Huawei đang đẩy mạnh hoạt động 5G tại Đông Nam Á
Trong bối cảnh bị Mỹ và phương Tây xa lánh, Huawei đang quay lại Đông Nam Á bằng các hoạt động phát triển 5G và điện toán đám mây.
Huawei gần đây đã ký thỏa thuận với Indonesia để phát triển nhân tài trong công nghệ 5G và các lĩnh vực liên quan cho nước này. Công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc sẽ hỗ trợ đào tạo 100.000 nhân lực thành thạo công nghệ số, chủ yếu ở lĩnh vực điện toán đám mây và 5G cho Indonesia.
Smartphone Huawei khá phổ biến tại Indonesia. Ảnh: Koya Jibiki .
Đối với Indonesia, việc bắt tay với Huawei là thỏa thuận đầu tiên của chính phủ với một công ty viễn thông Trung Quốc về 5G. “Với sự giúp đỡ của Huawei, chúng tôi kỳ vọng sẽ nâng cấp nguồn nhân lực của mình đạt chuẩn quốc tế”, một nguồn tin thân cận với văn phòng Tổng thống Indonesia, cho biết. “Huawei cũng sẽ hợp tác với một cơ quan thuộc chính phủ Indonesia để thúc đẩy sự phát triển về AI và 5G”.
Ngoài ra, Huawei sẽ hợp tác với Indosat Ooredoo, công ty viễn thông lớn thứ hai ở Indonesia, để lắp đặt cơ sở hạ tầng 5G ở khu vực thủ đô Jakarta và các khu vực khác. Hệ thống mạng thế hệ mới sẽ dùng SRv6, một tiêu chuẩn định tuyến phân đoạn giúp tăng cường kết nối. Indonesia cũng sẽ là nơi thương mại hóa 5G SRv6 đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hai công ty viễn thông khác là Ericsson và Nokia cũng đã thực hiện thành công các thử nghiệm về 5G ở Indonesia. Tuy vậy, Huawei được ưu tiên hơn do “có giá thành rẻ hơn 20 đến 30% và chất lượng thiết bị phục vụ cho hạ tầng 5G ngày càng cải thiện”.
Video đang HOT
Tại Thái Lan, Huawei đã thành lập một trung tâm R&D về 5G vào tháng 9 vừa rồi, chủ yếu hỗ trợ phát triển kỹ thuật cho các công ty khởi nghiệp. Công ty cũng chi 700 triệu baht (23 triệu USD) để xây dựng trung tâm dữ liệu thứ ba ở Thái Lan vào năm tới.
Hoạt động của Huawei tại Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh công ty đang bị một số nước phương Tây cấm vận. Động thái mới nhất đến từ Anh, khi nước này tuyên bố hôm 30/11 rằng sẽ không cho phép các nhà khai thác viễn thông trong nước lắp đặt thiết bị Huawei mới bắt đầu từ tháng 9/2021.
Tuy nhiên, một số quốc gia Đông Nam Á đang tính đến các phương án sử dụng thiết bị 5G không phải của Huawei. Tại Singapore, ba hãng viễn thông hàng đầu đã chọn Ericsson và Nokia thay vì công ty Trung Quốc làm nhà cung cấp thiết bị 5G chính. Nhà mạng Viettel của Việt Nam cũng đang tự phát triển thiết bị 5G của riêng mình thay vì phụ thuộc vào các hệ thống do nước ngoài cung cấp.
Dù vậy, giới quan sát cho rằng lực cản với Huawei ở Đông Nam Á yếu hơn so với Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, có rất ít sự phản kháng với công ty Trung Quốc tại châu Phi.
Theo ước tính của GSMA, chi phí đầu tư của các nhà khai thác viễn thông ở Đông Nam Á sẽ đạt tổng cộng 66 tỷ USD trong giai đoạn 2020 – 2025. Quy mô này nhỏ hơn rất nhiều so với mức 282 tỷ USD ở Bắc Mỹ hay 181 tỷ USD ở châu Âu.
Tuy vậy, Đông Nam Á sẽ là thị trường rất quan trọng với sự tăng trưởng của Huawei thời gian tới. Theo Remy Pascal, nhà phân tích của Omdia (Anh), Đông Nam Á có “tiềm năng tăng trưởng tốt” và số lượng khách hàng của Huawei trong khu vực cũng rất lớn. “Khu vực này chưa có quan điểm thống nhất về Huawei”, Pascal nhận định. “Theo đó, Đông Nam Á sẽ còn quan trọng hơn với hãng trong tương lai”.
Huawei hiện dẫn đầu về cơ sở hạ tầng viễn thông 5G toàn cầu. Theo Omdia, công ty chiếm 44% thị phần toàn cầu trong quý II, cao gấp đôi vị trí thứ hai là Ericsson. Công ty đã hưởng lợi từ sự chính sách của Trung Quốc trong việc đầu tư vào 5G, cũng như nhu cầu lớn của người dùng tại “đất nước tỷ dân”. Dù vậy, thị phần 5G của hãng tại các thị trường, như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu được dự đoán sẽ giảm mạnh thời gian tới.
Châu Á đưa Google vào tầm ngắm chống độc quyền
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á sẽ đưa Google vào danh sách điều tra hành vi độc quyền.
"Nhật Bản sẽ sớm áp dụng những quy định liên quan đến việc sử dụng dữ liệu và dịch vụ kỹ thuật số theo xu hướng quốc tế", Katsunobu Kato, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, phát biểu hôm 21/10.
Nhiều nước châu Á có thể sẽ điều tra hành vi độc quyền của Google.
Trước đó, Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản (JFTC) đã tăng cường giám sát với những công ty Internet của Mỹ, như Google, nhằm theo dõi hành vi độc quyền. Trong một khảo sát của Ủy ban các công ty quảng cáo kỹ thuật số Nhật Bản vào tháng 4, 75% doanh nghiệp được hỏi thừa nhận có vấn đề trong hợp đồng với Google. Tỷ lệ này cao hơn so với Facebook và Twitter. Khiếu nại phổ biến nhất là việc các hợp đồng luôn được Google tiêu chuẩn hóa, phía đối tác không thể can thiệp hoặc thay đổi theo nhu cầu của mình.
Hàn Quốc hiện cũng mạnh tay với các công ty như Google. Joh Sung-wook, người đứng đầu cơ quan chống độc quyền Hàn Quốc, cho biết nước này đã để mắt tới Google và Naver.
Tháng trước, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) cũng đã đề xuất dự luật đảm bảo công bằng cho các giao dịch trên nền tảng trực tuyến. Luật sẽ điều chỉnh quy định về hợp đồng giữa những công ty khai thác nền tảng như Google và các nhà bán lẻ trực tuyến, đồng thời đặt giới hạn với những loại dữ liệu người dùng mà các nhà khai thác thu thập từ các giao dịch đó.
Đầu tháng 10, KFTC cho biết đang điều tra hành vi phản cạnh tranh tiềm ẩn trong hệ điều hành và chợ ứng dụng, chẳng hạn Android và Play Store. Cơ quan này nhấn mạnh sẽ xem xét việc kinh doanh của Google về các giao dịch ứng dụng, qua đó xác định chúng có vi phạm Luật Thương mại Công bằng của Hàn Quốc không.
Tại Ấn Độ, báo cáo cho thấy Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ đang xem xét đơn khiếu nại của các luật sư chống độc quyền nhằm vào Google hồi tháng 6. Các luật sư cáo buộc công ty Mỹ lạm dụng vị trí thống lĩnh hệ điều hành cho Smart TV để thao túng thị trường. Bên cạnh đó, Google hiện phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ các công ty khởi nghiệp Ấn Độ về quyết định tính phí hoa hồng 30% khi thanh toán trên ứng dụng thông qua Google Play.
Philippines chưa có kế hoạch kiện Google về độc quyền, nhưng một số báo cáo gần đây cho thấy nước này đã "sẵn sàng hành động". Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Philippines, Arsenio Balisacan, đã đưa ra các tiêu chí liên quan đến quy định kinh doanh trên Internet trên báo địa phương Business Mirror. Trong khi đó, Ủy viên Amabelle Asuncion cũng đã đưa ra định nghĩa về hành vi phản cạnh tranh.
Hôm 20/10, Bộ Tư pháp Mỹ đệ đơn kiện chống độc quyền với Google với cáo buộc công ty sử dụng sức ảnh hưởng với thị trường để chống lại các đối thủ. Vụ kiện có sự tham gia của 11 bang tại Mỹ và quy mô lớn tương tự hai vụ kiện chống độc quyền nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử là với Microsoft năm 1998 và AT&T năm 1974 từng khiến "đế chế" viễn thông, điện thoại di động của Bell System sụp đổ.
Google gần đây phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi độc quyền trên toàn cầu. Năm 2019, Liên minh châu Âu phạt công ty 1,7 tỷ USD vì ngăn các trang web sử dụng công cụ tìm kiếm của đối thủ để liên hệ với các nhà quảng cáo. Năm 2017, hãng cũng bị phạt 2,6 tỷ USD vì "ưu ái gà nhà" trong kết quả tìm kiếm về lĩnh vực mua sắm. Năm 2018, với lý do ngăn các đối thủ xuất hiện trên hệ điều hành Android, công ty cũng bị phạt 4,9 tỷ USD.
Việc mua lại Fibit của Google đang bị chính phủ nhiều quốc gia để ý vì có thể liên quan đến chống độc quyền trong lĩnh vực công nghệ.
Ngoài Goolge, Nhật Bản tuyên bố sẽ hợp tác cùng Mỹ, châu Âu, mở cuộc điều tra lớn về độc quyền với cả Facebook, Amazon, Apple.
Người đứng đầu FTC của Nhật khẳng định chống độc quyền sẽ là lĩnh vực được Nhật Bản đặc biệt quan tâm. Chính quyền Tokyo sẵn sàng mở các cuộc thăm dò nếu nhận thấy có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường với người tiêu dùng ở các công ty công nghệ lớn này.
Phát hiện các nhóm mã độc tống tiền có chủ đích tại Đông Nam Á Những mã độc tống tiền doanh nghiệp vẫn đang phát triển mạnh mẽ, dựa trên thông tin tình báo mối đe dọa an ninh mạng mới nhất do Kaspersky vừa công bố. Mã độc tống tiền vẫn đang bùng nổ trong năm 2020 Ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu (GReAT) khu vực APAC của Kaspersky cho...