Huawei chia sẻ về EMUI 10 và Harmony OS tại Việt Nam, khẳng định tiếp tục gắn bó với Android
Huawei vừa có buổi chia sẻ thông tin về hệ điều hành EMUI 10 và Harmony OS tại thị trường Việt Nam, đồng thời khẳng định tiếp tục gắn bó với Android đến khi vẫn còn được cho phép.
Huawei cho biết, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ngoài Trung Quốc được trải nghiệm EMUI 10 đầu tiên, và Huawei luôn xem Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm trong chiến lược phát triển của tập đoàn này.
Huawei tuyên bố, hiện tại hệ điều hành EMUI của họ đang có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hằng ngày tại 216 quốc gia và hỗ trợ 77 ngôn ngữ. Tỉ lệ người dùng nâng cấp từ EMUI 8.0 và EMUI 9.0 lần lượt đạt 79% và 84% và số người nâng cấp lên EMUI 10 dự kiến đạt 150 triệu.
EMUI 10 được dựa trên hệ điều hành Android 10 Q và vẫn có đầy đủ các dịch vụ của Google, tập trung vào ba nâng cấp gồm: thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), tối ưu trải nghiệm trên nhiều kịch bản và cải thiện độ mượt mà trong thao tác. Huawei cho biết họ vẫn sẽ gắn bó với hệ điều hành Android đến khi nào có thể.
EMUI 10 cũng tích hợp chế độ đêm ( Dark mode) đang trở thành xu hướng tất yếu trên các smartphone thế hệ mới. Trước đây, trên EMUI 9.1, Huawei cũng từng có chế độ đêm nhưng chỉ khả dụng trên các máy sử dụng màn hình AMOLED như Mate 20 Pro hay P30 Pro.
Trải nghiệm nhanh phiên bản EMUI 10 beta cho thấy phần giao diện thiết lập hệ thống và khu vực cài đặt nhanh đã được làm mới, trông thoáng đãng và hiện đại hơn.
Giao diện camera cũng được tinh chỉnh lại, thêm một số hiệu ứng sinh động hơn khi chuyển đổi giữa các chế độ. Phần lựa chọn các chức năng của camera được làm trực quan hơn. Các bộ lọc màu hợp tác với Leica được bố trí lại, nằm chung cùng các bộ lọc màu thông thường khác.
Video đang HOT
Một số thay đổi khác về giao diện được áp dụng cho các ứng dụng nghe nhạc.
Tuy nhiên, các biểu tượng ứng dụng ở màn hình chính lại chưa có thay đổi nào đáng kể.
Huawei chia sẻ EMUI 10 áp dụng công nghệ phân tán để hỗ trợ gọi video độ phân giải HD giữa các thiết bị. Người dùng có thể gọi thoại và gọi video bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu. Nếu có cuộc gọi đến, người dùng có thể chọn trả lời bằng loa thông minh. Và nếu đó là cuộc gọi video, có thể trả lời ngay thông qua TV thông minh, màn hình trên xe hơi hoặc gửi trực tiếp video từ drone. Điện thoại và máy tính cũng có thể chia sẻ màn hình để dữ liệu dễ dàng được trao đổi thông qua thao tác kéo – thả.
Huawei P30 series sẽ là những thiết bị đầu tiên được nâng cấp lên phiên bản EMUI 10 Beta để thử nghiệm nội bộ từ ngày 8 tháng 9 và sau đó sẽ triển khai cho dòng Mate 20. Đại diện Huawei cho biết EMUI 10 sẽ được cài sẵn trên chiếc Mate 30 sắp ra mắt vào tháng 9 tới.
Bên cạnh EMUI 10, Huawei Việt Nam cũng có một số chia sẻ về Harmony OS – hệ điều hành mới ra mắt của hãng này và được nhiều người kỳ vọng có thể thay thế cho Android trong bối cảnh Huawei vẫn đang phải chịu những lệnh trừng phạt từ chính quyền tổng thống Trump.
Huawei cho biết rằng hệ điều hành này đã bắt đầu được phát triển từ năm 2012, ban đầu, công ty dự định sẽ sử dụng nó cho các thiết bị IoT. Sau gần hai năm, Huawei đã dần biến đổi nó thành một hệ điều hành đa nền tảng, có thể chạy trên nhiều thiết bị từ smartwatch, smartTV, ô tô…
Một trong những điểm nhấn của Harmony OS là việc sẽ được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, để các bên thứ ba có thể thoải mái tùy biến. Đồng thời, Harmony OS là một hệ điều hành dạng mô đun hoạt động nhờ vào nhân microkernel do Huawei làm ra. Công ty này cho biết Harmony OS khác hẳn so với Android và iOS bởi nó có thể nhanh chóng thay đổi sao cho phù hợp với nhiều loại thiết bị khác nhau.
Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu của hệ điều hành này chỉ là nhắm tới những “sản phẩm màn hình thông minh” ra mắt vào nửa sau của năm nay chứ không phải smartphone. Thiết bị đầu tiên hoạt động trên Harmony OS là mẫu TV Honor Vision với camera “thò thụt” để chat video call, nhận diện khuôn mặt, theo dõi chuyển động cơ thể và nhận diện tư thế..
Một điểm quan trọng là Huawei không hề muốn biến Harmony OS trở thành đối thủ trực tiếp với Android. Họ chỉ coi đây là một “kế hoạch B”, trong trường hợp các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể ngăn chặn việc Huawei sử dụng hệ điều hành của Google.
Theo VN Review
Harmony OS không đơn giản là kế hoạch dự phòng, mà còn có thể thành công như Android vì lý do này
Hệ điều hành Harmony OS do Huawei tự phát triển vẫn được coi là một kế hoạch dự phòng, nhằm thay thế cho Android trong trường hợp nhà sản xuất Trung Quốc không thể hợp tác với Google nữa.
Và tất nhiên, kế hoạch dự phòng thì thường không thể so sánh được với bản chính, vì vậy mà Harmony OS vẫn luôn bị đánh giá thấp hơn Android.
Tuy nhiên sau khi ra mắt, Huawei đã cho thấy rằng Harmony OS không chỉ là một hệ điều hành dành cho smartphone, mà đây còn là một hệ sinh thái rộng lớn. Từ máy tính bảng cho đến các thiết bị đeo thông minh, TV hay Internet of Things cũng đều có thể sử dụng hệ điều hành này.
Tất cả những kẻ thách thức Android đều chết
Đã có khá nhiều hệ điều hành được phát triển bởi những gã khổng lồ công nghệ, nhằm mục đích thay thế sự thống trị của Android nhưng đều thất bại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại đó, như trải nghiệm không thực sự thoải mái, thiếu ứng dụng hấp dẫn, hệ sinh thái nghèo nàn hay chỉ đơn giản là người dùng đã quá quen thuộc với Android.
Trong những lý do đó, yếu tố quan trọng nhất có lẽ là việc phát triển những ứng dụng thật sự hấp dẫn và có thể lôi kéo người dùng. Tuy nhiên để có được thật nhiều những ứng dụng hấp dẫn, nền tảng đó phải có một số lượng người đủ lớn để thu hút được các nhà phát triển. Đó cũng chính là cái vòng luẩn quẩn khiến cho Windows Phone thất bại.
Tuy nhiên, Harmony OS của Huawei lại có một lợi thế vô cùng lớn để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn trên và hướng tới thành công không thua kém gì gã khổng lồ Android. Và lợi thế đó chính là sân nhà Trung Quốc.
Harmony OS của Huawei khác với Tizen của Samsung vì có sân nhà Trung Quốc
Hệ điều hành Tizen của Samsung hướng tới thị trường toàn cầu, và đó là sân chơi cạnh tranh trực tiếp với Android của Google. Chính điều đó đã khiến Tizen thất bại. Tuy nhiên, Harmony OS của Huawei không cần phải cạnh tranh trực tiếp với Android trên toàn cầu, mà chỉ cần cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, nơi Huawei có rất nhiều lợi thế.
Theo số liệu từ Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC), Huawei đã xuất xưởng 36,3 triệu điện thoại thông minh tại Trung Quốc trong quý II. Đó là một con số không hề nhỏ, và là nền tảng đủ hấp dẫn để thu hút các nhà phát triển ứng dụng tại Trung Quốc.
Điều đó đồng nghĩa với việc Huawei có thể giải quyết được rắc rối lớn về việc tạo ra những ứng dụng đủ hấp dẫn cho nền tảng của mình. Và người dùng Trung Quốc có một sự ủng hộ rất lớn đối với các sản phẩm được phát triển trong nước, do đó họ sẽ không ngần ngại chuyển từ Android sang Harmony OS.
Dẫu sao cũng có rất nhiều ứng dụng và dịch vụ của Google không hoạt động được tại Trung Quốc. Do đó việc thay đổi hệ điều hành sẽ không ảnh hưởng nhiều tới trải nghiệm của người dùng, khác với các thị trường bên ngoài Trung Quốc.
Huawei không chỉ phát triển một hệ điều hành, mà là cả một hệ sinh thái
Harmony OS không chỉ là hệ điều hành dành cho smartphone, mà nó còn có thể được sử dụng trên tablet, smartwatch, thiết bị đeo thông minh, xe hơi và các thiết bị Internet of Things khác. Vì vậy đây chính là một hệ sinh thái để có thể níu kéo người dùng.
Cũng giống như Apple xây dựng hệ sinh thái xung quanh iOS, khách hàng đã mua iPhone thường sẽ sử dụng iPad, MacBook, Apple Watch hay AirPods. Và chắc chắn bạn sẽ muốn sử dụng một chiếc smartphone Huawei cài Harmony OS để điều khiển tất cả các thiết bị thông minh trong cùng hệ sinh thái này.
Bên cạnh đó, Huawei có thể tối đa hóa hiệu năng với những con chip tự sản xuất. Huawei sở hữu một đơn vị chuyên sản xuất chip là HiSilicon và những con chip Kirin 980 mới cũng được đánh giá khá cao, ngang hàng với Qualcomm hay Samsung. Việc tự phát triển một hệ điều hành riêng cho phép Huawei tùy đồng bộ được phần cứng và phần mềm, giúp đạt hiệu năng cao nhất.
Về cơ bản, Huawei có đủ tiềm lực để phát triển một hệ điều hành riêng cho thị trường Trung Quốc, tận dụng sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước để phát triển một hệ sinh thái rộng lớn và đủ sức thu hút các nhà phát triển. Với tất cả những lý do đó, Huawei có lý do để tin vào sự thành công của Harmony OS, ngay cả khi đây chỉ là kế hoạch dự phòng thay thế Android.
Theo GenK
Huawei ra mắt Harmony OS, hệ điều hành tiềm năng để thay thế Android trong tương lai Sau nhiều năm phát triển, hôm nay Huawei đã tiết lộ một hệ điều hành tùy chỉnh của riêng mình, có tên "Harmony OS" tại hội nghị nhà phát triển thường niên tại Trung Quốc. Theo công bố từ Huawei, Harmony OS có thể được sử dụng trên một loạt các thiết bị bao gồm loa thông minh, ô tô, máy tính, smartwatch,...