Huawei và hành trình chạy đua bằng R&D
Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi từng nói Huawei là “công ty công nghệ cao nghèo nhất thế giới”, và họ chỉ có cách vươn lên bằng đầu tư cho nghiên cứu.
Huawei hiện là hãng viễn thông số một thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2000, họ gần như vô danh trước các tên tuổi lớn như Ericson, Nokia, Motorola, Siemens, Arcatel, Nortel, Lucent. Thiếu lợi thế về cả chất lượng sản phẩm, quan hệ khách hàng và giá thành trên thị trường không dây khiến hãng từng không nhận được một đơn hàng nào trong suốt 10 tháng.
Ngay từ những ngày đầu, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi xác định đầu tư vào R&D là “sức mạnh cốt lõi”. Khi mới tiến quân sang châu Âu – thị trường khó tính và đầy định kiến với các công ty công nghệ Trung Quốc, có giai đoạn mảng kinh doanh 3G của hãng không có doanh thu suốt 3 năm, dù trước đó đã đầu tư 6 tỷ USD vào công nghệ 3G. Thế nhưng, hãng đã chứng tỏ là một “tay chơi địa phương ngoan cường” khi biến giai đoạn khó khăn này thành thời cơ để trở mình.
Năm 2004, trong giai đoạn chuyển đổi sang mạng 3G, Telfort, công ty viễn thông di động Hà Lan với khoảng 600 nhân viên và vài trăm nghìn khách hàng, nhận thấy phòng máy của họ không thể để được trạm hạ tầng với dung tích lớn. Họ tìm kiếm giải pháp từ Motorola, Ericsson, Nokia, Arcatel nhưng không được đáp ứng. Khi đó, Huawei đã kiên trì thuyết phục Telfort cho họ cơ hội thiết kế riêng một giải pháp phù hợp với hãng. Công ty R&D của Huawei đã tập hợp những kỹ sư giỏi nhất của mình, làm thêm giờ trong hơn nửa năm và nghiên cứu ra trạm hạ tầng dạng phân bố đầu tiên trên thế giới. Nhờ vậy, hãng Trung Quốc có được hợp đồng đầu tiên tại châu Âu, đồng thời tạo nên một bước ngoặt trong ngành. 60% trạm hạ tầng 3G của châu Âu sau đó đều là trạm hạ tầng dạng phân bố.
Từ bước đột phá đó, tới năm 2018, doanh thu của Huawei tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi đạt gần 30 tỷ USD, nhiều hơn cả thị trường Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương gộp lại (chưa tính thị trường Trung Quốc). Huawei cho biết, bí kíp của họ là không từ chối kể cả những yêu cầu “tưởng chừng không thể thực hiện” của khách hàng. “Chúng tôi có một tinh thần mà các công ty phương Tây không có: Khi ai đó đứng lên và hứa với khách hàng, nhóm nghiên cứu sẽ quyết tâm thực hiện lời hứa đó bất kể giá nào và thường là họ sẽ thành công”, một giám đốc điều hành của Huawei tại châu Âu nói.
Người dùng trải nghiệm kính VR của Huawei.
Video đang HOT
Trong Sách trắng về Đổi mới sáng tạo được Huawei giới thiệu giữa tháng 3, hãng đang dành 15 – 20 tỷ USD mỗi năm cho mảng đầu tư và nghiên cứu sản phẩm, xây dựng 14 trung tâm R&D, 36 trung tâm đổi mới chung và 45 trung tâm đào tạo tại nhiều quốc gia. Số nhân viên trong mảng R&D hiện là hơn 96.000 người, chiếm 50% tổng số nhân viên Huawei. Tính riêng năm 2020, mức đầu tư cho R&D của Huawei là 20 tỷ USD. Theo bảng xếp hạng đầu tư hoạt động Nghiên cứu và Phát triển công nghiệp của EU năm 2019, Huawei nằm trong số những công ty chi “mạnh tay” nhất cho hoạt động R&D trên thế giới.
Ông Nhậm Chính Phi khẳng định Huawei đang đầu tư cho khả năng cạnh tranh càng “mạnh mẽ hơn trong mười hoặc hai mươi năm tới”. Ở giai đoạn trước đó, hoạt động R&D của Huawei tập trung vào đổi mới để dẫn đầu thế giới về công nghệ kỹ thuật. Còn hiện nay, hãng chú ý hơn đến đổi mới lý thuyết, đề ra chiến lược quy mô lớn sau mười hoặc hai mươi năm. Nhờ các khoản đầu tư và đổi mới sáng tạo, Huawei hiện là một trong những công ty sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất với 87.805 bằng sáng chế, đồng thời xếp hạng 6 trong 10 công ty sáng tạo nhất châu Á theo đánh giá của BCG tháng 6/2020.
Bên cạnh đó, Huawei giữ vai trò tiên phong và bắt tay với đối thủ để xác lập những tiêu chuẩn mới của ngành ICT, như cùng Qualcomm xây dựng nền tảng tiêu chuẩn M2M, thành lập Liên minh công nghiệp Mạng quang 2020 cùng Nokia, Infinera, hay Liên minh ô tô 5G cùng Audi, BMW…
Người dùng Trung Quốc 'tung hô' HarmonyOS trước ngày ra mắt: 'Đến cả nhạc chuông cũng mang lại trải nghiệm thính giác khác biệt'
Huawei sẽ chính thức phát hành hệ điều hành điện thoại di động HarmonyOS vào ngày 2/6 tới đây và hiện cộng đồng mạng Trung Quốc đang nổi lên một làn sóng khen ngợi sản phẩm này tới tấp.
Mới đây, ông Nhậm Chính Phi, sáng lập kiêm CEO của Huawei đã tuyên bố kế hoạch của công ty trong tương lai là tập trung vào phát triển phần mềm, như một động thái để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Và động thái mới nhất của công ty là sẽ chính thức ra mắt hệ điều hành HarmonyOS (hay HongmengOS) vào ngày 2/6 tới, công bố việc nó có thể cài đặt trên các thiết bị đầu cuối di động như smartphone. Huawei cũng dự kiến đến cuối năm 2021, số lượng thiết bị được trang bị hệ điều hành này sẽ đạt 300 triệu, trong đó hơn 200 triệu là thiết bị của Huawei và còn lại là của các đối tác bên thứ ba.
Trên thực tế, nhiều người dùng tại Trung Quốc từ lâu đã được trải nghiệm phiên bản thử nghiệm nội bộ và gần đây là cả phiên bản thử nghiệm công khai của hệ điều hành này. Gần đây nhất, Huawei đã tung ra phiên bản HarmonyOS 2.0 Beta 3. Và dường như để "chuẩn bị" cho ngày ra mắt HarmonyOS, gần đây một làn sóng chia sẻ trải nghiệm và bình luận về... cảm xúc khi sử dụng hệ điều hành này của Huawei đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng người dùng Trung Quốc.
Một số blogger tuyên bố sau khi thiết bị Mate X2 được nâng cấp lên HarmonyOS 2.0, họ nhận thấy điều rõ ràng là một số game có độ trôi chảy và ổn định hơn khi chơi, tốt hơn phiên bản EMUI 11, đồng thời mức tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn. EMUI là giao diện người dùng tùy chỉnh dựa trên hệ điều hành Android được Huawei phát triển cho các thiết bị di động và máy tính bảng của mình. Do đó những người này tuyên bố "Có thể thấy hệ thống HarmonyOS thực sự tốt hơn hẳn Android."
Tuy nhiên, các blog cũng "chê" rằng do hệ sinh thái của Huawei còn non nớt, hầu hết các ứng dụng hiện đang chạy trong hệ thống HarmonyOS thực ra vẫn đang chạy trên nền Android, do đó độ trôi chảy vẫn còn tương đối hạn chế. Hay nói cách khác, chính nền tảng Android là thứ đã cản trở hiệu quả của HarmonyOS.
Trong khi đó, một blogger đã thử nghiệm nhạc chuông điện thoại di động của hệ thống HarmonyOS và quay video về nhạc chuông tùy chỉnh. Người này khen âm lượng của nhạc chuông đã được thay đổi trên cơ sở ban đầu, vì vậy nó "thực sự mang lại trải nghiệm thính giác khác biệt".
Có người thì quay lại hẳn video để so sánh độ "trôi chảy" của hệ thống HarmonyOS 2.0 với iOS 14, tuyên bố tốc độ xử lý hình ảnh và tốc độ khởi động ứng dụng của HarmonyOS mượt mà vượt bậc so với iOS. Trong video đó, thiết bị sử dụng để thực hiện so sánh là Huawei Mate 40 Pro và iPhone 11 chạy bản cập nhật iOS 14.3.
Nhưng nhiều người nhận ra "vấn đề" trong video khi hai thiết bị được sử dụng có sự chênh lệch về thời điểm ra mắt, khi model iPhone ra đời trước điện thoại Huawei tới một năm, chưa kể iOS 14.3 không phải là phiên bản mới nhất của iOS 14. Ngoài ra, trong quá trình so sánh, các tác vụ nền của iPhone 11 không bị xóa, thậm chí có cả một trò chơi vẫn đang chạy, trong khi ứng dụng nền của Huawei Mate 40 Pro bị xóa hoàn toàn.
Ảnh chụp từ video so sánh iOS (trái) và HarmonyOS (phải) của người dùng Trung Quốc.
Một số "cư dân mạng" khác lại cho rằng xét về mức độ dễ sử dụng thì HarmonyOS hơn hẳn IOS, còn IOS thì... không bằng Android. Các ví dụ minh họa được nhắc đến có thể kể như thao tác vuốt ngược màn hình, hay cách truyền trực tiếp file giữa điện thoại di động và máy tính.
"Xét về mức độ mượt mà thì HarmonyOS mạnh hơn lOS rất nhiều, hệ điều hành iOS hiện tại không chỉ cồng kềnh mà phần code cũng loạn, khác xa so với trước đây", tác giả một bài viết trên Sina so sánh. Người này nói rằng nhiều người thử nghiệm khác cũng có quan điểm giống mình, rằng độ mượt mà của iOS không bằng hệ điều hành Android gốc, thậm chí độ dễ sử dụng còn kém hơn.
"Tôi không có ý định khen hay chê hệ máy nào, kể cả Android. Tôi không biết hệ thống HarmonyOS có thể vượt qua Android hay không, nhưng tôi biết rằng Android chắc chắn sớm muộn gì cũng bị đào thải, chứ không phải do HarmonyOS hoặc iOS", tác giả nói thêm.
Giao diện lõi của HarmonyOS và Android gần như không có sự khác biệt.
Trên thực tế, không phải ai cũng có quan điểm giống với những nhận định trên. Một số lập trình viên thử nghiệm HarmonyOS đã phát hiện rằng hệ điều hành này của Huawei thực chất chỉ là một phiên bản Android "trá hình". Nó không chỉ có giao diện gần như tương đồng so với EMUI mà còn "thừa hưởng" cấu trúc hệ thống hay ứng dụng. Thậm chí, bộ phát triển ứng dụng (SDK) của HarmonyOS cũng sử dụng rất nhiều thành phần từ Android.
Một người dùng tại Trung Quốc sử dụng chiếc Mate 40 Pro đã nâng cấp từ Android lên phiên bản thử nghiệm của HarmonyOS. Trước đó, anh này có cài đặt một số ứng dụng Google, trong đó bao gồm cửa hàng ứng dụng Play Store.
Thế nhưng, sau khi lên HarmonyOS, các dịch vụ Google vẫn có thể sử dụng được. Thậm chí, anh này còn có thể sử dụng Play Store để tải về cũng như cập nhật các ứng dụng. Với việc Google không cho phép Play Store có thể chạy trên bất kỳ nền tảng nào khác ngoài Android, có thể một lần nữa thấy rằng HarmonyOS của Huawei thực chất vẫn chỉ là Android, chứ không phải một nền tảng mới hoàn toàn.
Người Trung Quốc thất vọng vì Huawei 'học theo' Apple Số ít người ủng hộ Huawei bỏ cục sạc để tiết kiệm chi phí, trong khi phần lớn tỏ ra thất vọng vì hãng đang học theo "thói hư tật xấu" của Apple. "Smartphone Huawei sẽ không có cục sạc đi kèm" đang là một trong những chủ đề được quan tâm nhất trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc. Chủ...