Huawei, Oppo ký thỏa thuận dùng chung bằng sáng chế
Huawei cho biết thỏa thuận trên bao gồm các bằng sáng chế về tiêu chuẩn di động thiết yếu, trong đó bao gồm cả mạng 5G.
(Nguồn: huaweicentral.com)
“Gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Huawei đã ký một thỏa thuận cấp phép chéo bằng sáng chế toàn cầu với nhà sản xuất điện thoại thông minh “đồng hương” Oppo.
Trong thông báo ngày 9/12, Huawei cho biết thỏa thuận trên bao gồm các bằng sáng chế về tiêu chuẩn di động thiết yếu, trong đó bao gồm cả mạng 5G.
Trong khi đó, ông Adler Feng – Giám đốc sở hữu trí tuệ của Oppo – cho rằng: “Việc hợp tác này là minh chứng rõ ràng cho thấy hai công ty công nhận và rất tôn trọng giá trị tài sản trí tuệ của nhau. Đó là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi.”
Video đang HOT
Trong năm qua, Huawei đã ký thỏa thuận dùng chung bằng sáng chế với gần 20 nhà sản xuất trên toàn thế giới, trong đó có hãng Samsung của Hàn Quốc.
Dự kiến trong năm nay, hãng sẽ cấp bằng sáng chế cho 350 triệu điện thoại di động 5G và 15 triệu phương tiện kết nối thông minh./.
Nga hợp pháp hóa hành vi trộm cắp bằng sáng chế, cân nhắc 'quốc hữu hóa' Apple
Chính phủ Nga đang tiến hành kế hoạch quốc hữu hóa tài sản do các công ty phương Tây, như Apple, đã để lại khi rời khỏi đất nước này.
Nga đã hợp pháp hóa hiệu quả hành vi trộm cắp bằng sáng chế từ bất kỳ ai liên kết với các quốc gia "không thân thiện" với nước này, tuyên bố cũng nói rằng việc sử dụng trái phép sẽ không phải bồi thường.
Nghị định trên đã được ban hành trong tuần này, làm căng thẳng thêm cuộc chiến kinh tế đã nổ ra sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt và rút khỏi ngành công nghiệp dầu khí khổng lồ của Nga. Các quan chức Nga cũng đưa ra khả năng dỡ bỏ các hạn chế đối với một số nhãn hiệu đang rút khỏi Nga hàng loạt, theo các phương tiện truyền thông nhà nước.
Các chuyên gia cho biết ảnh hưởng của việc mất quyền bảo hộ bằng sáng chế sẽ khác nhau tùy theo công ty, và cũng tùy thuộc vào việc họ có bằng sáng chế có giá trị ở Nga hay không. Chính phủ Mỹ từ lâu đã cảnh báo về tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước này. Năm ngoái, Nga nằm trong số 9 quốc gia nằm trong "danh sách theo dõi ưu tiên" vì các cáo buộc liên quan tới việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Giờ đây, các thực thể của Nga không thể bị kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu họ sử dụng một số bằng sáng chế mà không được phép.
Josh Gerben, một luật sư về sở hữu trí tuệ tại Washington, cho biết sắc lệnh về bằng sáng chế và bất kỳ việc dỡ bỏ bảo vệ sở hữu trí tuệ nào nữa có thể ảnh hưởng đến đầu tư của phương Tây vào Nga. Các công ty đã nhìn thấy rủi ro trong việc kinh doanh ở Nga sẽ có thêm lý do để lo lắng.
Gerben nói: "Đó chỉ là một ví dụ khác về việc mối quan hệ của Nga với thế giới đã thay đổi mãi mãi."
Nghị định của Nga loại bỏ các biện pháp bảo vệ đối với các chủ sở hữu bằng sáng chế đã đăng ký tại các quốc gia thù địch, kinh doanh tại đó hoặc giữ quốc tịch của họ.
Điện Kremlin đã không ban hành bất kỳ sắc lệnh nào về việc dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, Bộ Phát triển Kinh tế Nga vào tuần trước cho biết các nhà chức trách đang xem xét "loại bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng tài sản trí tuệ trong một số hàng hóa mà nguồn cung cấp cho Nga bị hạn chế", theo hãng tin nhà nước Nga Tass, và rằng các biện pháp tiềm năng có thể ảnh hưởng đến các sáng chế, chương trình máy tính và nhãn hiệu.
Bộ cho biết các biện pháp này sẽ "giảm thiểu tác động đối với thị trường do đứt gãy chuỗi cung ứng, cũng như tình trạng thiếu hụt hàng hóa và dịch vụ phát sinh do các lệnh trừng phạt mới của các nước phương Tây," Tass nói.
Luật sư Gerben cho biết một sắc lệnh tương tự về nhãn hiệu sẽ mở đường cho các công ty Nga khai thác các nhãn hiệu Mỹ đã ngừng kinh doanh tại Nga. Ông đưa ra một giả thuyết liên quan đến việc McDonalds, một trong những gã khổng lồ toàn cầu vừa tạm ngừng hoạt động tại Nga trước áp lực của dư luận.
Cũng trong hôm qua, Tổng thống Nga đã tán thành kế hoạch quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài đã rời khỏi đất nước, sau khi hàng trăm công ty phương Tây đã đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động.
Các công ty có thể dừng quá trình quốc hữu hóa nếu họ khởi động lại hoạt động kinh doanh của mình ở Nga trong vòng năm ngày kể từ ngày có lệnh của tòa án. Ngoài ra, họ cũng sẽ có khả năng bán tài sản của mình để bảo toàn việc làm và các hoạt động kinh doanh.
Một số công ty nước ngoài mà Nga đang xem xét để quốc hữu hóa bao gồm Apple, Ikea, Microsoft, IBM, Toyota, McDonalds và H&M, theo CNN đưa tin.
Apple đã tạm dừng tất cả các hoạt động bán hàng trực tuyến của mình tại Nga vào ngày 1/3, đồng thời ngừng xuất khẩu cho các nhà bán lẻ bên thứ ba tại nước này. Kể từ đó, công ty đã thực hiện các bước bổ sung để rời khỏi Nga, bao gồm việc tắt tính năng mua hàng trên App Store và tạm ngừng quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm trên App Store.
Lý do Apple, Samsung đua nhau mở cửa hàng riêng ở Việt Nam Sau Apple, Samsung cũng chính thức tham gia vào hình thức cửa hàng độc quyền để mở rộng kênh bán hàng. Samsung vừa kết hợp cùng Minh Tuấn Mobile và ShopDunk khai trương hai hệ thống Premium Store đầu tiên tại Việt Nam. Trước đó, mô hình Apple mono store cũng phát triển trong năm 2021 với hàng loạt cửa hàng mới được...