Huawei tự sản xuất hệ điều hành mới: khả thi hay mơ hồ?
Các chuyên gia nói rằng việc phát triển hệ điều hành riêng của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc có thể sẽ không nhận được sự chào đón ở thị trường quốc tế, tờ Nikkei Asian Review đưa tin.
Ảnh: Nikkei Asian Review
Huawei đang chuẩn bị phát hành một hệ điều hành cho riêng mình vì công ty sắp mất quyền truy cập vào hệ điều hành Android của Google. Tuyên bố này của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều chuyên gia băn khoăn liệu hệ điều hành mới này có thể bắt kịp với thị trường toàn cầu hay không.
Hiện tại các phiên bản điện thoại thông minh của Huawei phát hành trên thị trường đều chạy hệ điều hành Android. Việc truy cập vào các phiên bản mới nhất và sự hỗ trợ kỹ thuật từ Google là rất quan trọng với công ty. Tuy nhiên, sau lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ, Google tuyên bố sẽ ngưng cung cấp cập nhật hệ điều hành Android cho các điện thoại và thiết bị của Huawei. Huawei chỉ có thể sử dụng hệ điều hành Android thông qua giấy phép mã nguồn mở.
Đối với Huawei, thách thức trong việc xây dựng một hệ điều hành mới không chỉ là yếu tố kỹ thuật mà nó còn đòi hỏi công ty phải tìm cách để thuyết phục người dùng quốc tế và các nhà phát triển ứng dụng tin tưởng vào HĐH mới của mình trong bối cảnh lo ngại về bảo mật, an ninh mạng.
Việc xây dựng một HĐH di động chỉ hoạt động với các thiết bị của riêng mình cũng không có ý nghĩa đối với Huawei trong tham vọng trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số một thế giới. Huawei cần phải xây dựng một hệ sinh thái đủ lớn để thu hút các ứng dụng sử dụng nó. Huawei cũng không phải là công ty đầu tiên tham vọng kiến tạo nên một HĐH mới để thay thế cho Android. Trước đó, các ông lớn công nghệ như Microsoft, BlackBerry đã từng thử sức nhưng cuối cùng đều nếm mùi thất bại.
Android ra mắt các nhà đầu tư từ năm 2004 và được Google mua lại vào năm 2005. HĐH Android được công bố vào năm 2007 và thiết bị đầu tiên chạy nó được phát hành vào năm 2008. Huawei thông báo đã bắt đầu “kế hoạch B” xây dựng một HĐH mới từ năm 2012 và rất đáng mong đợi nếu công ty phát hành nó trong năm nay.
“Để cạnh tranh được với Android, Huawei phải thuyết phục được các nhà phát triển thiết lập lại các ứng dụng cho HĐH mới của công ty, sau đó, tiếp tục đưa hàng triệu ứng dụng vào các cửa hàng ứng dụng”, Neil Shah, Giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint cho biết. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng nhất khiến Microsoft phải từ bỏ hệ điều hành của riêng mình vì không nhận được sự ủng hộ từ các nhà phát triển ứng dụng.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã rất cố gắng để thuyết phục các nhà phát triển ứng dụng nhưng khối lượng người dùng quá thấp”, Joe Belfore, phó Chủ tịch bộ phận Phát triển thiết bị của Microsoft đã đăng trên Twitter vào năm 2017 khi thông báo về việc chấm dứt HĐH Windows Phone.
Hệ thống Symbian của Nokia và BlackBerry OS cũng gặp phải rắc rối tương tự. Cả hai hệ điều hành di động này đều không thể đủ lực để thuyết phục các nhà phát triển và cuối cùng cả hai đều bị ngừng hoạt động giống như Windows Phone.
Để viết lại và di chuyển một ứng dụng sang HĐH mới rất tốn kém, rất có thể Hongmeng, HĐH mới của Huawei sẽ được xây dựng trên hệ thống Android nguồn mở. Việc xây dựng HĐH mới trên hệ thống Android nguồn mở có lợi thế là giúp các nhà phát triển chạy ứng dụng của họ dễ dàng hơn.
Nếu xây dựng một cấu trúc mới hoàn toàn mới, Huawei không những phải thống lĩnh thị trường Trung Quốc mà còn phải đủ khả năng để xâm nhập vào các quốc gia khác.
“Không dễ gì để trấn an người dùng và thuyết phục các nhà phát triển ứng dụng tin tưởng nền tảng của họ. Huawei rốt cuộc chỉ là một công ty thiết bị viễn thông chứ không phải là một công ty chuyên về phần mềm”, ông Shah nói. Tất cả các điện thoại chạy HĐH Android đều được Google kiểm tra tính năng bảo mật thường xuyên. Nếu không có Google đóng vai trò là bộ điều khiển bảo mật gián tiếp, Huawei có thể đã gặp khó khăn trong việc giành lấy sự tin tưởng từ các khách hàng quốc tế, ông Shah nói thêm.
Khả năng HĐH mới của Huawei đạt thành công ở Trung Quốc là rất cao nhưng để vươn tầm quốc tế điều đó vẫn còn là một dấu hỏi. Ngay cả khi vượt qua hết các thách thức trên, Huawei vẫn còn một mối lo ngại khác cũng không kém phần quan trọng: chipset. Kiến trúc thiết kế chip của ARM có mặt trong nền tảng của hơn 90% bộ xử lý di động trên thế giới. Tuy nhiên, vào tuần trước ARM cũng tuyên bố sẽ ngưng hợp tác với Huawei theo lệnh cấm của Mỹ.
Một phần mã của HĐH cũng phụ thuộc vào chipset. Hiện nay, trên thị trường có hai chipset chính là X86 của Intel và ARM v8. Vấn đề chipset là một vấn đề còn khó giải quyết hơn cả hệ điều hành. Thách thức mà Huawei đang gặp phải sau lệnh cấm của chính phủ Mỹ thực sự vẫn chưa đến hồi kết.
Theo viet times
Trung Quốc đối phó ra sao trước đòn tấn công của Mỹ vào ngành công nghệ?
Tờ 'Đông phương'cho rằng Mỹ không chỉ tấn công kinh tế Trung Quốc thông qua phát động chiến tranh thương mại, mà còn từng bước tấn công lĩnh vực khoa học công nghệ của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Một loạt hành động bao vây, cấm vận của Mỹ đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, Tập đoàn Huawei, gần đây là một minh chứng rõ nét.
Gần đây, việc Mỹ tấn công Tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, Huawei, chính là bước "nâng cấp" sau khi Mỹ cấm vận Tập đoàn Viễn thông ZTE, đồng thời đánh dấu chiến tranh thương mại Trung - Mỹ đã lan sang lĩnh vực công nghệ cao. Nhằm đánh đổ Huawei Mỹ áp dụng ba biện pháp chủ yếu.
Một là cấm các doanh nghiệp của Mỹ tiến hành trao đổi thương mại và hợp tác với Huawei, ngăn cản Huawei có được nguồn cung cấp linh kiện từ các doanh nghiệp Mỹ. Hai là để Google ra tay, tạm thời ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng của Google cho các thiết bị của Huawei.
Ba là Google ngừng cung cấp kỹ thuật mà Google có bản quyền đối với điện thoại tiêu chuẩn (điện thoại đạt chuẩn Google) sử dụng cấu hình Android, ngăn cấm thiết bị điện tử của Huawei truy cập các bản cập nhật dành cho hệ điều hành Android.
Ba biện pháp trên của Mỹ đều là xuất phát từ chính trị và luật pháp trong nước Mỹ, phá vỡ nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế và hợp tác công nghệ mạng. Hiện nay, Chính phủ Mỹ không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy Huawei xâm phạm an ninh quốc gia của Mỹ, cho nên không có bất kỳ sự hỗ trợ nào về mặt pháp lý đối với cách làm của Mỹ.
Vì thế, Mỹ thông qua hình thức mệnh lệnh của Tổng thống và chính sách khẩn cấp để thực hiện những biện pháp này. Cách làm của Mỹ hiển nhiên đã phớt lờ phạm trù pháp trị và hiệp thương quốc tế, còn quyết định của Google đương nhiên không phải là hành vi của doanh nghiệp, mà là hành động chính trị của Chính phủ Mỹ.
Google cùng với các doanh nghiệp quốc tế khác hợp tác thúc đẩy hệ điều hành Android, mong muốn ban đầu là phá vỡ sự lũng đoạn của Apple. Kết quả là từ một sản phẩm công cộng mang tính hợp tác quốc tế biến thành sản phẩm kỹ thuật tư hữu hóa do Google kiểm soát - điều vi phạm nguyên tắc thị trường.
Xuất phát từ lý do chính trị cấm Huawei sử dụng dịch vụ Internet trả phí càng là phá vỡ hợp tác công nghệ quốc tế. Còn trên mạng Internet cấm thiết bị của Huawei sử dụng dịch vụ của Google, một mặt đã phủ định tính chất mở cửa, công cộng của mạng Internet.
Mặt khác lệnh cấm của Google là nhằm vào người sử dụng (khách hàng) thiết bị của Huawei, lợi dụng sự phán xét chính trị chứ, không phải là một quyết định công bằng theo luật pháp quốc tế để cấm sử dụng thiết bị Huawei trên mạng quốc tế, về căn bản Google đã phá vỡ môi trường mở cửa của Internet.
Điều đáng lo ngại là cách làm nhằm vào Huawei của Mỹ rất dễ được lan sang các doanh nghiệp khác của Trung Quốc và thậm chí là cả doanh nghiệp của các nước khác.
Do vậy có thể nói, về bản chất cách chiến tranh thương mại, chiến trang mạng, chiến tranh khoa học công nghệ Mỹ phát động không chỉ nhằm vào riêng Trung Quốc, mà còn nhằm vào các nước khác, thậm chí đã phủ định quy tắc trật tự quốc tế mà cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, xây dựng hàng chục, hàng trăm năm qua, đồng thời thể hiện chủ nghĩa bá quyền của Mỹ.
Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên, nên cần phải có biện pháp đối phó. Hơn nữa nước này cần coi đây là cuộc chiến tranh thực thụ, nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, ít nhất cũng là "dĩ công vi thủ" (lấy tấn công để phòng thủ).
Trung Quốc có thể đưa ra một số biện pháp để đối phó với Mỹ. Thứ nhất, khi Mỹ bao vây Huawei, Trung Quốc hoàn toàn có thể bao vây, tấn công Apple, Google, mở rộng chiến trường ra toàn cầu. Ngoài ra Trung Quốc còn có thể bao vây các doanh nghiệp thuộc gia tộc Donald Trump.
Thứ hai, Mỹ dùng mệnh lệnh Tổng thống để bao vây Huawei, Trung Quốc có thể áp dụng lệnh tổng động viên toàn quốc khẩn cấp, dùng tinh thần "một tên lửa hai vệ tinh" trước đây, xây dựng tiêu chuẩn công nghệ vi mạch, mạng máy tính và kỹ thuật thông tin độc lập. Thứ ba, Trung Quốc hợp tác với tất cả các nước ngoài Mỹ, thiết lập sân chơi quốc tế mang tính chất mở cửa, không chịu sự kiểm soát của Mỹ và bị Mỹ lợi dụng.
Theo Bnews
Bất chấp lệnh cấm của Mỹ, Huawei không từ bỏ chương trình phát triển thiết bị 5G Huawei vẫn tự tin vào chương trình sản xuất thiết bị 5G bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, với việc tiếp tục hoạt động bình thường trong các phòng thí nghiệm. "Nếu Huawei không được phép cung cấp thiết bị 5G cho Mỹ, thì những người cuối cùng phải chịu thiệt sẽ lại chính là người Mỹ, những người sẽ không được...