Huawei tạo ra hơn 200.000 việc làm ở châu Âu năm 2019
Bất chấp những vấn đề liên quan đến lệnh cấm từ Mỹ, Huawei vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh tại châu Âu khi công ty này mở rộng tầm hoạt động của mình.
Huawei đã mang lại nhiều lợi ích cho châu Âu vào năm ngoái
Theo GizChina, Viện Nghiên cứu Kinh tế Oxford (Anh) mới đây công bố một báo cáo về Huawei, đi kèm với chú thích “Tác động của Huawei đối với Báo cáo Kinh tế châu Âu”. Báo cáo chỉ ra rằng trong năm 2019, hoạt động của Huawei ở châu Âu tạo ra 16,4 tỉ EUR lợi ích kinh tế cho châu Âu; trực tiếp hoặc thông qua chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến khoảng 224.300 việc làm và 6,6 tỉ EUR tiền thuế .
Huawei cũng có những đóng góp tích cực cho châu Âu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Theo “Xếp hạng đầu tư vào R&D trong lĩnh vực công nghiệp của EU 2018/2019″ do Ủy ban châu Âu công bố, Huawei đứng thứ 5. Trong bảng xếp hạng đơn đăng ký bằng sáng chế năm 2019 của Văn phòng Bằng sáng chế châu Âu, các đơn đăng ký bằng sáng chế của Huawei đứng đầu.
Video đang HOT
Pete Collings, người đứng đầu Bộ phận Tư vấn Tác động Kinh tế châu Âu và Trung Đông tại Oxford Economics, cho biết: “Đầu tư vào R&D như những gì mà Huawei đã làm là quan trọng để cải thiện năng suất chung của nền kinh tế châu Âu”.
Liu Kang, trưởng đại diện Huawei tại châu Âu, cho biết: “Năm 2019, đóng góp trực tiếp của Huawei vào GDP châu Âu là 2,8 tỉ EUR, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11,4% trong 5 năm qua. Năm 2020, Huawei sẽ đảm bảo sự ổn định mạng ở châu Âu. Chúng tôi sẽ hoạt động an toàn để đáp ứng nhu cầu của mọi người về văn phòng trực tuyến, giáo dục trực tuyến…”.
Vị đại diện của Huawei cũng nói rằng công ty đã phát triển ở châu Âu trong 20 năm và bắt nguồn từ việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ cao. Trong tương lai, công ty sẽ cùng các đối tác vượt qua khó khăn và tạo ra giá trị tài sản của mình.
Viện Nghiên cứu Kinh tế Oxford đã đánh giá tác động kinh tế tổng thể của Huawei đối với châu Âu, bao gồm đóng góp vào GDP châu Âu, việc làm tạo ra ở châu Âu và các khoản thuế đạt được. Khá thú vị khi thấy công ty vẫn đang làm được nhiều điều bất chấp những khó khăn đang phải đối mặt. Nhưng với tình hình chính trị hiện tại ở Mỹ, Huawei có thể có một cơ hội khác để đàm phán lại cách thoát khỏi lệnh cấm.
Huawei đang đối mặt với thất bại ở châu Âu
Mới đây, Huawei đã phải chịu hai tổn thất lớn sau khi Thụy Điển và Ý có những động thái chống lại việc triển khai 5G của công ty viễn thông Trung Quốc ở châu Âu.
Theo nguồn tin từ Euronews cho biết, ngày 20/10 vừa qua Thụy Điển là quốc gia tiếp theo ở châu Âu tuyên bố cấm các thiết bị viễn thông của các công ty viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE tham gia vào mạng 5G. Cơ quan quản lý viễn thông Thụy Điển (PTS) cho biết lệnh cấm được đưa ra nhằm mục đích để "đảm bảo rằng việc sử dụng tần số không gây nguy hiểm cho vấn đề an ninh quốc gia của Thụy Điển".
Huawei đang đối mặt với thất bại ở châu Âu
PTS cho biết thêm, bất kỳ thiết bị nào của Huawei hoặc ZTE đã được lắp đặt trong mạng lưới viễn thông của quốc gia này sẽ cần phải được gỡ bỏ trước ngày 1 tháng 1 năm 2025. Quyết định này được đưa ra sau khi có ý kiến đánh giá từ lực lượng quân đội và cơ quan an ninh của Thụy Điển.
Liên quan đến việc chính phủ Ý có các động thái chống lại việc triển khai 5G của các nhà cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc, nguồn tin từ Reuters cho biết, ngày 22/10, chính phủ Ý đã ngăn cản Tập đoàn viễn thông Fastweb ký thỏa thuận với Huawei để cung cấp thiết bị cho mạng lõi 5G của họ. Quyết định được đưa ra sau cuộc họp nội các diễn ra vào ngày 22/10, báo hiệu lần đầu tiên Ý phủ quyết thỏa thuận cung cấp thiết bị với Huawei về mạng lõi 5G của họ.
Chính phủ Ý đã sử dụng quyền kiểm duyệt đặc biệt của mình để ngăn cản Fastweb - một chi nhánh của công ty viễn thông Swisscom ở Ý thực hiện thương vụ này. "Chính phủ đã phủ quyết hoạt động này, yêu cầu Fastweb đa dạng hóa các nhà cung cấp của mình", một nguồn tin cấp cao của chính phủ nói với Reuters.
Nguồn tin từ Euronews cũng cho biết, một số quốc gia châu Âu đã phản đối Huawei hoặc đang xem xét chống lại Huawei sau áp lực từ Mỹ, vì chính phủ Mỹ cho rằng Huawei có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc, mà điều này sẽ gây ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ cũng như các nước đồng minh. Vào tháng 7 vừa qua, Vương quốc Anh đã đưa ra quyết định cấm Huawei khỏi mạng 5G của họ.
Không giống như Anh và Thụy Điển, chính phủ Pháp không ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn thiết bị của Huawei trong mạng 5G của họ mà đang thúc đẩy các công ty Pháp loại bỏ dần các thiết bị của các công ty Trung Quốc. Các nhà mạng Pháp đã sử dụng thiết bị 5G của Huawei sẽ có giấy phép hoạt động bị giới hạn trong 8 năm, Euronews cho biết.
Mặc dù Ý đang có các động thái chống lại Huawei nhưng họ cũng đang theo chân Pháp, khi từ chối thực hiện lệnh cấm hoàn toàn đối với Huawei. Một nguồn tin từ văn phòng Thủ tướng Ý nói với Reuters rằng, chính phủ muốn đánh giá xem liệu thiết bị của Huawei có thể đóng một vai trò nào đó trong mạng lõi 5G hay không.
Trong khi đó, các quan chức của Ủy ban châu Âu cho rằng, các nhà cung cấp thiết bị viễn thông như Ericsson của Thụy Điển hoặc Nokia của Phần Lan có thể cung cấp cơ sở hạ tầng 5G cho các quốc gia của Liên minh châu Âu.
Tránh lệnh cấm từ Mỹ, Huawei sẽ tự sản xuất chip Để đảm bảo khả năng tự cung ứng chip cho mảng hạ tầng viễn thông, Huawei quyết định tự sản xuất chip. Một báo cáo mới của trang tin Financial Times cho thấy Huawei đang có kế hoạch thoát khỏi sự trừng phạt từ chính phủ Mỹ: tự xây dựng một nhà máy sản xuất chip không sử dụng công nghệ Mỹ ở...