Huawei lại rơi vào tầm ngắm an ninh của Anh
Sau Mỹ, Australia, mới đây Anh đưa hãng công nghệ Trung Quốc Huawei vào tầm ngắm an ninh do lo ngại rủi ro các mạng viễn thông nước này bị tấn công.
Hãng công nghệ Trung Quốc Huawei đang phải đối mặt với sự tăng cường giám sát từ cơ quan chức năng ở Anh do hãng này bị phát hiện sử dụng một thành phần phần mềm cũ được bán bởi một công ty có trụ sở tại Mỹ, một trong những quốc gia từng cáo buộc thiết bị của họ có thể gây ra mối đe dọa an ninh.
Tháng trước, báo cáo từ một ủy ban giám sát của chính phủ Anh cho thấy kết quả phân tích thiết bị Huawei phát hiện những chuỗi cung ứng kỹ thuật và “khiếm khuyết” để lộ, khiến cho các mạng viễn thông của Anh đối mặt với các rủi ro an ninh mới.
Huawei đang nằm trong danh sách đen của nhiều quốc gia
Reuters dẫn lời 3 nguồn tin giấu tên cho biết một trong những nguy cơ đó xuất phát từ việc Huawei vẫn sử dụng hệ điều hành VxWorks của công ty Wind River Systems có trụ sở ở California.
Cũng theo các nguồn tin trên, phiên bản VxWorks đang được Huawei sử dụng sẽ ngừng nhận các bản vá bảo mật và cập nhật từ Wind River vào năm 2020.
Tuy nhiên, một số sản phẩm được nhúng vào sẽ vẫn hoạt động sau thời gian đó – có khả năng khiến các mạng viễn thông Anh dễ bị tấn công.
Video đang HOT
Các nghị sỹ Mỹ và Australia cho biết các sản phẩm của Huawei có thể được sử dụng để tạo thuận lợi cho các hoạt động gián điệp của Trung Quốc, một cáo buộc mà nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới nhiều lần phủ nhận.
Mới đây, Đảng Dân chủ Mỹ (DNC) đã phát đi cảnh báo về việc không sử dụng các thiết bị từ 2 nhà sản xuất Trung Quốc là ZTE và Huawei.
Cảnh báo này được phát đi sau khi có thông tin một tổ chức trực thuộc đảng đang xem xét mua thiết bị của ZTE cho các nhân viên của mình.
“Các nhân viên của đảng và các chiến dịch không sử dụng các thiết bị của ZTE và Huawei kể cả khi các thiết bị này có giá rẻ hay miễn phí”, ông Bob Lord, Giám đốc an ninh của DNC nói.
Tháng 2 vừa qua, các cơ quan liên quan đến an ninh của Mỹ như: CIA, FBI, Cơ quan tình báo Quốc phòng đã đồng loạt đưa ra bằng chứng trước Thượng viện Mỹ về việc các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc gây ra mối đe doạ bảo mật cho khách hàng Mỹ.
Các công ty này có thể đánh cắp, sửa thông tin và thực hiện hành vi gián điệp mà không bị phát hiện
Theo Tri Thuc Tre
Người phụ nữ khiến Apple và Google mất 20 tỉ USD lại đưa Apple vào tầm ngắm
Lần này, Apple sẽ lại mất bao nhiêu tỉ USD?
Hẳn bạn đã biết rằng Google vừa bị Liên minh châu Âu (EU) phạt 5 tỉ USD. Người đứng sau quyết định này, bà Margrethe Vestager là một chính trị gia người Đan Mạch, đang làm việc trong vai trò Ủy viên cạnh tranh của Liên minh châu Âu. Bà có trách nhiệm điều tra và xử lý các vấn đề về sự cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền thị trường, sáp nhập công ty, bảo hộ...
Bà Margrethe, Ủy viên cạnh tranh của EU.
Sau quyết định xử phạt Google, bà Margrethe đang có mục tiêu mới. Trong một lá thư trả lời câu hỏi từ một chính trị gia châu Âu khác, bà nói rằng đội ngũ của mình đang chuẩn bị khởi động một cuộc điều tra về sạc điện thoại, bởi mối lo ngại rằng các công ty công nghệ đã không thực hiện việc chuẩn hóa sạc điện thoại như họ đã hứa.
Cụ thể, hồi năm 2009 có 14 nhà sản xuất smartphone khác nhau đã ký một thỏa thuận rằng tất cả sẽ đồng bộ hóa sạc cho tất cả các model điện thoại mới được tung ra thị trường kể từ năm 2011. Trong số 14 hãng này, có Apple, Samsung, Huawei và Nokia.
Đây là một tin rất xấu với Apple, bởi trong khi các smartphone Android đều sử dụng USB-C hoặc micro-USB, chỉ có Apple sử dụng cổng Lightning riêng của họ và vì thế Táo khuyết là mục tiêu rõ ràng của cuộc điều tra này.
Thật ra, bà Margrethe luôn đem lại tin xấu cho Apple. Hồi năm 2016, bà đã ra quyết định buộc Apple phải trả 15 tỉ USD tiền thuế cho Ireland, một khoản tiền mà quốc gia này hoàn toàn không muốn nhận bởi họ muốn giữ vị trí là một thiên đường thuế cho các công ty công nghệ.
Việc Apple sử dụng cổng Lightning đã luôn bị xem là một trò "hút máu" từ lâu nay. Họ thay thế cổng 30 chân cũ của mình bằng Lightning hồi năm 2012, khi nó chỉ mới có tính năng sạc chứ chưa hỗ trợ headphone. Theo ước tính của chuyên gia, sự thay đổi này đã đem về cho Apple khoảng 100 triệu USD chỉ từ việc bán các adapter chuyển đổi từ 30 chân sang Lightning.
Bán adapter chuyển từ cáp 30 chân sang Lightning đã đem về cho Apple 100 triệu USD.
Sau đó, Apple lại hủy bỏ đầu cắm headphone 3,5mm và buộc khách hàng phải mua headphone của Apple (hoặc Beats do Apple "đỡ đầu"), hoặc mua một adapter mới nếu mất adapter được cung cấp sẵn. Chưa hết, cáp Lightning còn có chất lượng rất kém, và đó là lý do tại sao khi Apple đạt mốc 1.000 tỉ USD hồi đầu tuần, một mẩu Tweet chỉ trích trò "hút máu" của hãng đã được đăng lại đến hơn 48.000 lần trên Twitter:
Đó là còn chưa kể đến việc sửa chữa các sản phẩm Apple, điều thường chỉ có thể thực hiện tại Apple Store và rất đắt đỏ, đôi khi lên đến một nửa giá thiết bị. Việc sửa chữa cũng là một nguồn thu rất lớn từ Apple, đặc biệt là với thế hệ iPhone, iPad, Mac mới: doanh thu của mảng dịch vụ bao gồm AppleCare và sửa chữa sản phẩm tăng 31%, lên đến mức 9,5 tỉ USD trong quý 2 vừa qua.
Tóm lại, bà Margrethe có thể sẽ khiến Apple phải tốn thêm một khoản tiền khổng lồ nếu EU quyết định phạt Apple vì những vấn đề đã được nhắc đến bên trên.
Những điều người dùng không thích ở Apple trong những năm qua
Theo TriThucTre
Huawei giờ đây đang thực sự là Apple của thế giới Android Không phải Samsung hay cái tên lớn trước đây, Huawei mới thực sự là công ty đi đầu về cải tiến của cộng đồng điện thoại Android. Huawei đã trở thành thương hiệu Android đầy tham vọng nhất trong vài năm qua, lưu giữ danh mục đầu tư xuất sắc và các smartphone tầm trung có giá cạnh tranh. Công ty tự tin...