Huawei mang bất ngờ lớn đến ngành ôtô, tuyên bố vượt Tesla
Tập đoàn viễn thông Trung Quốc sẽ hợp tác với 3 hãng để phát triển công nghệ xe tự lái, mục tiêu cạnh tranh với Tesla và Xiaomi.
Huawei sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào nghiên cứu công nghệ xe điện và xe tự lái. Theo Bloomberg , điều này giúp tập đoàn viễn thông Trung Quốc đẩy nhanh kế hoạch cạnh tranh với Tesla và Xiaomi trong thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức.
Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei cho biết công nghệ tự lái của hãng đã vượt qua Tesla trong một số trường hợp, ví dụ như cho phép xe chạy quãng đường hơn 1.000 km mà không cần con người can thiệp.
Huawei sẽ đầu tư 1 tỷ USD cho xe điện và xe tự lái.
“Tôi không biết họ có khoe khoang hay không, nhưng đội ngũ của chúng tôi khẳng định có thể giúp xe chạy quãng đường hơn 1.000 km mà không cần con người can thiệp. Nó tốt hơn nhiều so với Tesla”, chủ tịch luân phiên Huawei cho biết.
Theo ông Xu, tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc sẽ hợp tác với 3 hãng xe hơi để tạo ra chiếc xe tự lái đầu tiên mang thương hiệu Huawei. Mẫu xe sẽ in logo Huawei và các đối tác cung cấp công nghệ tự lái. Hiện tại, Huawei đã hợp tác với BAIC, Changan và GAC (Guangzhou Automobile).
“Mảng kinh doanh xe hơi thông minh nhận một trong những khoản đầu tư lớn nhất của Huawei. Chúng tôi sẽ dồn hơn 1 tỷ USD để phát triển linh kiện xe trong năm nay”, ông Xu cho biết thị trường xe hơi Trung Quốc rộng lớn, chỉ cần kiếm được trung bình 10.000 nhân dân tệ cho mỗi chiếc xe bán tại đây cũng là thành công của tập đoàn.
Huawei đang tìm cách vươn lên sau một năm chìm trong khó khăn, khi các lệnh trừng phạt từ chính quyền cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng lớn đến bộ phận di động, làm trì trệ kế hoạch phát triển mạng 5G.
Video đang HOT
Nếu tham gia thị trường xe điện, Huawei sẽ phải dè chừng Tesla, bên cạnh các hãng đang chi tiền đầu tư như Xiaomi.
Trong khi chính quyền Tổng thống Biden không có dấu hiệu nới lỏng lệnh trừng phạt, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã hướng tập đoàn sang các lĩnh vực tiềm năng như nông nghiệp thông minh, chăm sóc sức khỏe và xe điện. Ông hy vọng Huawei sẽ sánh ngang những tên tuổi lớn trong ngành.
Không chỉ Huawei, nhiều hãng công nghệ như Apple, Xiaomi cũng đang nhắm vào lĩnh vực xe điện và xe tự lái. Hãng phân tích Canalys dự đoán doanh số xe điện tại Trung Quốc sẽ tăng 50% trong năm nay.
Nếu lấn sân sang xe điện, Huawei sẽ phải chịu cạnh tranh lớn từ các hãng như Tesla của Mỹ, Nio và Xpeng từ Trung Quốc. Xiaomi, một trong những hãng smartphone lớn nhất thế giới, cũng công bố kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD cho dự án xe thông minh. Baidu, ứng dụng tìm kiếm phổ biến tại đất nước tỷ dân, được cho đang hợp tác với hãng Geely để sản xuất xe điện.
Điều gì khiến nhân viên Huawei cống hiến không mệt mỏi?
Khởi đầu với số vốn ít ỏi 3.300 USD, người sáng lập Huawei - ông Nhậm Chính Phi đã làm thế nào để giữ chân những nhân sự cốt cán từ ngày đầu?
Huawei thành lập năm 1987 tại Thâm Quyến, trong thời kỳ Trung Quốc mở cửa với nền kinh tế thị trường. Ông Nhậm Chính Phi, cựu kỹ sư của quân đội nhân dân Trung Hoa đã trăn trở tìm đường sống cho đứa con tinh thần trước nhiều đối thủ mạnh, gồm các công ty công nghệ nước ngoài hay đơn vị có sự hỗ trợ của chính phủ.
"Văn hóa sói" nổi tiếng của Huawei
Theo tác giả Wang Yukun kể lại trong cuốn sách The hero of suffering Ren Zhengfei " (Tạm dịch: Nhậm Chính Phi, người anh hùng gian khó ), trong những ngày đầu khó khăn, ông Nhậm không thể trả đủ lương cho nhân viên. Tuy nhiên, ông vẫn quyết định thuê một chuyên gia từ Bắc Kinh với mức lương hậu hĩnh nhằm đầu tư vào nguồn lực cấp cao. Ông cấp nhà ở cho vị chuyên gia và thậm chí cho một trương mục tiết kiệm.
Đến năm 1993, sau khi công ty có được những thành quả đầu tiên, vị chuyên gia rời Huawei, mang theo những trụ cột về kỹ thuật và mở công ty riêng. Sự ra đi ấy khiến ông Nhậm một lần nữa suy ngẫm về vấn đề giữ chân nhân tài. Khi ấy, cha của ông, một cựu giáo viên đã nói một câu khiến ông thức tỉnh: "Ở đất nước này, ông chủ là người đầu tư nhưng người nhân viên phải nắm kho báu. Khi trở thành người giữ kho báu, họ sẽ có áp lực ràng buộc với tổ chức".
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi.
Kết quả là ông Nhậm đã chuyển đổi tiền lương và thưởng thành cổ phần. Sau này, phương thức ấy được định nghĩa thành ESOP - kế hoạch chia sẻ lợi cho nhân viên qua cổ phiếu thưởng, nhằm tăng sự gắn bó của nhân viên với Huawei.
Người đứng đầu Huawei từng chia sẻ, ban đầu ông không định nghĩa rõ ràng được chiến lược trên. Mô hình này có thể đã phổ biến tại phương Tây nhưng tại Trung Quốc, Huawei là một trong những công ty đầu tiên thực hiện những ưu điểm của việc định hướng công ty đi theo chủ nghĩa tư bản. Ông chỉ biết rằng đó chính là tinh thần của loài sói, điều đã làm nên "văn hóa sói" nổi tiếng của Huawei.
Trong tự nhiên, loài sói thường hoạt động theo bầy, cực kỳ nhạy bén trước con mồi và luôn đồng lòng bảo vệ nhau. Nhiều con sói sẽ quyết tâm nhập bầy hơn khi kho lương thực ngày càng mở rộng và mang lại nguồn thức ăn bền vững. Cũng giống như việc mọi nhân viên Huawei đều được hưởng cổ phần của công ty. Điều đó giúp họ nâng cao tinh thần trách nhiệm, san sẻ gánh nặng của tập thể và cùng nhau tiến xa hơn trong tương lai.
Theo "văn hóa sói", người chủ thật sự của Huawei hiện nay là các nhân viên. Ông Nhậm chỉ giữ 1,14% cổ phần, phần còn lại thuộc sở hữu toàn bộ nhân viên đang tận lực cống hiến cho công ty.
"Những bộ óc tài năng mới là điều làm nên sự giàu có của Huawei. Vì thế, họ phải nhận được phần thưởng xứng đáng. Tại Huawei, việc chia cổ tức giúp các tài năng được hưởng lợi từ những gì họ đóng góp, thúc đẩy họ sáng tạo và cống hiến", ông Nhậm nhấn mạnh.
Nỗ lực chiêu mộ và giữ chân nhân tài
Có một câu nói được lưu truyền tại Trung Quốc rằng, sông Hoàng Hà thay đổi dòng chảy sau mỗi 30 năm. Theo ông Nhậm, Huawei đã tồn tại 30 năm và đang bước vào chu trình chuyển mình để theo kịp sự thay đổi của thời đại, từ cấu trúc tổ chức đến cách chiêu mộ và giữ chân nhân tài.
"Chúng ta phải truyền năng lượng mới vào lực lượng lao động. Thế hệ nhân viên tài năng sẽ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Họ phát triển bằng cách kế thừa những kiến thức và kinh nghiệm của người đi trước", ông Nhậm cho hay.
Bên trong trụ sở chính của Huawei tại Trung Quốc.
Nếu như ESOP chỉ dành cho nhân viên Huawei mang quốc tịch Trung Quốc, thì từ năm 2014, Huawei khởi động kế hoạch TUP - chia sẻ lợi nhuận và thưởng dựa trên hiệu suất công việc cho tất cả nhân viên nước ngoài.
Với chính sách TUP, Huawei vừa tránh tình trạng một số nhân viên nắm giữ cổ phiếu nhiều hơn nhưng lại đóng góp ít hơn, vừa tạo nên động lực để họ cùng nỗ lực cống hiến.
Không dừng lại ở đó, năm 2019, ông Nhậm đã mở chương trình "Kỳ tài trẻ" để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm xây dựng một lượng lực tinh nhuệ. Các tài năng trẻ đều lấy bằng tiến sĩ từ các trường đại học danh tiếng và nhận mức lương khoảng 129.000-288.000 USD/năm (tương đương 3-6 tỷ đồng). Trong khi mức lương bình quân của nhân viên Huawei rơi vào khoảng 95.000 USD (khoảng 2,2 tỷ đồng).
Ông Nhậm chia sẻ, chắp cánh cho những tài năng là sứ mệnh của Huawei. Từ các nhà khoa học, chuyên gia, các đơn vị nghiên cứu đến đội ngũ nhân viên cao cấp, họ đều được tôn trọng và lắng nghe. Họ được phát huy sự tự do trong nghiên cứu khoa học để mang lại những sáng kiến mới cho công ty.
Hơn 30 năm vươn ra thế giới, Huawei đã có mặt trên 170 quốc gia để phục vụ hơn 3 tỷ người. "Huawei thuộc về thế hệ tương lai, tôi chỉ là một lãnh đạo bù nhìn, là một pho tượng. Ước mong của tôi là một ngày được ngồi uống cà phê mà không ai để ý, và sẽ đến lúc tôi biến mất...", lãnh đạo 76 tuổi của Huawei nhấn mạnh.
Xe tự lái Tesla lại gây tai nạn Tesla, công ty xe tự lái của tỷ phú Elon Musk lại gặp rắc rối khi sản phẩm của họ tông trúng xe cảnh sát trong lúc bật chế độ tự lái (Autopilot). Cơ quan quản lý an toàn giao thông liên bang tại Michigan (Mỹ) đang điều tra vụ việc xe Tesla trong chế độ tự lái đã tông vào xe cảnh...