Huawei đang nghiên cứu giải pháp thay thế Gmail của riêng mình
Không chỉ Gmail, Huawei cũng đang phát triển một loạt ứng dụng cho hệ điều hành mà họ sản xuất.
Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Huawei được cho là đang thử nghiệm một dịch vụ email mới, khi họ mở rộng bộ phần mềm phản ánh các tính năng tương đương được tìm thấy trên Android.
Các biện pháp trừng phạt gần đây của Mỹ đã tạo cho Huawei lý do hoàn hảo để xây dựng hệ sinh thái di động thay thế của riêng mình, tương tự như Android, để có thể kết hợp hoàn chỉnh với hệ điều hành di động Harmony OS.
Và theo các báo cáo, Huawei hiện đang đăng ký và thu thập phản hồi về dịch vụ email mới của mình, có tên là Petal Mail.
Giao diện được cho là của Petal Mail.
Petal mail là phần bổ sung mới nhất cho các lựa chọn phần mềm và dịch vụ ngày càng tăng của Huawei. Các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ đã ngăn gã khổng lồ điện thoại thông minh mang đến cho người dùng trải nghiệm Android hoàn chỉnh. Để khắc phục hạn chế này, công ty đã và đang làm việc để thay thế các ứng dụng Android bằng các ứng dụng tương đương do mình tự phát triển.
Video đang HOT
Được biết, công ty đã tung ra các sản phẩm thay thế cho Dịch vụ di động của Google (Google Mobile Services) bằng cái gọi là Huawei Mobile Services hay Dịch vụ di động Huawei. Play Store thay thế bằng AppGallery và Google Maps thay bằng Petal Maps. Đáng chú ý, công ty cũng đã nộp đơn đăng ký cho một số nhãn hiệu có tiền tố Petal khác.
Không có nhiều thông tin chi tiết về Petal Mail, mặc dù dịch vụ này được cho là đang trong giai đoạn đầu của việc triển khai, như được gợi ý bởi ảnh chụp màn hình hiển thị giao diện hai cột rất tối thiểu.
Điều thú vị là Huawei cũng đã phát hành một loại tiền ảo mới có tên là Petals. Mặc dù ý định của công ty đằng sau đồng tiền mới là không rõ ràng, nhưng nó hiện được định giá là 0,01 CNY (khoảng 0,0015 USD).
Tham vọng lớn của Huawei
Bất chấp việc đối mặt với những lệnh trừng phạt từ Mỹ, Huawei vẫn đặt mục tiêu đưa hệ điều hành Harmony lên 400 triệu thiết bị vào năm 2021.
Wang Chenglu, trưởng bộ phận Phần mềm thuộc mảng Kinh doanh Tiêu dùng Huawei cho biết mục tiêu của công ty trong năm 2021 là cài đặt hệ điều hành Harmony trên hơn 200 triệu thiết bị của hãng và hơn 100 triệu thiết bị của các bên thứ ba.
"Nhìn chung, số lượng các sản phẩm chạy hệ điều hành Harmony OS sẽ đạt từ 300-400 triệu vào cuối năm nay", SCMP dẫn lời ông Wang.
Huawei đặt mục tiêu lớn bất chấp các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Tất nhiên, rất khó để một hệ điều hành mới được người dùng chấp nhận một cách rộng rãi ngay lập tức. Harmony sẽ phải mất nhiều năm mới có thể chứng minh khả năng cạnh tranh với hệ điều hành iOS của Apple và Android của Google.
Huawei ra mắt hệ điều hành Harmony vào tháng 8/2019, khoảng 3 tháng sau khi Mỹ đưa ra một số lệnh cấm vận về công nghệ đối với tập đoàn này. Mặc dù vậy, ông Wang phủ nhận Huawei phát triển hệ điều hành Harmony OS để tránh các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
"Có rất nhiều lời đồn đoán rằng Harmony OS ra đời nhằm tránh các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Tôi có thể khẳng định với các bạn điều này không đúng", ông Wang chia sẻ. Ngoài ra, ông nói thêm rằng hệ điều hành này bắt đầu được phát triển vào tháng 5/2016, khi Huawei tỏ ra lo ngại về việc tất cả các thiết bị của họ phải phụ thuộc vào một hệ điều hành khác.
Kể từ thời điểm Harmony OS ra mắt, nhiều nghi vấn đặt ra liệu hệ điều hành này có được phát triển độc lập, hay chỉ dựa trên một phiên bản Android. Mặc dù Huawei tuyên bố Harmony OS là hệ điều hành mã nguồn mở, công ty này chưa phát hành đủ mã nguồn để xác định liệu Harmony OS có phải là một hệ điều hành hoàn toàn độc lập hay không.
Ông Wang khẳng định rằng Harmony OS không phải là bản sao của Android hay iOS và mục tiêu của Harmony OS là kết nối các thiết bị Internet vạn vật (IoT) để có thể được sử dụng trên nhiều thiết bị mà không cần thay đổi các nền tảng khác nhau.
"Hệ điều hành Harmony OS được sinh ra dành cho kỷ nguyên IoT. Nó khác với hai hệ điều hành Android và iOS, vốn chỉ được thiết kế cho điện thoại thông minh", Ông Wang cho biết.
Thiết bị đầu tiên chạy Harmony OS là chiếc TV dưới thương hiệu Honor.
Hiện nay, Android vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới khi nắm giữ tới 72% thị phần của thị trường thiết bị điện tử tính đến tháng 10/2020, theo dữ liệu từ Statista. Cũng theo Statista, nếu chỉ tính riêng thị trường điện thoại di động, Android và iOS đã chiếm tới 99% thị phần trên toàn thế giới.
Vì vậy, Harmony OS sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu muốn phá vỡ vị thế độc tôn của hai hệ điều hành trên.
Sản phẩm đầu tiên chạy Harmony OS là một chiếc TV thông minh được ra mắt bởi thương hiệu giá rẻ trước đây của Huawei là Honor vào năm 2019. Tại buổi ra mắt Harmony OS 2.0 vào tháng 9/2020, trưởng bộ phận kinh doanh tiêu dùng của Huawei, Richard Yu Chengdong cho biết tất cả các điện thoại thông minh của hãng sẽ chạy trên nền tảng Harmony OS vào cuối năm 2021.
Công ty cũng có kế hoạch tích hợp hệ điều hành này trên các thiết bị khác của Huawei bao gồm loa, tai nghe và kính VR trong tương lai.
Camera đầu tiên chạy Harmony OS giá rẻ của Huawei sắp lên kệ Huawei Smart Camera Pro hiện đã được bán trước trên Jingdong (JD.com) với giá từ 1 triệu đồng. Vào tháng 11 năm ngoái, Huawei đã tổ chức một sự kiện trực tuyến để công bố Smart Camera Pro. Đây là chiếc camera thông minh đầu tiên được trang bị hệ điều hành HarmonyOS. Sản phẩm được chào bán với giá 289 nhân dân...