Huawei “nắn gân” Mỹ nếu làm gián đoạn hoạt động sản xuất chip
Trước những hành động “gây hấn” ngày càng lớn mà chính phủ Mỹ đưa ra, Huawei đã bắt đầu sẵn sàng để “trả thù”.
Báo cáo từ Reuters, Chủ tịch luân phiên hiện tại của Huawei, Eric Xu, đã lên tiếng về các hành động của chính phủ Mỹ tại sự kiện công bố kết quả kinh doanh năm 2019 mới đây.
Ông Xu nói rằng, nếu Mỹ hạn chế thêm quyền tiếp cận nguồn cung của Huawei, chính phủ Trung Quốc sẽ không đứng ngoài và xem Huawei bị “tàn sát trên thớt”. Điều này có thể bao gồm việc cấm sử dụng chip 5G hoặc trạm gốc 5G, smartphone và các thiết bị thông minh khác do các công ty Mỹ cung cấp vì lý do an ninh mạng.
Video đang HOT
Được biết bên cạnh việc chặn Huawei khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ, nơi Huawei chi đến 18 tỷ USD mua sắm vào năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách thắt chặt việc chặn Huawei bằng cách cắt quyền của Huawei trong việc tiếp cận dây chuyền sản xuất của TSMC – xưởng đúc chip độc lập lớn nhất thế giới – để sản xuất chip do Huawei thiết kế, bao gồm chip Kirin và Balong. Theo Quy tắc Sản phẩm Trực tiếp Nước ngoài, Mỹ có thể đặt quyền kiểm soát xuất khẩu đối với các sản phẩm có chứa từ 25% trở lên các công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ (về giá trị). Hiện tại, chính quyền Mỹ đang có ý định giảm ngưỡng này xuống mức còn 10%. Điều đó sẽ cho phép chính phủ Mỹ có khả năng chặn xuất khẩu chip của TSMC sang Huawei.
Xu tuyên bố rằng nếu chính quyền Trump giảm ngưỡng của quy tắc xuống 10%, chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm vào các công ty công nghệ của Mỹ và lúc đó, tác động đối với ngành công nghiệp toàn cầu sẽ là rất đáng kể. Xu cảnh báo: “Đó không chỉ là một công ty như Huawei mà còn nhiều công ty khác sẽ bị phá hủy”.
Trước đó, lo ngại mối quan hệ giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc đã khiến Mỹ đưa công ty này vào Danh sách đen của Bộ Thương mại nước này. Các nhà lập pháp ở Mỹ lo ngại Huawei sử dụng điện thoại và thiết bị mạng của mình để do thám Bắc Kinh. Huawei đã phủ nhận điều này nhiều lần và cho biết không có bằng chứng nào cho thấy có cửa hậu đặt bên trong các sản phẩm của họ.
Dẫu vậy, hiện tại Huawei vẫn không thể được cấp phép Google Mobile Services trên các thiết bị cầm tay mới của họ như Google Play Store, Google Maps, Google Search, Gmail, Google Drive, Google Translate… Điều này không quan trọng ở Trung Quốc, nơi hầu hết các ứng dụng Google bị cấm nhưng lại quan trọng đối với người tiêu dùng quốc tế. Tuy Huawei đã phát triển hệ sinh thái Huawei Mobile Services của riêng mình và đưa lên dòng Huawei P40 vừa được công bố nhưng điều đó cũng khó có thể thu hút người tiêu dùng quốc tế vốn rất phụ thuộc vào các ứng dụng Google.
Như Quỳnh
Ngành công nghiệp sản xuất chip Mỹ lo ngại đề xuất kiểm soát mới
Các tập đoàn công nghiệp Mỹ đang tìm cách loại bỏ những thay đổi đã được đưa ra trong đề xuất kiểm soát xuất khẩu mới của chính phủ, vì cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến việc bán một số chất bán dẫn cho Trung Quốc.
Ngành công nghiệp sản xuất chip Mỹ lo ngại các quy định xuất khẩu mới của chính phủ
Trong một bức thư được gửi vào hôm 6.4, 9 nhóm nhà sản xuất chip và các bên liên quan đã đồng loạt kêu gọi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho phép góp ý công khai trước khi các quy tắc xuất khẩu mới chính thức có hiệu lực, để tránh khỏi những hậu quả khó lường.
Theo nội dung bức thư được đại diện Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn và Hội đồng ngoại thương quốc gia Mỹ, SEMI và 6 nhóm khác ký vào cho biết, "những thay đổi này có thể dẫn đến những tác động đáng kể đến ngành công nghiệp bán dẫn, chuỗi cung ứng toàn cầu và ngành công nghệ rộng lớn hơn". Ngoài ra nó còn có thể tạo ra cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, bởi "các chip bán dẫn hiện đang được dùng để điều khiển các chức năng trong các thiết bị y tế tiên tiến dành cho các chuyên gia y tế tham gia điều trị cho cộng đồng trực tiếp và từ xa".
Theo Reuters, tuần trước đã có thông tin cho rằng các quan chức cấp cao của Mỹ đã đồng ý về các chính sách mới để kiểm soát việc xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc. Các thay đổi này nhằm ngăn chặn Trung Quốc có được các công nghệ tiên tiến của Mỹ dành cho mục đích thương mại và chuyển hướng sang cả quân sự. Thậm chí, các quan chức này còn muốn đưa ra quy định các công ty nước ngoài dùng thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải được Mỹ cấp phép trước khi cung cấp một số chip nhất định cho Huawei.
Trước đó, Chủ tịch Ajit Manocha của SEMI - tổ chức đại diện cho chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn và điện tử Mỹ đã gửi một bức thư khác tới Tổng thống Donald Trump nói rằng, sự thay đổi này sẽ gây tổn hại cho ngành xuất khẩu thiết bị sản xuất chip của Mỹ vốn đang mang lại cho quốc gia này 20 tỉ USD mỗi năm.
Hữu Thắng
Huawei công bố báo cáo thường niên năm 2019 với những số liệu đầy bất ngờ 2019 được coi là năm khó khăn của Huawei khi bị Hoa Kỳ liệt vào 'danh sách đen thương mại', nhưng kết quả kinh doanh lại cho thấy điều ngược lại. Huawei đạt được kết quả kinh doanh rất tốt trong năm 2019 Theo báo cáo thường niên 2019 mà Huawei vừa công bố, tổng doanh thu bán hàng toàn cầu năm 2019...