mạnh tại tòa án có thể thu hút sự chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump và có nguy cơ khiến ông Trump đe dọa can thiệp vào vụ án. Phiên điều trần dẫn độ chính thức bà Mạnh dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 1 tới và kéo dài đến tháng 10 hoặc tháng 11/2020.
Theo South China Morning Post, cuộc điều động diễn ra khi Bắc Kinh và Ottawa dường như không thể giải quyết những khó khăn của họ, sau vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu và cả việc bắt giữ những người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor ở Trung Quốc về tội gián điệp.
Bộ trưởng ngoại giao mới của Canada, Franois-Philippe Champagne, đã mô tả việc thả hai người Canada là một ưu tiên tuyệt đối khi ông gặp người đồng cấp Trung Quốc Wang Yi tại một cuộc họp G20 gần đây tại Nhật Bản. Nhưng Đại sứ Trung Quốc tại Canada, Cong Peiwu, đã lặp lại lập trường của Bắc Kinh về việc bà Mạnh phải được thả ra.
Washington đang cân nhắc mở rộng quyền lực, ngăn chặn Huawei tiếp cận với các nhà cung cấp Mỹ. Nhiều đồn đoán cho thấy nỗ lực đạt đến một thỏa thuận thương mại tạm thời với Bắc Kinh đã chậm hơn dự kiến.
"Trong năm 2020, chúng tôi cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei vẫn không thể giảm bớt", Jean Baptiste Su, nhà phân tích chính của Atherton Research tại San Jose, California cho biết. "Ngược lại, mọi thứ thậm chí có thể diễn biến theo chiều hướng bất lợi hơn".
Theo VN Review
Ông chủ của Huawei: Tôi chỉ là một lãnh đạo "bù nhìn"! Người sáng lập và cũng là CEO Huawei Nhậm Chính Phi hy vọng trong thời gian tới, ông sẽ nhanh chóng bị lãng quên. "Tôi chỉ là một ông già. Có gì mà phải nhớ đến tôi? Mọi người nên suy nghĩ nhiều hơn về tương lai và thế giới", ông Nhậm Chính Phi nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ...