Huawei cho rằng họ sẽ ngang hàng với Apple nếu không có lệnh trừng phạt của Mỹ
CEO Huawei còn tự tin coi Samsung là một nhà sản xuất “nhỏ” trong kịch bản tưởng tượng này.
Đã gần 4 năm kể từ khi Huawei phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, khiến công ty rơi khỏi vị trí số hai trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh. Nhưng giờ đây, một giám đốc cấp cao của Huawei đã đưa ra một số tuyên bố đầy triển vọng về những gì có thể đã xảy ra.
“Nếu không có sự can thiệp của chính quyền Mỹ đối với chúng tôi, các nhà sản xuất điện thoại di động lớn trên thế giới có thể đã là Huawei và Apple. Mặc dù tôi không khiêm tốn cho lắm, những đây có thể đã là kết quả của ngày hôm nay”, Giám đốc điều hành mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, Richard Yu, đã tuyên bố tại một diễn đàn về sản xuất ô tô ở Trung Quốc.
Richard Yu
Video đang HOT
“Những người khác là các nhà sản xuất nhỏ, bao gồm cả ‘công ty Hàn Quốc’ [Samsung], chủ yếu bán sản phẩm ở thị trường Mỹ và Hàn Quốc. Các thị trường khác về cơ bản giống nhau, ngành này liên tục được cải tổ và sự cạnh tranh trên thị trường rất khốc liệt”, ông Yu nói thêm.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Samsung là nhà sản xuất smartphone hàng đầu trong Quý 1 năm 2019 (quý cuối cùng trước các lệnh trừng phạt vào Huawei được thực hiện), tiếp theo là Huawei và sau đó là Apple. Nên nói một cách công bằng thì khó ai có thể coi Samsung là một “nhà sản xuất nhỏ”.
Nhưng các dự báo tăng trưởng hàng năm của Huawei dự đoán hãng có thể vượt Samsung trong vòng vài năm tới. Công ty đang có tốc độ tăng trưởng 50% hàng năm và đây là một hiệu suất đáng chú ý.
Thị phần smartphone Trung Quốc 2 năm qua
Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh smartphone, dữ liệu từ Counterpoint cho thấy doanh số bán điện thoại của Huawei tại thị trường Trung Quốc vào năm 2021 đã giảm mạnh. Thậm chí thị phần của hãng đã giảm 68% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty thậm chí vẫn bị chặn quyền truy cập vào các dịch vụ Google cũng như các công nghệ khác của Mỹ, điều mà ông Yu thừa nhận là “sự tàn khốc của ngành công nghiệp”.
Anh trừng phạt 2 nhà sản xuất chip quan trọng nhất của Nga
Chính phủ Anh vừa bổ sung 63 pháp nhân Nga vào danh sách cấm vận, trong số này có hai nhà sản xuất chip quan trọng nhất của Nga là Baikal Electronics và MCST.
Baikal Electronics và MCST sẽ bị cấm tiếp cận kiến trúc chip của ARM do ARM có trụ sở tại Cambridge, Anh và phải tuân thủ các quy định cấm vận. Hai công ty này đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực độc lập công nghệ của Nga do được kỳ vọng sẽ bù đắp tình trạng thiếu hụt vi xử lý của các hãng chip phương Tây như Intel, AMD.
Cho tới nay, các vi xử lý tiên tiến nhất mà cả hai đang cung cấp là: Baikal BE-M1000 (28nm), dùng 8 nhân ARM Cortex A57 xung nhịp 1.5GHz và 1 GPU ARM Mali-T628 xung nhịp 750 MHz; Baikal BE-S1000 (16nm), dùng 48 nhân ARM 2.0 GHz; MCST Elbrus-8C (28nm), 8 nhân xung nhịp 1.3 GHz và MCST Elbrus-16S (28nm), dùng 16 nhân xung nhịp 2.0 GHz.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp và tổ chức Nga dùng thử những con chip cho biết, chúng không thể cạnh tranh với các sản phẩm tiêu chuẩn của ngành. Thậm chí, một số còn nói chúng "không thể chấp nhận được". Dù vậy, bất chấp hiệu suất không mấy ấn tượng, chúng vẫn có thể hỗ trợ vài bộ phận thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin Nga hoạt động trong khủng hoảng chip.
Thực tế, MCST gần đây còn nói đã lấp chỗ trống thành công trên thị trường nội địa, "gấp rút giải cứu" các tổ chức và công ty quan trọng của Nga.
Tác động của lệnh cấm vận của Anh đối với Nga không thể bị xem nhẹ. Vi xử lý Baikal và MCST được sản xuất tại các nhà máy nước ngoài, chẳng hạn của TSMC và Samsung. TSMC và Samsung không thể vi phạm quy định cấp phép của ARM và luật pháp quốc tế vì lợi ích của khách hàng Nga.
Baikal chỉ có một giấy phép hợp pháp để sản xuất chip trên quy trình 16nm và cũng chỉ có giấy phép thiết kế, không thể sản xuất. Do đó, giải pháp duy nhất là sản xuất trong nước và bỏ qua các duy định. Song, vấn đề lớn khác là hoạt động sản xuất chip tại Nga vô cùng lạc hậu, hiện nay chỉ có thể sản xuất chip trên quy trình 90nm. Đó là công nghệ Nvidia sử dụng cho card đồ họa GeForce 7000 năm 2006.
Chính phủ Nga đã phê duyệt khoản đầu tư 3,19 nghìn tỷ ruble (38,2 tỷ USD) vào tháng 4/2022 để đối phó với tình trạng này, nhưng phải mất nhiều năm để thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước. Trong viễn cảnh lạc quan nhất, đến năm 2030, các nhà máy chip của Nga sẽ chế tạo được chip 28nm.
Mỹ trừng phạt thợ đào Bitcoin Nga Lần đầu tiên trong lịch sử, Bộ Tài chính Mỹ nhằm vào các thợ đào Bitcoin đang hoạt động tại Nga, trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine đã bước sang tháng thứ ba. Trong vòng cấm vận mới nhất, Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ thực hiện hành động chống lại những công ty trong ngành công nghiệp đào tiền...