‘Huawei thứ 2′ đang bị Mỹ nắm thóp
Tương lai của SMIC đang rơi vào “mớ bòng bong” khi phải đối mặt với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính phủ Mỹ.
Cuối tháng 9/2020, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đối với SMIC, công ty sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc. Do nghi ngờ SMIC sử dụng thiết bị, vật liệu mua từ nước ngoài phục vụ các dự án quân sự của chính phủ Trung Quốc, các nhà cung cấp Mỹ sẽ phải xin giấy phép từ Washington nếu muốn hợp tác với công ty này.
SMIC được chính quyền Bắc Kinh đặt nhiều hy vọng sẽ bắt kịp công nghệ chip bán dẫn của phương Tây.
Hôm 4/10, SMIC đã phải gửi báo cáo lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong. Nội dung bên trong có xác nhận Bộ Thương mại đã thông báo tới các nhà cung cấp Mỹ về những quy tắc hợp tác mới với SMIC. Công ty Trung Quốc đồng thời cảnh báo rủi ro đến từ những hoạt động kinh doanh sắp tới của mình tới giới đầu tư.
SMIC có thể trở thành “ Huawei thứ 2″
SMIC vốn đã phải hứng chịu nhiều lệnh cấm từ chính quyền ông Trump, trong đó có lệnh cấm cung cấp sản phẩm cho Huawei. Đây không chỉ là đòn giáng mạnh tay mà chính quyền ông Trump dành cho ngành bán dẫn, mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển công nghệ của Trung Quốc.
Theo CNN, việc chính phủ Mỹ chọn nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc làm mục tiêu tấn công đã thổi bùng lên ngọn lửa căng thẳng trong cuộc chiến công nghệ giữa hai nước. Trong khi đó, giới lãnh đạo của đất nước tỷ dân đang cố gắng bắt kịp công nghệ sản xuất chip của phương Tây, đầu tư hàng tỷ USD vào ngành này với hy vọng thoát khỏi cái bóng “công nghệ Mỹ”.
Video đang HOT
Công nghệ Mỹ có mặt hầu hết trên dây chuyền sản xuất vật liệu bán dẫn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu so sánh với những ông lớn trong ngành như Intel, Samsung hay TSMC, đại diện đến từ Trung Quốc đã bị bỏ xa từ 3-5 năm. Với lệnh hạn chế mới, lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn của Trung Quốc còn có thể tụt hậu hơn.
Theo Financial Times và một số nguồn tin khác, Bộ Thương mại Mỹ đã gửi thư đến các công ty nước này để cảnh báo về một “rủi ro không thể chấp nhận được” nếu đơn hàng xuất khẩu cho SMIC được sử dụng cho mục đích quân sự.
SMIC nhiều lần bác bỏ những cáo buộc có quan hệ với quân đội Trung Quốc, đồng thời tuyên bố các thiết bị của mình chỉ được sử dụng cho mục đích dân sự và thương mại.
Cổ phiếu của SMIC hôm 5/10 đã giảm gần 5%. Kể từ mức đỉnh 5,4 USD/cổ phiếu vào tháng 7, giá trị cổ phiếu của công ty này đã giảm gần 60% chỉ trong vòng 3 tháng. SMIC cũng giao dịch tại Thượng Hải, nhưng các thị trường ở Trung Quốc đại lục đóng cửa trong tuần này để nghỉ lễ.
SMIC chỉ là một trong những “nạn nhân” đứng giữa cuộc chiến công nghệ của 2 quốc gia. Tổng thống Donald Trump và giới chức Mỹ còn áp đặt lệnh hạn chế với nhiều công ty Trung Quốc khác như Huawei, TikTok hay WeChat.
Giống như nhiều nhà cung cấp chip bán dẫn trên toàn cầu, SMIC hiện dựa vào phần mềm, máy móc và công nghệ Mỹ để phục vụ sản xuất. Theo các nhà phân tích đến từ công ty môi giới Jefferies, ước tình từ 40-50% thiết bị của SMIC có nguồn gốc từ Mỹ.
Phát ngôn viên của Bộ Thương mại không bình luận thêm về tình hình của SMIC với CNN, nhưng cơ quan này lưu ý sẽ “liên tục theo dõi và đánh giá bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào đối với an ninh quốc gia của Mỹ và các lợi ích chính sách đối ngoại, ngoài ra sẽ có biện pháp hành động thích hợp như cam kết”.
Số phận u ám của SMIC
Bộ Thương mại Mỹ đã không bổ sung SMIC vào danh sách đen quốc gia, theo đó có thể cấm các công ty Mỹ, thậm chí các công ty sử dụng công nghệ Mỹ hợp tác với SMIC. Năm 2019, gã khổng lồ công nghệ Huawei đã bị đưa vào danh sách này, từ đó đến nay, Huawei liên tục phải đối mặt với những khó khăn cũng như chứng kiến hoạt động kinh doanh giảm sút.
Trong tuyên bố hôm 4/10, SMIC cho biết công ty đang đàm phán với Bộ Thương mại Mỹ , đồng thời đánh giá các tác động của lệnh cấm.
“Đây không phải một lệnh cấm toàn diện đối với SMIC”, nhà phân tích Edison Lee của Jefferies nhận định lá thư Bộ Thương mại gửi các đối tác của SMIC như một lời cảnh báo. Theo đó khẳng định khái niệm “người dùng cuối có liên quan đến quân sự” đã bao gồm các công ty tư nhân cung cấp sản phẩm cho quân đội, đòi hỏi nhà cung cấp Mỹ cần có giấy phép để giao dịch.
Kìm hãm sự phát triển của SMIC đồng nghĩa với việc gây tổn hại cho chính công ty Mỹ.
Những khó khăn mà hãng công nghệ Trung Quốc gặp phải có thể là đòn bẩy cho các nhà sản xuất chip trên thế giới vươn lên, điển hình là Samsung.
Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc có thể được hưởng nhiều lợi ích từ lệnh cấm của đối thủ. Không chỉ thế, Samsung sẽ được chính phủ Mỹ hỗ trợ các hoạt động sản xuất thiết bị bán dẫn tại nước này. Từ năm 1996, Samsung đã có một nhà máy sản xuất chip tại Austin, Texas. Vào năm 2017, công ty đã rót thêm 1 tỷ USD để mở rộng quy mô của cơ sở này.
Tuy nhiên, những hạn chế của chính quyền ông Trump nhắm vào SMIC có thể gây tổn hại cho nhiều công ty Mỹ.
Quá trình phát triển lĩnh vực bán dẫn luôn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. Theo Paul Triolo, người đứng đầu bộ phận địa công nghệ Eurasia Group, lệnh hạn chế sẽ cắt giảm doanh thu của các công ty Mỹ có được thông qua việc hợp tác với những công ty Trung Quốc như SMIC.
“Số tiền thu lại được sẽ được tái đầu tư phục vụ quá trình nghiên cứu và phát triển những thế hệ thiết bị bán dẫn tiếp theo”, Triolo chia sẻ thêm.
Các hãng công nghệ Trung Quốc đối mặt nguy cơ toàn cầu
Các công ty công nghệ Trung Quốc có thể gặp khó khăn khi một số nước thay đổi tiêu chuẩn và quy tắc quản lý theo Mỹ.
"Những động thái của Mỹ nhằm vào Huawei, TikTok, WeChat và SMIC chỉ là khởi đầu của sự chuyển dịch sâu sắc, trong đó chứng kiến Liên minh châu Âu (EU) và các tổ chức quốc tế xem xét lại cách làm việc với công nghệ Trung Quốc", báo cáo được Quỹ Hinrich có trụ sở tại châu Á công bố có đoạn viết.
Các công ty Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trên toàn cầu khi quá trình tách rời Mỹ - Trung tăng tốc, trong khi những nước có chung quan điểm sẽ hợp lực để thúc đẩy những tiêu chuẩn và quy tắc riêng trong ngành công nghệ.
Ứng dụng TikTok và WeChat trên một điện thoại trưng bày ở Bắc Kinh hồi tháng 8. Ảnh: Reuters.
Australia, Nhật Bản và Anh đã theo bước Mỹ khi cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G, còn Ấn Độ cũng ra lệnh cấm hơn 100 ứng dụng Trung Quốc, trong đó có TikTok.
Hồi tháng 8, Mỹ khởi động sáng kiến Mạng lưới Sạch nhằm loại bỏ công nghệ Trung Quốc khỏi các mạng không dây và kỹ thuật số, với lý do chúng gây ra những mối đe dọa an ninh quốc gia. Chỉ một tháng sau, Trung Quốc cũng kích hoạt Sáng kiến Toàn cầu về An toàn Dữ liệu (GIDS), trong đó kêu gọi áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu về bảo mật dữ liệu, nhưng động thái này bị chỉ trích chỉ là nỗ lực ngăn các nước tham gia chương trình của Mỹ.
Báo cáo nhận xét, những hành động này gây khủng hoảng cho doanh nghiệp Trung Quốc, vốn đang chịu nhiều áp lực do bị coi là cánh tay nối dài của chính phủ. Trong bối cảnh đối đầu Mỹ - Trung leo thang, mối liên hệ giữa các công ty với chính phủ khiến họ bị đánh giá là những thành phần độc hại.
Quỹ Hinrich cho rằng Mỹ sẽ tăng cường nỗ lực ngăn chặn các công ty Trung Quốc mở rộng ra thị trường quốc tế, bất chấp ai là người chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa Tổng thống Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden vào tháng 11.
"Điều này sẽ đánh dấu bước ngoặt trong ngoại giao toàn cầu, có thể dẫn đến sự xuất hiện của những khuôn khổ pháp lý mới nhằm quản lý công nghệ và dữ liệu. Điều đó sẽ gây nhiều vấn đề cho các tập đoàn công nghệ Trung Quốc", báo cáo kết luận.
Sony, Kioxia muốn cung cấp linh kiện cho Huawei Hai công ty Nhật Bản là Sony và Kioxia đang tìm kiếm sự chấp thuận của chính phủ Mỹ để cung cấp module máy ảnh và chip nhớ cho Huawei. Theo Nikkei, động thái của Sony và Kioxia diễn ra sau khi một số công ty công nghệ khác, như Intel, xin được giấy phép tiếp tục "làm ăn" với Huawei. Ngày càng...