Huawei chờ Nhà Trắng nói rõ có được dùng Android không?
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang chờ câu trả lời rõ ràng từ Nhà Trắng về khả năng tiếp tục dùng Android.
Reuters ngày 2/7 dẫn lời Tim Danks – Phó Chủ tịch phụ trách quản lý rủi ro và quan hệ đối tác của Huawei cho biết, Công ty Trung Quốc đang chờ đợi các văn bản cụ thể từ Bộ Thương mại Mỹ về việc Huawei được tiếp tục giao dịch với các công ty Mỹ.
Huawei mong chờ được mở cửa với Android.
Khi được một phóng viên hỏi về khả năng Huawei được phép truy cập vào hệ điều hành Android thuộc Tập đoàn Alphabet của Mỹ, ông Tim Danks trả lời:
“Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Donald Trump liên quan tới Huawei vào cuối tuần trước và sẽ chờ thông tin từ Bộ Thương mại Mỹ”.
Vào tháng 6, Huawei đã cam kết cung cấp các bản cập nhật Android Q cho người dùng sản phẩm di động của mình.
Chi nhánh của công ty Huawei tại Anh cho biết, tất cả điện thoại thông minh và máy tính bảng Huawei sẽ tiếp tục nhận được các bản vá bảo mật và cập nhật Android.
Việc sản phẩm công nghệ Huawei được tiếp tục sử dụng hệ điều hành Android được cho là vấn đề sống còn đối với Huawei bởi hãng này tập trung phát triển xuất khẩu cho thị trường châu Âu – nơi đã quen với các ứng dụng và phần mềm có nguồn gốc từ Mỹ.
Video đang HOT
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nới lỏng lệnh cấm cho Huawei, cho phép các công ty Mỹ tiếp tục hợp tác với Huawei nếu các sản phẩm giao dịch không ảnh hưởng mạnh mẽ tới vấn đề an ninh quốc gia.
Tin tức này không chỉ là tin vui cho Huawei, nhiều công ty Mỹ đã âm thầm vận động hành lang để được miễn trừ lệnh cấm của Nhà Trắng hoặc được giảm nhẹ động thái trừng phạt.
Google thuộc Tập đoàn Alphabet là một trong những gương mặt nổi trội đã tiến hành thỏa thuận với Bộ Thương mại Mỹ để tiến hành đàm phán.
Song cũng chính công ty này được cho là đã có kế hoạch rời nhà máy sản xuất của mình tại Trung Quốc để chuyển sang các khu vực láng giềng như Đài Loan.
Mới đây, Giám đốc Bộ phận Tổng hợp thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc Chu Shi Jia đã nói về vấn đề các nhà sản xuất Mỹ chuyển dây chuyền hoạt động ra khỏi Trung Quốc do ảnh hưởng thuế quan. Chỉ có một số ít công ty chuyển dây chuyền cung ứng khỏi Trung Quốc và đây là vấn đề không nên phóng đại.
Ông Chu nói rằng việc di dời dây chuyền sản xuất công nghiệp ra hoặc vào một đất nước nào đó chỉ là một hiện tượng bình thường dưới nền kinh tế thị trường.
Vị quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cũng thừa nhận dù thương chiến Mỹ – Trung gây một số áp lực lên lĩnh vực ngoại thương và đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, nhưng những ảnh hưởng đó có thể kiểm soát.
Giám đốc Bộ phận Tổng hợp thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc Chu Shi Jia
Theo ông Chu, một số công ty Trung Quốc ban đầu có nhiều lo ngại khi thương chiến nổ ra, nhưng họ giờ đã tìm được cách để cắt giảm chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng.
Những năm gần đây, một số nhà sản xuất Trung Quốc đã bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia khác như Campuchia vì chi phí cao tại quê nhà.
Châu Âu tiếp tục chào đón Huawei
Chính phủ Hà Lan mới đây đã công bố về khả năng không áp lệnh cấm đối với Huawei trong quá trình đấu thầu hoạt động xây dựng hạ tầng mạng 5G của nước này. Một động thái được cho là bất chấp các cảnh báo từ Mỹ và sức ép của tình báo Hà Lan về các mối đe dọa gián điệp Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng Tư pháp Ferd Grapperhaus, Chính phủ nước này sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm để kiểm tra mối đe dọa từ gián điệp trong các mạng 5G. Đây là vấn đề kỹ thuật để đáp ứng các mối quan ngại từ các lực lượng tình báo của nước này và của Mỹ về các sản phẩm của Huawei.
Bộ trưởng Tư pháp Ferd Grapperhaus cho biết, lực lượng đặc nhiệm đã thực hiện đánh giá rủi ro với ba nhà cung cấp viễn thông lớn của Hà Lan là KPN, T-Mobile và VodafoneZiggo có thể sẽ phối hợp với công ty Trung Quốc.
Các công ty này sẽ phải kiểm tra kỹ càng hơn các nhà cung cấp thiết bị của họ khi giới thiệu mạng di động 5G. Họ sẽ có “tiêu chuẩn cao hơn” cho các nhà cung cấp thiết bị nhưng không đề cập đến cụ thể sản phẩm Huawei của Trung Quốc.
Theo đất việt
Huawei gấp rút hành động sau khi bị Mỹ buộc tội lừa đảo
Huawei đã có các cuộc đối thoại với Taiwan Semiconductor Manufacturing - công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới về việc chuyển hoạt động sản xuất chip sang thành phố Nam Kinh, Trung Quốc.
Ảnh: Reuters
Huawei Technologies đang yêu cầu nhà cung cấp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc để chuẩn bị ứng phó với việc phía Mỹ hạn chế Huawei tiếp cận với công nghệ Mỹ, công ty Trung Quốc này có thể mất đi một phần quan trọng đóng góp vào công việc kinh doanh của công ty này.
Theo Nikkei, động thái trên của Huawei được đưa ra khi mà các công tố viên Mỹ thông báo về những cáo buộc chống lại Huawei và các công ty liên quan trong ngày thứ Hai. Phía Mỹ cáo buộc công ty đã gian dối các ngân hàng, vi phạm quy định trừng phạt của Mỹ chống lại Iran và ăn cắp bí mật thương mại.
Giờ đây khi cả công ty đã bị truy tố chứ không phải riêng cá nhân hay nhà quản lý nào, sự quan tâm của công chúng hướng đến việc Tổng thống Mỹ Donald Trump có áp dụng lệnh cấm toàn diện với việc bán các sản phẩm bán dẫn quan trọng cũng như nhiều linh kiện sản xuất khác sản xuất tại Mỹ cho Huawei.
Huawei, công ty viễn thông lớn nhất thế giới và là công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2, đang đặt mục tiêu giảm thiểu rủi ro. Công ty đã thông báo với các nhà cung cấp ví như ASE Technology Holding và King Yuan Electronics rằng công ty muốn chuyển sản xuất sang Trung Quốc đại lục.
Huawei đã có các cuộc đối thoại với Taiwan Semiconductor Manufacturing - công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới về việc chuyển hoạt động sản xuất chip sang thành phố Nam Kinh, Trung Quốc.
Một lệnh cấm tương tự mà phía Washington ban bố vào năm ngoái chống lại ZTE đã khiến cho công ty này suýt sụp đổ cho đến khi có được thỏa thuận với Washington. Sự tồn tại của công ty sản xuất chip Fujian Jinhua cũng bị đặt vào vòng nghi vấn sau khi công ty này bị cấm mua thiết bị Mỹ.
Nhiều nhà cung cấp châu Á từng hy vọng vào khả năng Huawei sẽ trở thành khách hàng lớn nhất trong năm 2019 khi mà thị trường điện thoại thông minh thế giới rơi vào tình trạng bão hòa, thế nhưng những giả thuyết trên giờ đã không còn có thể trở thành hiện thực.
Huawei đã trở thành khách hàng chính của nhiều nhà cung cấp cho Apple ví như TSMC, Hon Hai Precision Industry, hãng sản xuất thấu kính Largan Precision và công ty chip Mỹ Micron Technology.
Theo BizLive
Thông điệp Mỹ trong vụ Huawei: 'Đừng tin 5G của Trung Quốc' Hãng tin Bloomberg cho rằng bằng cáo trạng mới nhất chống lại Huawei, Mỹ gửi thông điệp rõ ràng đến nhiều lãnh đạo thế giới đang cân nhắc dùng thiết bị của hãng này cho thế hệ mạng không dây kế tiếp. Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi - Ảnh: Bloomberg Cáo trạng chống lại Huawei Technologies được Mỹ công bố đầu...