Huawei vẫn đang thắng lớn ở châu Phi
Hãng viễn thông Trung Quốc bị Mỹ và phương Tây đưa vào danh sách cấm đang thực hiện 25 dự án trên khắp châu Phi.
Huawei không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động ở châu Phi
Mặc dù bị ngăn trở ở Mỹ và một số nước phương Tây vì lý do lo ngại an ninh, nhưng Huawei Technologies vẫn không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động ở châu Phi. Theo South China Morning Post , Senegal vừa là quốc gia châu Phi mới nhất thông báo về việc sẽ chuyển dữ liệu chính phủ và các nền tảng kỹ thuật số sang một trung tâm dữ liệu do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Exim) tài trợ 150 triệu USD, dưới sự hỗ trợ xây dựng kỹ thuật từ phía Huawei. Trung tâm dữ liệu này sẽ kết nối với các mạng toàn cầu thông qua cáp ngầm và mạng cáp quang dài 6.000 km của Senegal.
Henry Tugendhat, nhà phân tích chính sách cấp cao của nhóm Trung Quốc tại Viện Hòa bình Mỹ, cho biết có một sức hấp dẫn rõ ràng trong việc xây dựng các trung tâm dữ liệu có thể được xem như máy chủ quốc gia và thuộc sở hữu quốc gia cho dữ liệu của chính phủ. Tuy nhiên, trừ khi các quốc gia châu Phi có thể tự sản xuất loại công nghệ này, nếu không sẽ luôn có những vấn đề đặt ra về rủi ro an ninh khi mua thiết bị nhạy cảm từ nước khác, đặc biệt là từ những nước có ngân sách quốc phòng lớn như Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo ông Tugendhat, vấn đề nêu trên không thực sự nằm ở “chủ quyền không gian mạng” mà là về tường lửa và việc kiểm duyệt các phương tiện truyền thông xã hội. “Dù cho trung tâm dữ liệu này được giới thiệu như một dự án chìa khóa trao tay, tôi vẫn tự hỏi liệu các kỹ thuật viên của Huawei có tiếp tục quản lý hoạt động của trung tâm dữ liệu theo một hợp đồng dịch vụ được quản lý sau khi nó đi vào hoạt động hay không”, ông Tugendhat nói.
Trung tâm dữ liệu mới được công bố đúng thời điểm sẽ diễn ra các cuộc họp của Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc – châu Phi tại Senegal vào cuối năm nay. Ngoài Senegal, Huawei còn có hợp đồng xây dựng trung tâm dữ liệu tại các quốc gia châu Phi khác như Kenya và Nam Phi. Được biết, Huawei đã hoàn thành hoặc đang xây dựng các trung tâm dữ liệu và dịch vụ đám mây trị giá hàng triệu USD ở một số nước châu Phi bao gồm Zimbabwe, Zambia, Togo, Tanzania, Mozambique, Mali và Madagascar.
Theo dữ liệu do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổng hợp, Trung Quốc đã đổ tiền đầu tư vào việc xây dựng các trung tâm dữ liệu và máy chủ ở Kenya, Ai Cập, Bờ Biển Ngà, Cameroon, Ghana, Cape Verde, Algeria và Liên minh châu Phi. Có khoảng 70 giao dịch được xác định tại 41 quốc gia giữa Huawei và các chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp nhà nước cho cơ sở hạ tầng đám mây và dịch vụ chính phủ điện tử. Hiện Huawei đang thực hiện 25 dự án trên khắp châu Phi.
CSIS cho biết Huawei đã hứa hẹn nhiều lợi ích thương mại lớn cho khách hàng tiềm năng. Công ty “thường cung cấp cơ sở hạ tầng cứng với dịch vụ hấp dẫn và khai thác nguồn tài chính từ các ngân hàng chính sách của Trung Quốc để tăng ưu đãi”. “Trong hầu hết trường hợp mà người ta có thể xác định được nguồn tài chính, thì lúc nào cũng xuất hiện nguồn cung cấp từ một tổ chức tài trợ nào đó của Trung Quốc”, CSIS cho biết. Đa phần nguồn tài chính đó đến từ Exim và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Theo ông Tugendhat, chính sách cho vay của các ngân hàng Trung Quốc khiến giao dịch mua bán trở nên hấp dẫn và khả thi hơn đối với các chính phủ châu Phi. Exim có nhiệm vụ thúc đẩy ngành công nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài và đã làm điều đó hiệu quả ở châu Phi. Huawei cũng là người hưởng lợi lớn từ khoản tín dụng của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Ví dụ, vào năm 2019, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã nhận được khoản tài trợ 173 triệu USD từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Konza, thành phố công nghệ tương lai của Kenya. Dự án đòi hỏi sự phát triển của cơ sở hạ tầng cốt lõi bao gồm trung tâm dữ liệu đám mây quốc gia, mạng công nghệ thông tin và truyền thông thông minh. Dự án này đang được thực hiện bởi Huawei.
Huawei còn cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng cho hệ thống camera an ninh của Kenya vào năm 2014 và ba năm sau đó. Kenya cũng đã ký thỏa thuận với Huawei để xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây của chính phủ. Theo nghiên cứu của CSIS, mặc dù việc áp dụng chính phủ điện tử được xem là tiên tiến nhất ở châu Âu, nhưng nó lại đang phát triển nhanh nhất ở châu Phi, nơi có một phần ba các giao dịch chính phủ điện tử và đám mây do Huawei hỗ trợ xây dựng.
Dự luật mới cấm Bộ Thương mại Mỹ bỏ Huawei ra khỏi danh sách đen
Dự luật mới đã xóa bỏ hy vọng trước đó rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden sẽ giảm bớt các hạn chế nhất định đối với hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc.
Huawei đã có những ngày tháng khó khăn trong việc thuyết phục các đối tác và khách hàng tin rằng thiết bị mạng của mình đáng tin cậy
Theo South China Morning Post , Thượng viện Mỹ hôm 8.6 đã thông qua một dự luật nhằm tăng cường sức mạnh công nghệ của Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Dự luật chỉ ra Huawei Technologies là mối đe dọa và cấm Bộ Thương mại Mỹ loại bỏ công ty này ra khỏi danh sách đen. Dự luật mới dự kiến sẽ được Hạ viện Mỹ thông qua trước khi Tổng thống Joe Biden ký thành luật.
Theo văn bản Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới của Mỹ, Huawei chỉ có thể được loại khỏi Danh sách Thực thể nếu Mỹ nhận thấy hãng này không còn "gây ra mối đe dọa liên tục đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ hoặc các đồng minh". Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ chia sẻ thông tin tình báo với đồng minh như Canada và các nước châu Âu về khả năng 5G của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, cũng như ý định của Bắc Kinh trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp thay thế cho công nghệ mạng của Huawei.
"Mỹ đang ở giai đoạn đầu của một mục tiêu cực kỳ tham vọng trong lịch sử hiện đại của mình, và các công ty công nghệ của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mới. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ không thể tách những công ty như Huawei ra khỏi sáng kiến do nhà nước Trung Quốc định hướng. Đây là sự thay đổi mô hình sang một loại chủ nghĩa trọng thương có chọn lọc và chủ nghĩa kỹ trị dân tộc. Mọi thứ mới chỉ là khởi đầu", Alex Capri, chuyên gia nghiên cứu tại Hinrich Foundation, nói.
Đầu tuần này, ông Biden đã ký lệnh hành pháp, bổ sung hai "cánh tay" tài chính của Huawei vào danh sách cấm người Mỹ đầu tư, vì cho rằng các công ty này có quan hệ với quân đội Trung Quốc hoặc bán công nghệ giám sát dùng để chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo và người bất đồng chính kiến. Nhà đầu tư không còn có thể mua chứng khoán mới của các công ty này trên thị trường Mỹ kể từ ngày 2.8. Theo Reuters, hãng dịch vụ tài chính JP Morgan cho biết sẽ loại trừ trái phiếu đô la của Huawei ra khỏi một số chỉ số đầu tư từ cuối tháng tới.
Ở một diễn biến khác, trong tuần này các nhà lập pháp Romania đã thông qua một dự luật có thể loại trừ Huawei ra khỏi mạng 5G. Trong khi đó, đơn vị ở Ý của hãng cung cấp dịch vụ viễn thông Vodafone đã được chấp thuận có điều kiện để dùng thiết bị Huawei trong mạng 5G.
Trước áp lực liên tục từ phía Mỹ, Huawei đã có những ngày tháng khó khăn trong việc thuyết phục các đối tác và khách hàng tin rằng thiết bị mạng của mình là an toàn, không liên quan đến bộ máy an ninh và quân sự của Bắc Kinh. Hôm 9.6, Huawei đã khai trương Trung tâm minh bạch bảo vệ quyền riêng tư và an ninh mạng toàn cầu tại Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, như một phần trong nỗ lực mới để có được sự tin tưởng của ngành. Trước đó, công ty đã khai trương một trung tâm tương tự ở Brussels, Bỉ, vào năm 2019.
"Mỹ đang có lộ trình hành động nhằm tối đa hóa sức mạnh của mình và làm suy yếu sức mạnh của bất kỳ ai mà họ coi là đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng hết sức để thúc đẩy hoạt động kinh doanh tiến lên và mang lại lợi ích cho khách hàng", John Suffolk, Giám đốc về quyền riêng tư và an ninh mạng toàn cầu của Huawei, nói.
Tuy nhiên, theo ông Capri "nỗ lực của Huawei nhằm thể hiện cam kết bảo vệ an ninh mạng cuối cùng sẽ không mang lại hiệu quả cho chính họ và các công ty Trung Quốc khác trong dài hạn, bởi vì không chỉ có an ninh quốc gia, mà chủ nghĩa dân tộc kinh tế cũng đang phát huy tác dụng".
Ấn Độ quyết đưa 2 hãng viễn thông Trung Quốc vào danh sách đen Lệnh hạn chế mới từ Chính phủ Ấn Độ có hiệu lực vào ngày 15/6 được cho là nhắm đến 2 hãng viễn thông hàng đầu tại Trung Quốc, Huawei và ZTE. Theo Reuters, Cục Viễn thông Ấn Độ (DoT) vừa yêu cầu các nhà khai thác mua thiết bị di động từ những kênh được chính phủ phê duyệt. Trong đó, các...