Huawei và ZTE “phản pháo” các cáo buộc gián điệp của Ủy ban tình báo Mỹ
Hôm nay 9/10, Huawei và ZTE đã đưa ra phản hồi chính thức về các cáo buộc trong bản báo cáo của Ủy ban tình báo Mỹ, hôm qua 8/10. Trong bản cáo báo của mình, Ủy ban tình báo Mỹ đưa ra một một số bằng chứng về các “hành vi mờ ám” của 2 hãng công nghệ nói trên. Quá đó, khuyến cáo các doanh nghiệp Mỹ không nên sử dụng các thiết bị hạ tầng viễn thông của 2 hãng nói trên, để bảo vệ thông tin của doanh nghiệp và của chính nước Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban tình báo Mỹ – Mike Rogers.
Huawei
Huawei nói rằng, bản báo cáo này là chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, Ủy ban tình báo Mỹ chưa đưa ra được một bằng chứng xác thực nào diễn giải cho lời buộc tội của của mình với Huawei.
Huawei gọi đây là một âm mưu đã sắp đặt trước của ủy ban tình báo Mỹ.
Trước đó, bản báo cáo của Ủy ban tình báo Mỹ đã chỉ rằng, Huawei đã không thể đưa ra một bằng chứng trong sạch nào của mình trong 11 tháng điều tra. Huawei lại đáp trả rằng, mình đã làm hết sức có thể để cộng tác với “nước Mỹ”. Hãng còn sẵn sàng mở rộng văn phòng của mình tại Thẩm Quyến để đón đoàn kiểm tra.
Video đang HOT
Huawei nói rằng, Ủy ban tình báo Mỹ đã có âm mưu muốn vu vạ cho mình. Đại diện của Huawei thất vọng nói : “Mặc cho những nỗ lực không ngừng của chúng tôi, Ủy ban tình báo Mỹ có vẻ như đã “thống nhất trước” quyết định của mình”.
Australia là một trong những quốc giá đầu tiên cấm cửa trong việc sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei
Huawei hiện đang gặp những rắc rối tương tự đối với một vài chính phủ trên thế giới. Australia là một trong những quốc gia đầu tiên “cấm cửa” trong việc sử dụng các thiết vị viễn thông của Huawei. Bên cạnh đó, Bản báo cáo của Ủy ban tình báo Mỹ không đồng nghĩa là một lệnh cấm. Tuy nhiên, chắc chắn từ giờ trở đi hãng này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thâm nhập thị trường doanh nghiệp Mỹ.
ZTE
ZTE cũng bày tỏ sự thất vọng với những gì mà Ủy ban tình báo Mỹ đưa ra vào ngày hôm qua. Hãng này chỉ ra phạm vi của cuộc điều tra này nên được mở rộng để bao gồm tất các các công ty sản xuất thiết bị viễn thông ở TQ và tất nhiên là bao gồm cả các tập đoàn từ Mỹ.
Trong thông tin phản hồi được đăng tải trên website của mình, ZTE “tự nhận” là một trong những công ty cổ phần TQ minh bạch nhất.
ZTE cũng ra sức chứng minh sự trong sạch của mình với chính phủ Mỹ.
David Dai Shu – Giám đốc mảng quan hệ cộng đồng chỉ ra rằng, không có một bằng chứng cụ thể nào chỉ ra ZTE là “không trong sạch”.
Ngoài ra, ZTE hiện tại đang làm việc với chính quyền liên bang và các khách hàng hiện tại của mình để loại bỏ được những nghi ngại về an ninh. Các hệ thống đang hoạt động hiện tại của ZTE có thể được toàn quyền kiểm tra bởi các hãng bảo mật thứ 3 hoặc các đặc vụ liên bang.
Trên thực tế, đã có quá nhiều thiết bị hạ tầng viễn thông được bắt nguồn, sản xuất hay lắp ráp tại TQ. Ngay cả sản phẩm của các doanh nghiệp viễn thông Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, ZTE “khẩn cầu” Ủy ban tình báo Mỹ tiếp tục mở rộng cuộc điều tra vào tất cả các công ty sản xuất thiết bị tại TQ, và đặc biệt là không loại trừ cả các công ty công nghệ phương tây.
Theo Genk
Huawei gây nguy hiểm cho người dùng Internet
Nhờ giá thành rẻ nên các thiết bị viễn thông của Huawei rất phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, đó không hẳn là một điều tốt, hãng từng bị cáo buộc là tiếp tay cho chính phủ Trung Quốc nghe lén 80% các liên lạc trên thế giới tiếp tục bị chỉ trích là sản phẩm đầy lỗi bảo mật nghiêm trọng.
Felix Lindner, chuyên gia bảo mật người Đức còn được biết tới với biệt danh "FX" đã phát hiện ra nhiều lỗi bảo mật của router của nhà sản xuất Trung Quốc, thiết bị được rất nhiều nhà cung cấp internet đang sử dụng, có thể giúp kẻ xấu chiếm quyền kiểm soát và theo dõi người dùng.
Các máy chủ của Huawei được sử dụng chủ yếu Châu Á, Châu Phi và Trung Đông. Nhờ chi phí thấp, chúng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại các vùng khác trên thế giới, FX cho biết trong cuộc phỏng vấn với CNET tại Defcon. Vấn đề xảy ra là do việc sử dụng những "code mang phong cách của những năm 1990" trong một số router VRP của nhà sản xuất Trung Quốc (các dòng bị ảnh hưởng là Huawei A18 và A29). Chuyên gia bảo mật đứng đầu Recurity Lab ở Berlin còn cho biết nếu phát hiện được lỗ hổng này, kẻ tấn công có thể xâm nhập với tư cách là admin sau đó thay đổi password và thiết lập lại hệ thống, điều này đồng nghĩa với việc kiểm soát toàn bộ lưu lượng thông tin đi qua router đó.
Được hỏi về việc router của Huawei có backdoor (thuật ngữ chỉ về lỗ hổng bảo mật cố tình được tạo ra) theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc, FX cho biết họ không cần thiết phải làm vậy. Chỉ cần cho nhân viên Huawei quản lý hay giúp bạn quản lý hệ thống mạng là phương pháp tấn công tốt nhất.
Dan Kaminsky, chuyên gia bảo mật và nhà khoa học đứng đầu của DKH, cho biết nghiên cứu này không chỉ là một hiểm họa đáng sợ với các ISP mà còn với hàng triệu khách hàng của họ, những người không nhận ra là mình đang bị theo dõi. Việc router có lỗi bảo mật là một vấn đề nghiêm trọng, nhất là khi chúng được làm bởi nhà sản xuất có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay. Nếu có thể xâm nhập vào router, kiểm soát và thay đổi lưu lượng dữ liệu của người khác, bạn sẽ trở thành "kẻ tấn công trung gian" có khả năng lừa đảo bằng các website chính thức.
Ngay cả những website được mã hóa cũng không an toàn vì chúng thường có hệ thống xác minh không cân xứng, kẻ tấn công vẫn có thể giả mạo tất cả website mà chúng muốn.
Nếu Việt Nam chúng ta đang sử dụng nhiều thiết bị từ Huawei thì hàng triệu người dùng internet cũng có thể đang trong tình trạng nguy hiểm.
Theo vietbao
Mỹ cảnh báo nguy cơ thiết bị viễn thông Trung Quốc Trung Quốc có thể làm tê liệt toàn bộ các thiết bị viễn thông bán cho Mỹ, cựu chuyên gia phân tích Lầu Năm góc F. Michael Maloof nhận định. Các công ty Trung Quốc rõ ràng là có khả năng bí mật tiếp cận từ xa đến các công nghệ viễn thông bán cho Mỹ và các nước phương Tây khác, và...