Huawei chuyển đầu tư sang Nga, né Mỹ trừng phạt
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi tuyên bố “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc sẽ chuyển hướng đầu tư sang Nga sau lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Sau khi Mỹ đưa chúng tôi vào danh sách trừng phạt, chúng tôi đã chuyển hướng đầu tư từ Mỹ sang Nga, tăng đầu tư của Nga, mở rộng đội ngũ nhà khoa học Nga và tăng lương cho đội ngũ này”, tài khoản mạng xã hội của Đại học Giao thông Thượng Hải hôm 30/8 dẫn lời người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi nói trong chuyến thăm các trường đại học hàng đầu Trung Quốc tháng trước.
Ông Nhậm nói Huawei sẽ phải “tiếp tục trên con đường tự cải thiện và học hỏi” để tồn tại. “Nếu bạn muốn thực sự lớn mạnh, bạn phải học hỏi từ mọi người, kể cả kẻ thù của bạn”, ông nói.
“Dù thế nào đi nữa, chúng tôi sẽ không bao giờ ghét Mỹ. Đó chỉ là động thái của một số chính trị gia, không đại diện cho các công ty Mỹ, trường học Mỹ và xã hội Mỹ”, ông Nhậm nhận định.
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi trả lời phỏng vấn tại Thâm Quyến, Trung Quốc, ngày 16/10/2019. Ảnh: Kyodo.
Video đang HOT
Huawei là đơn vị cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đã vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất toàn cầu trong quý II.
Bộ Thương mại Mỹ hôm 17/8 đưa thêm 38 chi nhánh của Huawei vào “danh sách đen”, cấm những thực thể này mua chip và công nghệ khác của Mỹ. Ngoài ra, Washington còn quy định thêm rằng các doanh nghiệp cần giấy phép đặc biệt nếu muốn giao dịch với Huawei, bất kể Huawei là người mua, người nhận hàng, trung gian, hay người dùng cuối. Quy định có hiệu lực ngay lập tức.
Lệnh trừng phạt mới khiến tổng số chi nhánh của Huawei trong “danh sách đen” của Mỹ nâng lên 152, tính từ tháng 5/2019. Giới chức Mỹ lập luận Huawei gây rủi ro an ninh bởi “gã khổng lồ viễn thông” này có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc, bất chấp Huawei phủ nhận.
Tại một hội nghị ở thành phố Thanh Đảo, miền đông Trung Quốc cuối tuần qua,
Richard Yu Chengdong, giám đốc kinh doanh tiêu dùng Huawei, cho biết công ty đang “cố gắng đối mặt với lệnh cấm của Mỹ”.
Bắc Kinh hôm 18/8 cáo buộc Washington “lạm dụng quyền lực quốc gia” để ngăn sự trỗi dậy của các công ty Trung Quốc.
Quan hệ Washington – Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, kể từ khi đại dịch Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới. Chính quyền Trump nhiều lần cáo buộc Trung Quốc không minh bạch, gây ảnh hưởng tới công tác chống dịch của nước khác, điều Bắc Kinh phủ nhận.
Ngoài Huawei, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức tại Mỹ giao dịch với ByteDance và Tencent, chủ sở hữu hai ứng dụng nổi tiếng là TikTok và WeChat. Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được dự đoán còn xấu đi trước bầu cử Mỹ vào tháng 11, khi Trung Quốc trở thành mục tiêu cho chiến dịch tái tranh cử của Trump.
Trung Quốc tố Canada 'đồng lõa' với Mỹ
Trung Quốc cho rằng Canada là "kẻ đồng lõa với Mỹ" trong nỗ lực hạ bệ tập đoàn công nghệ Huawei sau phán quyết về Mạnh Vãn Chu.
"Mỹ và Canada đã lợi dụng hiệp ước dẫn độ song phương và tùy tiện thực hiện các biện pháp cưỡng ép đối với một công dân Trung Quốc mà không có lý do chính đáng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong họp báo thường kỳ hôm nay ở Bắc Kinh, đề cập đến sự việc liên quan Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu.
"Đây là một sự cố chính trị nghiêm trọng, vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc", ông Triệu nói thêm.
Ông cho rằng mục đích của Mỹ trong trường hợp này là nhằm đàn áp Huawei và các công ty công nghệ cao khác của Trung Quốc, thêm rằng Canada đang đóng vai trò "đồng phạm" của Mỹ. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh chính phủ nước này kiên định việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuyên bố được đưa ra sau khi tòa án Canada ra phán quyết bất lợi cho bà Mạnh hôm 27/5, khiến Giám đốc Tài chính Huawei đứng trước nguy cơ bị xem xét dẫn độ sang Mỹ.
Bà Mạnh, 48 tuổi, là con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị bắt vào tháng 12/2018 tại Vancouver, Canada, theo yêu cầu từ phía Mỹ. Bà bị cáo buộc lách lệnh trừng phạt của Mỹ để làm ăn với Iran, lừa đảo Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải (HSBC) về mối quan hệ này, khiến HSBC có nguy cơ bị trừng phạt do vi phạm lệnh trừng phạt do Washington áp lên Tehran.
Mạnh Vãn Chu đến tòa án ở Vancouver, British Columbia, Canada, hôm 27/5. Ảnh: Reuters.
Các công tố viên Canada lập luận rằng họ có đủ điều kiện kết luận Giám đốc Tài chính Huawei phạm tội kép và việc thả bà này có thể làm ảnh hưởng tới uy tín của Canada trong việc thực hiện nghĩa vụ dẫn độ tội phạm quốc tế. Phán quyết của tòa Canada về Mạnh Vãn Chu ngày 27/5 sẽ mở đường cho các phiên điều trần dẫn độ bà này sang Mỹ, bắt đầu từ tháng 6.
Tập đoàn Huawei hôm qua tuyên bố rất thất vọng trước phán quyết của tòa án Canada, song kỳ vọng rằng hệ thống tư pháp nước cuối cùng sẽ cho thấy bà Mạnh "hoàn toàn vô tội". Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada bày tỏ không hài lòng với phán quyết, đề nghị Canada thả bà Mạnh về nước.
Trước các cáo buộc liên quan, bà Mạnh khẳng định vô tội và quyết đấu tranh với lý do các hành động của bà không vi phạm luật pháp Canada. Bà Mạnh hiện được tại ngoại và phải đeo vòng theo dõi điện tử, bị quản thúc tại gia từ 23h đến 6h, nhưng được tự do đi lại trong thành phố Vancouver nếu có người giám sát an ninh.
Trump chê cựu bộ trưởng tư pháp là 'thảm họa' Trump cho rằng Jeff Sessions "không đủ năng lực trí tuệ" đảm nhận chức bộ trưởng tư pháp và là một "thảm họa" khi còn đương chức. "Jeff Sessions là một thảm họa khi làm bộ trưởng tư pháp," Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn hôm 24/5. "Ông ta không đủ năng lực về trí óc để trở thành...