Huawei lách luật Mỹ để sinh tồn
Huawei phải thay đổi các thiết bị điện tử, thuật toán để đối phó với lệnh cấm của Mỹ.
“Chúng tôi đã phải sửa đổi hàng nghìn bảng điện tử, thay thế các bộ phận và thuật toán để đối phó với lệnh cấm từ Mỹ”, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei nói với nhân viên công ty trong bài phát biểu hôm 3/9. Ông nói thêm rằng công ty phải thay đổi liên tục thiết kế sản phẩm của mình thời gian qua.
Ông Nhậm Chính Phi, từng là kỹ sư quân sự Trung Quốc, cho rằng Huawei không có chỗ để rút lui vì hãng đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn. Ông cho biết đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 90.000 người của công ty sẽ không cần đến quy mô quá lớn nếu họ được tiếp cận dễ hơn với “các nguồn lực chất lượng cao như các công ty phương Tây”.
Video đang HOT
Các lệnh cấm của Mỹ đang đẩy Huawei vào tình thế sinh tử.
Tháng 5 vừa qua, chính quyền Trump đã mở rộng các biện pháp trừng phạt với Huawei bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất chip nước ngoài, sử dụng công nghệ của Mỹ phải xin giấy phép bán chip cho Huawei. Áp lực càng đè nặng lên công ty khi TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chip chính của Huawei, xây nhà máy sản xuất mới ở Washington.
Mỹ cũng ban hành lệnh cấm, yêu cầu các công ty viễn thông ngừng sử dụng và thay thế các dịch vụ, linh kiện từ Huawei và ZTE. Chi phí thay thế các thiết bị chuyển mạch và bộ định tuyến Trung Quốc hơn 1,8 tỷ USD và đang chờ chính phủ phê duyệt.
Huawei là gã khổng lồ công nghệ lớn với kinh nghiệm lâu năm trên thị trường quốc tế. Báo cáo mới nhất cho thấy smartphone của hãng vẫn dẫn đầu trong quý II/2020 dù không có dịch vụ của Google. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng những lệnh cấm gắt gao của Washington đã đẩy công ty vào tình thế sinh tử.
CEO Huawei tin Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm đổi mới
Với việc lệnh cấm gần đây của Mỹ tàn phá nhiều công ty Trung Quốc, không có gì ngạc nhiên khi Huawei hy vọng rằng Trung Quốc có thể trở thành một trung tâm đổi mới.
Người đứng đầu Huawei muốn Trung Quốc đầu tư nhiều hơn cho giới trẻ
Theo GizChina, CEO Huawei Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi) gần đây đến thăm Đại học Đông Nam (Trung Quốc). Ông Nhậm có hơn 2 giờ trao đổi với các chuyên gia tại đây và ông hy vọng các trường đại học có thể trở thành ngọn đèn và thắp sáng con đường phía trước cho sinh viên. Đối với ông, giáo viên nên làm việc chăm chỉ để tạo ra những tia lửa cần thiết thúc đẩy khả năng nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Ông Nhậm Chính Phi nói "chúng ta phải trân trọng mọi đứa trẻ bởi vì tôi không biết đứa trẻ nào sẽ châm ngòi cho thế giới". Khi đến Đại học Đông Nam, ông thấy có nhiều giáo sư đang ngồi trên băng ghế. Đây chính là hy vọng của Trung Quốc. Lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc đã để lại một nền văn hóa quý giá về nông nghiệp và đọc sách, và tất cả bậc cha mẹ đều hy vọng con cái họ sẽ học tập.
Cuối cùng, ông Nhậm Chính Phi hy vọng trong khoảng từ 20 năm đến 30 năm nữa, Trung Quốc có thể trở thành một trung tâm đổi mới.
Được biết trong thời gian gần đây, CEO Huawei đã có một vài chuyến thăm các trường đại học tại Trung Quốc. Với những chuyến thăm này, Huawei hy vọng sẽ khuyến khích các chuyên gia nỗ lực nghiên cứu nhiều hơn.
'Canh bạc' của người sáng lập Huawei Ông Nhậm Chính Phi có thể bán công nghệ 5G cho phương Tây, nhưng đó là thế mạnh của tập đoàn giúp đối phó với sự thống trị của Mỹ. "Tôi chỉ đóng vai trò biểu tượng, giống tượng đất trong chùa. Nếu thiếu nó, ngôi chùa sẽ trống rỗng, nhưng thực tế tượng đất không làm gì. Tôi có ở Huawei hay...