Huawei trước ‘thời khắc sinh tử’: Những cuộc gọi 4 giờ sáng không còn bất thường
Huawei và các đối tác đang chạy hết tốc lực trước khi lệnh cấm của chính phủ Mỹ liên quan tới chip di động bắt đầu có hiệu lực.
Theo Nikkei, Huawei đang tích trữ chip di động 5G, chip Wi-Fi, tần số vô tuyến, driver màn hình và các linh kiện khác từ các nhà phát triển chip lớn, trong đó có MediaTek, RealTek, NovaTek, RichWave… Đây là những loại chip sống còn với việc kinh doanh smartphone. Tuy nhiên, vào ngày 17/8, Mỹ thông báo các nhà sản xuất chip nước ngoài bị cấm dùng công nghệ Mỹ để cung ứng chip cho Huawei trừ khi xin được giấy phép đặc biệt. Họ được phép giao các đơn hàng đang trong quá trình sản xuất nhưng phải chuyển trước nửa đêm ngày 14/9, tức là chưa đầy 3 tuần nữa.
Nếu cạn kiệt các linh kiện quan trọng này, các chuyên gia nhận định doanh số smartphone Huawei có thể giảm 75% năm 2021.
Nguồn tin tiết lộ để chạy đua với hạn chót mà Mỹ đưa ra, một số nhà cung ứng chip thậm chí đồng ý giao sản phẩm mới hoàn thiện được một nửa hoặc các đĩa bán dẫn (wafer) chưa được thử nghiệm hay lắp ráp. Thông thường, khi sản xuất chip, các mạch tích hợp phức tạp được “cấy” lên wafer rồi sau đó xử lý để đóng gói và kiểm tra. Tiếp đến, những con chip hoàn thiện sẽ được giao tới khách hàng như Apple, Huawei, Samsung để lắp ráp trong thiết bị điện tử.
“Chuyện Huawei gọi cho nhà cung ứng lúc 4 giờ sáng hay gọi điện họp lúc nửa đêm không còn là điều bất thường thời gian gần đây. Huawei đang kích hoạt chế độ “sống sót” hỗn loạn và thay đổi kế hoạch liên tục”, một nguồn tin tiết lộ.
Video đang HOT
Một nguồn tin khác đồng tình với quan điểm Huawei đang ở thời khắc sống còn. “Chúng tôi sẽ tuân thủ hoàn toàn quy định của Mỹ nhưng vẫn cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng… Chúng tôi chỉ còn 3 tuần để giao sản phẩm cho Huawei, vì vậy sẽ phải giao cả sản phẩm chip hoàn thiện cũng như chưa hoàn thiện hoặc wafer dù chưa được đóng gói và kiểm tra. Huawei đang chiến đấu để sống sót”, người này nói.
Các nhà cung ứng chip nhớ như Samsung, SK Hynix và các nhà cung ứng ống kính máy ảnh Largan Precision, Sunny Optical Technology cũng trong tình trạng tương tự: cố giao hàng cho Huawei trước hạn chót 14/9 do quy trình sản xuất của họ đều sử dụng phần mềm, công nghệ Mỹ.
Quy mô và tính bất ngờ của lệnh cấm từ Mỹ đã làm xáo trộn ngành công nghệ toàn cầu. Một đối tác của Huawei nhận định lệnh cấm mới có độ phủ quá rộng và xuất hiện vô cùng đột ngột mà không có thông báo trước, đúng vào lúc Huawei cũng đối tác vẫn đang tìm cách giảm thiểu thiệt hại từ lệnh cấm hồi tháng 5. “Thực sự, Huawei và nhiều đối tác cảm thấy khá sốc trước lệnh cấm. Toàn bộ chuỗi cung ứng đang chuẩn bị cho thiệt hại vì nhiều đơn hàng được kỳ vọng sẽ trở về số không sau ngày 15/9 và không phải linh kiện nào cũng bán được cho người khác. Chúng tôi vẫn đang tính toán nhu cầu tổng thể sẽ giảm mạnh tới mức nào”.
Vấn đề là, theo nguồn tin, rất khó để đẩy nhanh các con chip hiện đại vì lệnh cấm quá bất ngờ. Họ chỉ có thể điều chỉnh một số chi tiết nhỏ. Lệnh cấm là nguy cơ lớn với Huawei vì công nghệ và tài sản sở hữu trí tuệ Mỹ – từ phần mềm tới thiết bị, vật liệu – là một phần cơ bản của chuỗi cung ứng chip toàn cầu. Trừ khi Washington lật ngược lệnh cấm, các nhà cung ứng sắp hết thời gian của mình.
“Thứ họ muốn nhất là chip di động 5G và chip liên quan tới smartphone cao cấp”, một nguồn tin khác tiết lộ. “Song, nếu Mỹ không dỡ bỏ lệnh cấm sau này, ngay cả khi đã mua được chip hiện nay, mảng smartphone của Huawei vẫn chịu ảnh hưởng lớn. Rất khó để thiết kế sản phẩm mới bằng hàng tồn kho”.
Nỗ lực tích trữ hàng tồn kho của Huawei lúc này chủ yếu liên quan tới chip di động dành cho smartphone do công ty đã gom được số chip cho thiết bị viễn thông đủ dùng trong 2 năm.
Lần đầu Huawei công khai nỗ lực tích trữ là vào cuối tháng 5 khi thông báo chi 167,4 NDT để mua chip, linh kiện và vật liệu năm 2019, tăng 73% so với năm trước đó. Huawei luôn hi vọng Mỹ sẽ nới lỏng hạn chế đối với mảng smartphone và điện tử tiêu dùng song chính quyền Donald Trump chỉ nhăm nhe vá mọi lỗ hổng còn sót lại để chặn đường hãng công nghệ Trung Quốc.
Các nhà thầu sản xuất chip như TSMC, SIMC đã bị cấm từ tháng 5 vì sử dụng công nghệ Mỹ trong quá trình sản xuất. Lệnh cấm mới nhất vào tháng 8 tiếp tục chặn các nhà thiết kế chip khác. TSMC xác nhận không giao chip cho Huawei sau 14/9.
Năng lực thiết kế chip của Huawei cũng theo đó mà trở nên “què quặt”. Richard Yu, Giám đốc mảng điện tử tiêu dùng Huawei, thừa nhận năm 2020 có thể đặt dấu chấm hết cho chip Kirin, vốn được dùng trong thiết bị cao cấp của hãng. Dòng chip sẽ bị “tuyệt chủng” vì các hành động của Washington.
Lệnh cấm của Mỹ được đưa ra đúng vào lúc Huawei đạt cột mốc mới trên thị trường smartphone, đó là vượt Samsung trở thành thương hiệu smartphone số 1 thế giới trong quý II. Jeff Pu, chuyên gia công nghệ của GF Securities, nhận xét gần như Huawei và nhà cung ứng không thể thoát khỏi công nghệ Mỹ trong thời gian ngắn. Huawei vẫn bán được 195 triệu smartphone trong năm nay là nhờ lượng tồn kho tích trữ được trước đó. Song, doanh số năm 2021 có thể giảm còn khoảng 50 triệu máy nếu Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm.
TSMC đè bẹp Samsung về thị phần chip trong quý 2/2020
Với các khách hàng lớn như Apple, Huawei, Qualcomm, MediaTek... TSMC tiếp tục chứng tỏ mình là ông lớn trong lĩnh vực sản xuất chip di động trong quý 2/2020 với thị phần chiếm đến 51%.
TSMC vẫn là ông vua trong lĩnh vực gia công chip
Theo PhoneArena, bất chấp nỗ lực của Samsung gần đây để tăng sức cạnh tranh với TSMC trong việc gia công chip 5G, Nikkei Asian Review cho biết sự dẫn đầu của TSMC trong việc gia công chip 5G hiện tại là không thể vượt qua.
Ngay cả khi đại dịch Covid-19 gây ra các thách thức đối với TSMC, công ty Đài Loan vẫn không bị ảnh hưởng và thậm chí còn tuyển thêm nhân viên. Trong số này, nhà máy Đài Nam trị giá 40 tỉ USD mà TSMC xây dựng vào năm 2018 đang sản xuất chip A14 Bionic 5nm sẽ đảm nhận công việc quan trọng để triển khai chip 5G đến loạt iPhone 12.
Bên cạnh đó, TSMC cũng đang sản xuất chip 5nm cho HiSilicon của Huawei, nhưng điều này có thể bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm từ chính hủ Mỹ. Hiện tại Mỹ đang cho phép TSMC cung cấp chip 5nm từ các tấm wafer đã được sản xuất, miễn là nó được thực hiện trước ngày 12.9.
Nhà máy TSMC ở Đài Loan cũng là nơi hướng đến sản xuất chip 3nm có thể ra mắt vào năm 2022, tức định luật Gordon Moore vẫn được duy trì ít nhất thêm một lần nữa. Trước đó, chip A13 Bionic và Snapdragon 865 được sản xuất dựa trên quy trình 7nm, còn chip 5nm sẽ ra mắt vào nửa cuối năm nay.
Về thị phần chung trong quý 2/2020, TSMC có 51% thị trường đúc toàn cầu, còn Samsung là 18,8%. Các vị trí còn lại thuộc về Global Foundries (7,4%), UMC (7,3%) và SMIC (4,8%).
Thu nhập của các hãng chip Mỹ không ngừng tăng ở Trung Quốc Các nhà sản xuất chip của Mỹ kinh doanh mạnh ở Trung Quốc với những khách hàng không phải của Huawei. Ảnh: Reuters Không ít người cho rằng lệnh trừng phạt thương mại của chính quyền Washington dành cho Huawei Technologies cũng sẽ là đòn nặng nề đối với các nhà cung cấp phần mềm thiết kế chip của Mỹ. Tuy nhiên, báo...