Huawei vô đối ở châu Âu?
Chuyên gia phân tích kinh tế – chính trị Ý cho rằng, đứng trước sức ép của Mỹ, châu Âu sẽ đứng trên logic kinh tế thay vì mối nguy an ninh mơ hồ.
Phó Giáo sư về kinh tế và địa chính trị Fabio Massimo Parenti tại Viện quốc tế Lorenzo de’Meesi ở Florence, Ý cho biết, logic kinh tế đang chiếm ưu thế trong các lựa chọn của các thành viên châu Âu trước sức ép của Mỹ trong bối cảnh Huawei không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Châu Âu không muốn nghe lời Mỹ ngăn chặn hợp tác với Huawei vì logic kinh tế đơn giản.
Theo phân tích của ông Fabio Massimo Parenti, những sức ép của Mỹ đối với châu Âu liên quan đến việc cấp phép cho Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc đang thể hiện rằng, Mỹ “vẫn đang tiếp cận những thay đổi kinh tế thế giới theo tâm lý Chiến tranh Lạnh”, cho rằng Huawei là công cụ của Trung Quốc.
“Rủi ro bảo mật vẫn đang bị Mỹ cáo buộc, chưa bao giờ được chứng minh. Đây là lý do tại sao nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm cả Anh, đều tuyên bố sẽ tiếp tục hợp tác với Huawei trong xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của họ. Mỗi quốc gia đang xác định khả năng tăng cường kiểm soát cơ sở hạ tầng của họ, như quyết định của Chính phủ Ý vài tháng trước” – ông Parenti nhận xét.
Theo Phó Giáo sư Parenti, các nước châu Âu có lý do chính đáng để gắn bó với công ty công nghệ của Trung Quốc.
“Sự hiện diện của các thiết bị Huawei tại châu Âu thông qua các thiết bị viễn thông và phòng nghiên cứu ở châu Âu là một thực tế vững chắc đã phát triển trong 20 năm qua. Hầu hết mọi nơi ở châu Âu, Huawei đều đảm bảo cho các dòng đầu tư quan trọng, người dân địa phương có việc làm và tham gia vào các kế hoạch phát triển viễn thông quốc gia. Ví dụ, mạng 4G được xây dựng bởi các thiết bị Huawei” – vị chuyên gia nhận định.
Ông Parenti còn cho rằng Huawei là công ty sáng tạo nhất để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông với tốc độ nhanh và giá cả hợp lý.
Với các lý do như vậy, không quá khó hiểu khi Anh đã cấp phép cho Huawei để xây dựng cơ sở hạ tầng 5G quốc gia, không có gì đáng ngạc nhiên khi Huawei tuyên bố xây dựng các nhà máy sản xuất mới châu Âu.
“Logic kinh tế đang chiếm ưu thế trong các lựa chọn của các thành viên châu Âu. Đồng thời, không có sự thay thế phù hợp cho các công nghệ của Huawei” – chuyên gia Ý phân tích.
Quan điểm của Phó Giáo sư Parenti càng thể hiện rõ hơn khi Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng từng nhắc đến việc chưa có nhà cung cấp thiết bị 5G trên thế giới cạnh tranh về giá được với Huawei.
Trong khi đó, Mỹ chuẩn bị tăng cường trừng phạt Huawei trong cuộc họp vào cuối tháng này.
Bộ Thương mại Mỹ đang xem xét việc đưa ra nhiều hạn chế hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của các công ty Mỹ với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei. Đại diện các cơ quan sẽ có cuộc họp vào tuần tới để thảo luận về vấn đề này.
Đề xuất này được đệ trình từ đầu tháng 1. Theo đó, nó sẽ khiến các đối tác của Huawei tại Mỹ khó cung cấp linh kiện hơn cho công ty. Trước đây, nhiều công ty Mỹ đã tìm cách giao dịch với Huawei thông qua các công ty con của họ ở nước ngoài.
Để thu hẹp kẽ hở đó, Bộ Thương mại Mỹ đề xuất hạ ngưỡng giá trị công nghệ trên một sản phẩm được sản xuất tại một cơ sở ở nước ngoài có thể bán cho Huawei. Hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài với ít hơn 25% công nghệ Mỹ vẫn được phép bán cho Huawei. Ngưỡng mới sẽ là dưới 10%.
Ngưỡng mới này vẫn chưa được thống nhất. Hiện vẫn còn tranh cãi giữa các cơ quan ở Mỹ.
Lầu Năm Góc đã tỏ ra lo ngại rằng nó sẽ phá hủy chuỗi cung ứng của Huawei ở Mỹ và ảnh hưởng xấu sự phát triển công nghệ của Mỹ, bởi sự sụt giảm về doanh thu có thể khiến các công ty Mỹ chi ít tiền hơn cho các hoạt động nghiên cứu.
Về phản ứng này, ông Donald Morrissey, Giám đốc các vấn đề chính phủ của Huawei tại Mỹ cho rằng, các quy tắc mới sẽ mang lại rủi ro đáng kể cho Mỹ.
“Những hạn chế chặt chẽ hơn với Huawei có thể dẫn tới tác động tiêu cực đến các công ty Mỹ. Họ có thể mất đi khách hàng và đối tác lớn nhất giúp họ phát triển các công nghệ mới” – ông Morrissey nói.
Theo đất việt
'Nghỉ chơi' với Mỹ, Huawei tham vọng chinh phục thị trường 5G ở châu Âu với cam kết sẽ sản xuất phần cứng 'made in Europe'
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc - Huawei cho biết sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy ở châu Âu. Động thái này được cho là để đẩy mạnh quá trình phát triển mạng 5G của Huawei ở EU (Liên minh châu Âu) sau một thời gian bị Mỹ kìm kẹp.
Giám đốc Huawei châu Âu thông báo trong lễ chào đón năm mới:
"Huawei đang gắn kết với châu Âu hơn bao giờ hết, đó là lý do chúng tôi quyết định sẽ xây dựng nhà máy ở châu Âu để có thể thực sự sản xuất được 5G made in Europe"
Thông báo được Huawei đưa ra trong bối cảnh EU khuyến cáo các thành viên nên cấm các nhà mạng có rủi ro bảo mật triển khai hạ tầng 5G.
Thông báo của EU đã làm các quốc gia thành viên "đau đầu" bởi vì phải cân bằng giữa những lợi ích kinh tế rất lớn mà 5G của Huawei có thể mang lại và những cảnh báo từ phía Washington.
Động thái xây dựng nhà máy tại châu Âu rất có thể sẽ làm EU suy nghĩ lại về việc không sử dụng 5G của Huawei, chính phủ Đức đã dỡ bỏ lệnh cấm từ vài tháng trước.
Anh cũng đã cho phép Huawei triển khai 5G mặc những cảnh báo từ Mỹ
Một thực tế không thể phủ nhận, công nghệ 5G của Huawei đang dẫn đầu thế giới, chiếm thị phần rất lớn, song song với đó là một số hãng đến từ châu Âu là Nokia và Ericsson.
Sau động thái này thì các quốc gia trong khối EU có sẵn sàng cho Huawei triển khai 5G?
Theo thegioididong
Mỹ - Trung đạt thỏa thuận mới, Huawei vẫn nằm trong tầm ngắm Công ty công nghệ Trung Quốc không được giảm sức ép, thậm chí còn lo bị phạt thêm sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận đầu tiên về thương mại. Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc sau hai năm căng thẳng. Giai đoạn đầu tiên của thỏa...