Huawei chỉ còn 3 tháng để ‘thoát thân’
Các công ty Mỹ chỉ còn thời gian 3 tháng hợp tác với Huawei để duy trì và hỗ trợ các mạng và thiết bị hiện có.
Năm ngoái, khi ZTE đang ở giữa lệnh cấm nhập khẩu các bộ phận và linh kiện cần thiết từ Mỹ, Tổng thống Donald Trump khiến nhiều người ngạc nhiên khi đăng tải một trạng thái tweet kêu gọi Bộ Thương mại dỡ bỏ lệnh cấm. Ông Trump cho rằng sẽ có “quá nhiều việc làm ở Trung Quốc bị mất” (trong khi ở chiến dịch năm 2016, ông lại khẳng định Trung Quốc đã đánh cắp công việc từ Mỹ). Cuối cùng, một thỏa thuận đã được thực hiện và lệnh cấm được dỡ bỏ.
Huawei P30 Pro mới được ra mắt không lâu.
Mới đây nhất, vào tuần trước, ông Trump lại ký một sắc lệnh hành pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với công nghệ của Mỹ. Đồng thời, chính quyền nước này đã đưa Huawei và các công ty con vào danh sách Thực thể của Cục Công nghiệp và An ninh (BIS). Điều này ngăn các công ty Mỹ bán các bộ phận và linh kiện cho Huawei mà không có giấy phép của chính phủ. Điều này đã khiến Google và một số nhà sản xuất chip cắt đứt quan hệ với Huawei, khiến việc kinh doanh điện thoại của hãng này gặp nguy hiểm.
Chính quyền Trump cho Huawei thời hạn ba tháng thu dọn tàn tích
Vào hôm 20/05 vừa qua, tạp chí Financial Times đã đưa tin, chính quyền của Tổng thống Trump bất ngờ gia hạn thêm cho Huawei (xảy ra giữa cuộc chiến thương mại với Trung Quốc) bằng cách cấp giấy phép tạm thời cho phép các công ty Mỹ hợp tác với Huawei trong thời gian ba tháng.
Tuy nhiên, giấy phép chỉ cho phép các nhà cung cấp Huawei ở các bang bán các bộ phận và linh kiện của Huawei “cần thiết để duy trì và hỗ trợ các mạng và thiết bị hiện có, bao gồm các bản cập nhật và bản vá phần mềm.”
Video đang HOT
Huawei P20 Pro năm ngoái.
Tất nhiên, điều này không liên quan tới bất cứ điều gì về thiết bị cầm tay Huawei trong tương lai, bao gồm cả dòng Mate 30 dự kiến sẽ ra mắt trong nửa cuối năm nay. Mặc dù Huawei có thể tự thiết kế chip cho các phiên bản cao cấp nhưng hãng này vẫn phải sử dụng phần mềm từ các công ty Mỹ để tạo ra các thiết kế này. Huawei đã trả cho các nhà cung cấp tại Hoa Kỳ bao gồm Qualcomm, Micron và Intel 11 tỷ USD vào năm ngoái và các chuyên gia chip cho hay công ty vẫn cần một vài năm trước khi hoàn toàn tự lực sản xuất chip.
Ngay cả khi chính quyền Trump cho phép các công ty Mỹ kinh doanh hạn chế với Huawei trong một vài tháng thì trong giai đoạn này, Google, Qualcomm và một số công ty khác của Mỹ cũng đã phá vỡ mối quan hệ với Huawei.
Có thể nói, động thái này cung cấp thêm thời gian cho doanh nghiệp Mỹ thích nghi hoặc nếu thuyết phục thành công, các doanh nghiệp này có thể xoay chuyển các lệnh hành pháp cuối cùng. Mặt khác, người Trung Quốc cũng có thể xem động thái này là một tia hy vọng cho những thay đổi trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới.
Huawei là “nạn nhân” của chiến tranh thương mại
Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới trong quý đầu tiên của năm 2019 và đã lên kế hoạch giành vị trí hàng đầu, “vượt mặt” Samsung vào năm tới. Công ty đã vô cùng thuận lợi trên con đường này cho đến khi Google và các công ty khác ngừng hợp tác. Không những thế, Huawei cũng là nhà cung cấp thiết bị mạng số một trên thế giới và một số thiết bị của hãng sử dụng các bộ phận và linh kiện của Mỹ.
Ảnh minh họa.
Chính phủ Mỹ coi Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia vì cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể kêu gọi thu thập thông tin tình báo từ công ty này. Mặc dù cáo buộc trên luôn bị các giám đốc điều hành của Huawei phủ nhận nhưng các nhà lập pháp Mỹ lo ngại rằng điện thoại và thiết bị của công ty có chứa các “cửa hậu” có thể được sử dụng để gửi thông tin tình báo đến Bắc Kinh (Trung Quốc).
Cách đây không lâu, lãnh đạo Huawei Liang Hua còn khẳng định chắc chắn: công ty sẽ ký một tài liệu “không gián điệp” với bất kỳ quốc gia nào. Hiện tại, Huawei chưa hề thoát được nguy hiểm và có nhiều khả năng công ty đang được Mỹ sử dụng làm đòn bẩy trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Theo Dân Việt
Huawei có thể vượt qua lệnh bao vây cấm vận mạng 5G hiện nay?
Sau khi Mỹ đã cấm công nghệ 5G của Huawei vì lo ngại công ty này sẽ là 'tai, mắt' của Chính phủ Trung Quốc, những nước khác như Australia, New Zealand và thậm chí cả Nhật Bản cũng theo sau.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Sau khi Mỹ đã cấm công nghệ 5G của Huawei vì lo ngại công ty này sẽ là "tai, mắt" của Chính phủ Trung Quốc, những nước khác như Australia, New Zealand và thậm chí cả Nhật Bản cũng theo sau.
Tuy nhiên, sự thật là công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc là một trong những nhà cung cấp công nghệ 5G hàng đầu hiện nay và sẵn sàng với danh mục dịch vụ dành cho các công ty viễn thông đang tìm cách nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng.
Hơn nữa, có rất ít bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố của bất kỳ quốc gia nào đã cấm các công ty viễn thông sử dụng công nghệ do Huawei phát triển.
Trong khi các quốc gia có các lựa chọn khác như Nokia và Ericsson, Huawei chắc chắn sẽ mất lớn nếu lệnh cấm tiếp tục được áp dụng đối với các sản phẩm của họ.
Theo truyền thông Anh, Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) dường như đã tìm thấy một đường đi ở giữa để đảm bảo an toàn và bảo vệ bí mật quốc gia của mình, trong khi cho phép các công ty viễn thông hưởng lợi từ công nghệ mà Huawei cung cấp.
Tờ Thời báo Tài chính của Anh gần đây cho biết Huawei đã đồng ý giải quyết các rủi ro nghiêm trọng mà NCSC và các cơ quan an ninh khác của nước này đưa ra. Trên thực tế, công ty Trung Quốc đã cam kết gói tài chính 2 tỷ USD để đại tu các hệ thống của mình.
Trong một cuộc họp giữa các giám đốc điều hành của Huawei và các quan chức cấp cao của NCSC, Huawei được cho là đã đồng ý thực hiện một loạt các thay đổi kỹ thuật để được hoạt động tại Anh - được Huawei đồng ý trong một lá thư chính thức nêu rõ sự khẩn cấp của việc khắc phục các vấn đề một cách nhanh chóng.
Nếu mọi việc suôn sẻ, và nếu tất cả các mối quan tâm về bảo mật được giải quyết một cách thích hợp, có thể các quốc gia khác có thể học hỏi từ những gì Vương quốc Anh và Huawei đang làm cùng nhau.
Không thể phủ nhận rằng 5G là một công nghệ quan trọng đối với mọi người. Nó có thể dự đoán sẽ thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo và giải phóng toàn bộ tiềm năng của các công nghệ mới nổi như kết nối vạn vật (IoT) và thực tế ảo và thực tế tăng cường.
Việc có nhiều công ty cạnh tranh với nhau chỉ có thể giúp cải thiện công nghệ và biến 5G thành hiện thực sớm hơn.
Ở Hàn Quốc, 5G ngày càng gần với thực tế trong khi các quốc gia như New Zealand và Ấn Độ hướng đến đưa vào hoạt động mạng 5G vào năm 2020.
Nếu các chính phủ muốn thúc đẩy công nghệ mạng 5G và đảm bảo các doanh nghiệp của họ theo kịp sự cạnh tranh toàn cầu, họ phải tìm cách hợp tác với Huawei - và nếu Huawei muốn tồn tại, họ cần phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của các chính phủ về mặt bảo mật và kiểm soát công nghệ.
Theo VietnamPlus
Huawei vươn lên trở thành hãng smarphone đứng thứ 2 thế giới Với số lượng bán ra lên đến 200 triệu điện thoại thông minh trong năm 2018, Huawei vượt mặt cả Apple để trở thành hãng smartphone lớn thứ 2 thế giới và tất nhiên chỉ sau Samsung. Cụ thể trong năm 2018 vừa qua, với sự thành công của P20 và Mate 20 đã giúp cho Huawei bán hơn 15 triệu sản phẩm...