Huawei: Phải đến năm 2030 mới có mạng 6G
Từ nay cho tới năm 2030 sẽ là kỷ nguyên 5G, trước khi thế hệ mạng di động 6G chính thức được thương mại hóa.
Sáng hôm qua (28/3), hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã chính thức khai mạc tại thị trấn Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Trong hội nghị, ông Yang Chaobin – chủ tịch dòng sản phẩm 5G của Huawei đã tham gia thảo luận về “5G: Thành tựu IoT”.
Ông cho rằng mặc dù có khá nhiều người đang nói về 6G, tuy nhiên thế hệ mạng di động thứ 6 sẽ không được thương mại hóa trước năm 2030. Do đó, từ nay cho đến năm 2030, đây sẽ là thời đại của 5G.
Yang Chaobin tin rằng ngành công nghiệp đã đạt được sự đồng thuận nhất định về những tiềm năng giới hạn của mạng 5G ở thời điểm hiện tại. Bảo mật cũng là một vấn đề chính của 5G trong quy trình thiết lập tiêu chuẩn. Thập kỷ tiếp theo sẽ là một thập kỷ 5G đối với ngành công nghiệp di động. Cách mà nhiều người nhìn vào viễn cảnh 5G không hề giống nhau. Vì vậy, tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn 5G là một điều cực kì quan trọng.
Video đang HOT
Ở thời điểm hiện tại, tiêu chuẩn 5G về cơ bản đã được xác định. Các nhà mạng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới đang đầu tư một lượng vốn lớn và công nghệ tiên tiến vào các hoạt động thương mại liên quan đến 5G. Rõ ràng, sự xuất hiện của 5G cũng sẽ đẩy nhanh sự phát triển của mạng 6G trong tương lai.
Hiện tại, Mỹ đang chuẩn bị để triển khai nghiên cứu mạng 6G và đã thực hiện xong các bước đầu tiên. Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã bắt đầu chuẩn bị cho việc nghiên cứu và phát triển 6G, bỏ phiếu nhất trí để mở tần số Terahertz (THz) cho các dịch vụ 6G. Nó này nằm trong dải tần từ 95 GHz tới 3 THz và sẽ được mở để sử dụng trong quá trình thử nghiệm 6G.
Mặc dù Mỹ đang nỗ lực hết mình để trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thương mại hóa 6G, tuy nhiên không ai biết điều gì sẽ xảy ra và ngành công nghiệp di động sẽ thay đổi như thế nào trong thập kỷ tới.
Theo GenK
Chủ tịch Yang Chaobin: Huawei đã đầu tư nghiên cứu 5G hơn 10 năm
Trong cuộc họp báo mới đây, Yang Chaobin, Chủ tịch dòng sản phẩm 5G của Huawei cho biết công ty đã đầu tư vào công nghệ 5G trong hơn 10 năm.
Theo đó, Huawei đã đi trước các đối thủ ít nhất 12 tháng ở lĩnh vực mạng 5G và đã tích lũy được hơn 2.570 giấy phép bằng sáng chế cơ bản. "Chúng tôi đã ký hơn 30 hợp đồng thương mại 5G và hơn 40.000 trạm gốc 5G đã được chuyển đến nhiều quốc gia," vị Chủ tịch này cho biết.
"Phải mất 10 năm để công nghệ 3G thu hút được 500 triệu người dùng và 5 năm cho công nghệ 4G. Chúng tôi hy vọng công nghệ 5G sẽ đạt 500 triệu người dùng chỉ sau 3 năm. Năm 2019, hơn 50 quốc gia dự kiến sẽ phổ biến 5G. Huawei đã phát triển công nghệ mạng 5G mạnh mẽ, đơn giản và thông minh nhất thế giới," Yang Chaobin nói thêm.
Dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2019 của Hoa Kỳ vẫn áp dụng một cách không đúng đắn lệnh cấm Huawei dựa trên những lo ngại bảo mật vô căn cứ. Huawei đã hoạt động tại hơn 170 quốc gia và khu vực và duy trì thành tích an toàn tốt trong 30 năm qua.
Việc loại trừ Huawei và làm suy yếu cạnh tranh công bằng sẽ tăng chi phí xây dựng mạng đối với các nhà mạng Mỹ, từ đó làm chậm tốc độ triển khai 5G, gây thiệt hại cho nền kinh tế và cuối cùng ảnh hưởng đến quyền của người dân Mỹ được trải nghiệm mạng 5G tiên tiến.
Giám đốc công nghệ của nhà mạng Telus của Canada cho biết, việc Huawei tham gia cạnh tranh thị trường 5G có thể giúp giảm ít nhất 15% chi phí trong ngành. Từ năm 2017 đến 2020, các nhà mạng ở Bắc Mỹ sẽ chi tới 136 tỷ USD vốn chi tiêu. Nếu Huawei được tự do tham gia cạnh tranh thị trường này, ngay cả khi chỉ có thể tiết kiệm được 15% chi phí trong ngành, khoản tiết kiệm sẽ lên tới 20 tỷ USD.
Nguồn: Gizchina
Doanh thu từ smartphone đạt 52 tỷ USD, Huawei tuyên bố sẽ lật đổ Samsung trong năm nay Năm 2018 là một năm đại thành công của Huawei với đà tăng trưởng kinh ngạc. Công ty đã đạt mục tiêu xuất xưởng trên 200 triệu chiếc smartphone, vượt qua Apple về thị phần, dẫn đầu nhiều trào lưu như thiết kế gradient hay camera hàng đầu. Bước sang 2019, hãng điện thoại Trung Quốc tuyên bố tham vọng lớn lao sẽ...