Huawei công bố báo cáo thường niên năm 2019 với những số liệu đầy bất ngờ
2019 được coi là năm khó khăn của Huawei khi bị Hoa Kỳ liệt vào ‘ danh sách đen thương mại’, nhưng kết quả kinh doanh lại cho thấy điều ngược lại.
Huawei đạt được kết quả kinh doanh rất tốt trong năm 2019
Theo báo cáo thường niên 2019 mà Huawei vừa công bố, tổng doanh thu bán hàng toàn cầu năm 2019 của công ty đạt 858,8 tỉ Nhân dân tệ (tương đương khoảng 123 tỉ USD), tăng 19,1% so với năm trước. Lợi nhuận ròng của công ty đạt 62,7 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 9 tỉ USD) và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đạt mức đỉnh 91,4 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 13,1 tỉ USD), tăng 22,4% so với năm trước.
Trong một chiến lược dài hạn, Huawei đã đầu tư 15,3% doanh thu năm 2019 – khoảng 131,7 tỉ Nhân dân tệ – vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Tổng chi tiêu cho R&D của công ty trong thập kỷ qua hiện đã vượt quá tỷ 600 tỉ Nhân dân tệ.
“Năm 2019 là một năm phi thường đối với Huawei”, ông Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei cho biết. “Bất chấp áp lực bên ngoài rất lớn, đội ngũ của chúng tôi đã tiến lên phía trước với sự tập trung duy nhất vào việc tạo ra giá trị cho các khách hàng. Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để giành được sự tôn trọng và tin tưởng của các khách hàng cũng như của các đối tác trên toàn cầu. Kinh doanh vẫn đảm bảo vững chắc”.
Năm 2019, nhóm kinh doanh giải pháp hạ tầng viễn thông của Huawei đã dẫn đầu việc triển khai mạng 5G thương mại. Để tiếp tục triển khai thương mại và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các ứng dụng 5G, công ty đã thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo chung về 5G cùng với các nhà mạng trên toàn thế giới.
Các giải pháp trạm gốc RuralStar của Huawei có thể giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề về vùng phủ sóng ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Những giải pháp này hiện đang được sử dụng ở hơn 50 quốc gia và khu vực, đưa Internet di động đến hơn 40 triệu người sống ở các vùng sâu vùng xa. Năm 2019, doanh thu bán hàng từ mảng kinh doanh giải pháp hạ tầng viễn thông của Huawei đạt 296,7 tỉ Nhân dân tệ (tương đương khoảng 42,5 tỉ USD), tăng 3,8% so với năm trước.
Mảng hoạt động kinh doanh giải pháp doanh nghiệp của Huawei tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số cho khách hàng. Trên toàn cầu, có hơn 700 thành phố và 228 công ty hàng đầu trong danh sách Fortune Global 500 đã chọn Huawei làm đối tác chuyển đổi kỹ thuật số của họ.
Năm 2019, Huawei đã công bố chiến lược điện toán của mình. Công ty đã ra mắt bộ xử lý AI nhanh nhất thế giới, Ascend 910, và cụm đào tạo AI Atlas 900. Năm 2019, doanh thu bán hàng từ hoạt động kinh doanh các giải pháp doanh nghiệp của Huawei đạt 89,7 tỉ Nhân dân tệ (tương đương khoảng 12,8 tỉ USD), tăng 8,6% so với năm ngoái.
Video đang HOT
Mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng với tổng số 240 triệu điện thoại thông minh đã được xuất xưởng trong suốt cả năm. Công ty cũng cho thấy những tiến bộ mạnh mẽ trong việc phát triển hệ sinh thái Seamless AI Life cho tất cả các thiết bị bao gồm máy tính cá nhân, máy tính bảng, thiết bị đeo và tivi thông minh. Năm 2019, doanh thu bán hàng từ hoạt động kinh doanh tiêu dùng của Huawei đạt 467,3 tỉ Nhân dân tệ (tương đương khoảng 66,9 tỉ USD), tăng 34% so với năm trước.
Được biết, tất cả các báo cáo tài chính trong Báo cáo Thường niên 2019 đã được KPMG, một trong Top 4 công ty kế toán – kiểm toán hàng đầu trên thế giới, thực hiện kiểm toán độc lập.
Đăng Khoa
Huawei, Xiaomi báo cáo doanh thu năm 2019 tăng "thần tốc"
Cả Huawei và Xiaomi vừa chính thức công bố báo cáo doanh thu của năm 2019 với những kết quả ấn tượng bất chấp nhiều khó khăn.
Huawei đạt doanh thu khoảng 123 tỉ USD, tăng 19,1% so với năm trước
Huawei vừa chính thức công bố Báo cáo Thường niên 2019 của công ty với tổng doanh thu bán hàng toàn cầu năm 2019 đạt 858,8 tỉ CNY (tương đương khoảng 123 tỉ USD), tăng 19,1% so với năm trước; lợi nhuận ròng của công ty đạt 62,7 tỉ CNY (tương đương 9 tỉ USD); và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đạt mức đỉnh 91,4 tỉ CNY (tương đương 13,1 tỉ USD), tăng 22,4% so với năm trước.
Trong một chiến lược đầu tư dài hạn, Huawei cho biết đã đầu tư 15,3% doanh thu năm 2019, khoảng 131,7 tỉ CNY - vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Tổng chi tiêu cho R&D của công ty trong thập kỷ qua hiện đã vượt quá tỷ 600 tỉ CNY.
"Năm 2019 là một năm phi thường đối với Huawei", Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei cho biết. "Bất chấp áp lực bên ngoài rất lớn, đội ngũ của chúng tôi đã tiến lên phía trước với sự tập trung duy nhất vào việc tạo ra giá trị cho các khách hàng. Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để giành được sự tôn trọng và tin tưởng của các khách hàng cũng như của các đối tác trên toàn cầu. Kinh doanh vẫn đảm bảo vững chắc."
Theo báo cáo của Huawei, trong năm 2019, nhóm kinh doanh giải pháp hạ tầng viễn thông đã dẫn đầu việc triển khai mạng 5G thương mại. Để tiếp tục triển khai thương mại và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các ứng dụng 5G, công ty đã thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo chung về 5G cùng với các nhà mạng trên toàn thế giới. Năm 2019, doanh thu bán hàng từ mảng kinh doanh giải pháp hạ tầng viễn thông của Huawei đạt 296,7 tỉ CNY (tương đương khoảng 42,5 tỉ USD), tăng 3,8% so với năm trước.
Mảng hoạt động kinh doanh giải pháp doanh nghiệp của Huawei tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số cho khách hàng trong các ngành, lĩnh vực khi công ty giúp đặt nền móng cho thế giới kỹ thuật số. Năm 2019, Huawei đã công bố chiến lược điện toán của mình với mục đích gieo trồng và canh tác trên đất đai màu mỡ. Nằm trong chiến lược này, Huawei đã ra mắt bộ xử lý AI nhanh nhất thế giới, Ascend 910, và cụm đào tạo AI Atlas 900. Năm 2019, doanh thu bán hàng từ hoạt động kinh doanh các giải pháp doanh nghiệp của Huawei đạt 89,7 tỉ CNY (tương đương khoảng 12,8 tỉ USD), tăng 8,6% so với năm ngoái.
Mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với tổng số 240 triệu điện thoại thông minh đã được xuất xưởng trong suốt cả năm. Năm 2019, doanh thu bán hàng từ hoạt động kinh doanh tiêu dùng của Huawei đạt 467,3 tỉ CNY (tương đương khoảng 66,9 tỉ USD), tăng 34% so với năm trước.
Doanh thu Xiaomi vượt ngưỡng 200 tỷ CNY trong năm 2019, tăng 17,7%
Xiaomi hôm qua đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất đã được kiểm toán cho năm 2019, kết thúc vào ngày 31/12/2019.
Cụ thể, trong năm 2019, Xiaomi đạt ghi nhận tăng trưởng trên tất cả các phân khúc kinh doanh. Tổng doanh thu của tập đoàn lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ CNY, đạt 205,8 tỷ CNY (28,2 tỷ USD), tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng lên đến 11,5 tỷ CNY, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Xiaomi, ông Lei Jun cho biết: "Mặc dù vấp phải khó khăn từ cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu, Xiaomi vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ trong năm 2019 với kết quả kinh doanh đáng khen ngợi, khi lần đầu tiên doanh thu của chúng tôi vượt mức 200 tỷ CNY. Chúng tôi cũng chinh phục được nhiều cột mốc quan trọng, từ việc khởi động thành công chiến lược thương hiệu kép tách Xiaomi và Redmi ra hoạt động độc lập, củng cố lộ trình chiến lược '5G AIoT', cho đến việc gia nhập hàng ngũ uy tín của Fortune Global 500 và Top 100 Thương hiệu toàn cầu giá trị nhất của BrandZ."
Xiaomi cho biết, trong khi cả thế giới đang chìm trong bóng tối của COVID-19, thành công kinh doanh lâu dài sẽ được củng cố bởi công nghệ đổi mới. Hãng này đang có kế hoạch đầu tư 50 tỷ CNY trong 5 năm tới, không ngừng tập trung đổi mới công nghệ và nâng cao trải nghiệm người dùng để gia tăng số lượng Mi Fan. "Dù ở hoàn cảnh nào, Xiaomi luôn giữ vững cam kết sử dụng công nghệ để kết nối và cải thiện cuộc sống ở mọi nơi trong tương lai", Chủ tịch Lei Jun cho biết.
Theo báo cáo, trong năm 2019, doanh thu phân khúc điện thoại thông minh của Xiaomi đạt 122,1 tỷ CNY, tăng 7,3% so với năm trước. Tính riêng quý IV/2019, con số này là 30,8 tỷ CNY, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2019, Xiaomi đã xuất xưởng 124,6 triệu chiếc điện thoại thông minh, trong khi các đơn hàng quý IV xấp xỉ 32,6 triệu chiếc, tăng 30,5% so với năm trước. Theo Canalys, quý IV/2019, Xiaomi đã đạt được mức tăng trưởng đơn hàng điện thoại thông minh cao nhất trong số 5 công ty điện thoại thông minh hàng đầu thế giới.
Kể từ tháng 1/2019, Xiaomi và Redmi được tách thành hai thương hiệu hoạt động độc lập và chiến lược điện thoại thông minh thương hiệu kép. Thương hiệu Redmi tập trung vào các dòng smartphone giá cả phải chăng với cấu hình mạnh mẽ. Trong khi đó, thương hiệu Xiaomi tập trung vào các công nghệ trong phân khúc điện thoại thông minh cao cấp. Xiaomi đã ra mắt các mẫu điện thoại thông minh 5G hàng đầu là Mi 10 và Mi 10 Pro vào tháng 2/2020.
Xiaomi cho hay trong năm 2020 sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển smartphone 5G và tăng cường sự hiện diện của 5G trong phân khúc điện thoại thông minh cao cấp, nhằm gia tăng giá bán trung bình.
Xiaomi cũng cho hay, 2019 là năm đầu tiên hãng này thực hiện chiến lược kép "Smartphone AIoT". Năm 2019, doanh thu của tập đoàn trong lĩnh vực sản phẩm IoT và phong cách sống đạt 62,1 tỷ CNY, tăng 41,7% so với năm trước và chiếm 30% tổng doanh thu (con số này là 25% trong năm 2018). Riêng trong quý IV/2019, doanh thu đạt 19,5 tỷ CNY, tăng 30,5% so với năm trước.
Theo bản báo cáo, trong năm 2019, doanh thu của Xiaomi tại thị trường quốc tế đạt 91,2 tỷ CNY, tăng 30,4%. Trong quý IV/2019, doanh thu ở nước ngoài tăng 40,7% so với năm trước, đạt 26,4 tỷ CNY, chiếm 46,8% tổng doanh thu. Hiện, các sản phẩm của Xiaomi đã có mặt tại hơn 90 quốc gia và khu vực trên thế giới. Theo Canalys, số lượng smartphone xuất xưởng của Xiaomi xếp thứ 5 tại 45 quốc gia và khu vực trong năm 2019.
Trong quý IV/2019, Xiaomi là thương hiệu điện thoại thông minh lớn nhất ở Ấn Độ, chiếm 28,7% thị phần sau 10 quý liên tiếp, theo IDC.
Năm 2019, doanh thu của Xiaomi từ dịch vụ Internet đạt 19,8 tỷ CNY, tăng 24,4% so với năm trước.
Đầu năm 2020, dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, Xiaomi cũng cho biết đã phải trải qua quãng thời gian gián đoạn sản xuất tạm thời từ tháng 2 đến tháng 3/2020 nhưng cũng đã kịp thời phục hồi tới 80-90% ngay sau đó.
Tại thị trường Trung Quốc, doanh số ngoại tuyến của Xiaomi chịu ảnh hưởng trong cao điểm dịch, do hầu hết các cửa hàng Mi Store phải đóng cửa hoặc hoạt động giới hạn khung giờ khiến lượng khách ra vào thấp hơn đáng kể. Tuy nhiên, nhờ kênh phân phối trực tuyến, Xiaomi chịu ảnh hưởng tương đối ít.
Đối với thị trường nước ngoài, với thị phần toàn cầu mạnh mẽ và liên tục mở rộng sang các thị trường khác, Xiaomi vẫn rất lạc quan về tiềm năng phát triển lâu dài trên thị trường quốc tế.
Tính đến ngày 31/12/2019, Xiaomi đã đầu tư vào hơn 290 công ty với giá trị khoảng 30 tỷ CNY. Bằng cách mở rộng hệ sinh thái, Xiaomi cho rằng sẽ đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ bổ sung mới, cho phép tập đoàn phát triển tập người dùng không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn cầu.
Khôi Linh
Huawei: Trung Quốc sẽ trả đũa các hạn chế thương mại mới của Mỹ Huawei vừa cảnh báo năm 2020 sẽ là một năm khó khăn do các hạn chế thương mại của Mỹ, bởi tác động từ lệnh cấm. Tuy nhiên, họ cũng dự báo rằng Trung Quốc sẽ tung ra các chính sách trả đũa Mỹ tương xứng. Huawei cho rằng Trung Quốc sẽ không để yên cho Mỹ áp đặt các hạn chế thương...