Huawei chật vật trước lệnh cấm của Mỹ
Kể từ lệnh cấm mở rộng do chính phủ Mỹ ban hành ngày 17/8 nhắm vào mảng chip bán dẫn, Huawei đang phải làm mọi cách để bảo vệ sự tồn tại của mình.
Ngày 17/8, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các nhà cung cấp chip bán dẫn sử dụng công nghệ Mỹ hợp tác với Huawei, trừ khi những đơn vị này nhận được giấy phép chấp thuận từ chính phủ.
Tính đến ngày 14/9, Huawei Technologies còn chưa đầy 3 tuần để tích trữ các sản phẩm chip bán dẫn từ những nhà cung cấp như MediaTek, Realtek, Novatek, RichWave cùng nhiều cái tên khác.
Tương lai của Huawei bị đe dọa
Theo các nhà phân tích, nếu cạn kiệt nguồn nguyên liệu sản xuất này, sản lượng thiết bị cầm tay của Huawei có thể sẽ giảm tới 75% trong năm 2021. Một số nhà cung cấp thậm chí đã phải đồng ý chuyển giao những đơn hàng chưa thành phẩm. Thông thường, các mạch tích hợp phức tạp phải được lắp ráp trên các tấm bán dẫn, sau đó mới được đóng gói, thử nghiệm và vận chuyển cho khách hàng.
“Không có gì đáng ngạc nhiên khi Huawei đánh thức nhiều nhà cung cấp vào 4 giờ sáng hay tổ chức các cuộc gọi hội nghị vào nửa đêm. Công ty này đang rơi vào giai đoạn sinh tồn hỗn loạn và liên tục thay đổi kế hoạch của mình”, một nguồn tin trong ngành nói với Nikkei.
Công nghệ Mỹ xuất hiện trên mọi sản phẩm chip bán dẫn được cung cấp cho Huawei.
Video đang HOT
Nhiều nhà cung cấp chip nhớ như Samsung, SK Hynix hay các đối tác ống kính camera Largan Precision, Sunny Optical Technology đang ráo riết chuyển giao sản phẩm mà Huawei đặt hàng trước ngày 14/9.
“Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ các quy định của chính phủ Mỹ, đồng thời cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi chỉ còn 3 tuần để vận chuyển sản phẩm cho Huawei, đơn hàng sẽ bao gồm cả sản phẩm hoàn thiện lẫn chưa hoàn thiện. Huawei đang phải chiến đấu để tồn tại”, một nguồn tin khác chia sẻ.
Một nhà cung cấp của Huawei cho hay kể từ lần đầu tiên ông Trump ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào mảng chip bán dẫn của công ty vào tháng 5/2020, gã khổng lồ này cùng những nhà cung ứng đều không có đủ thời gian ứng phó. Sau ngày 15/9, toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ phải đối mặt với nhiều thiệt hại khi không còn đơn đặt hàng cũng như khách hàng thay thế nữa.
Hiện tại, công nghệ Mỹ đang có mặt trên mọi sản phẩm được cung cấp cho Huawei, từ phần mềm cho đến thiết bị bán dẫn. Chính với lý do đó, sắc lệnh trừng phạt mở rộng của chính quyền ông Trump sẽ là mối đe dọa lên tương lai của công ty này.
“Thứ mà Huawei mong muốn có được nhất lúc này là những đơn hàng chip xử lý của điện thoại thông minh 5G hoặc của dòng smartphone cao cấp. Nếu Mỹ không dỡ lệnh cấm, hoạt động kinh doanh của Huawei sẽ gặp thất bại. Rất khó để thiết kế các sản phẩm mới với số lượng chip còn lại trong kho”, một nguồn tin khác nhận định.
Liệu Huawei còn “sống” được bao lâu?
Theo Nikkei Asian Review, Huawei đang có đủ chip phục vụ mảng viễn thông trong vòng 2 năm, nhưng họ cần tập trung tích trữ chip xử lý cho lĩnh vực sản xuất smartphone. Cuối tháng 5/2020, Huawei Technologies xác nhận đã chi 23,45 tỷ USD cho công tác dự trữ chip, linh kiện và vật tư trong năm 2019, tăng 73% so với năm 2018.
Nhiều đối tác gia công chip bán dẫn sử dụng công nghệ Mỹ như TSMC, SMIC, hay thậm chí HiSilicon (công ty con của Huawei) đã bị cấm hợp tác với Huawei kể từ lệnh cấm hồi tháng 5. Ngay cả khi Huawei cố gắng tìm đến sự trợ giúp của MediaTek để duy trì hoạt động mảng kinh doanh smartphone, lệnh cấm mới nhất của ông Trump đã chặn lối thoát này.
Tương lai của Huawei đang bị đe dọa bởi lệnh cấm của ông Trump. Ảnh: Tomsguide.
Tuy công ty đã vượt mặt Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong quý II/2020, chính Richard Yu – Giám đốc Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei – đã phải lên tiếng xác nhận những biện pháp trừng phạt mà chính quyền ông Trump ban hành đã khiến dòng chip xử lý Kirin của hãng “tuyệt chủng”.
“Huawei không thể loại bỏ công nghệ Mỹ ra khỏi chuỗi cung ứng. Công ty này vẫn đủ khả năng xuất xưởng 195 triệu chiếc smartphone trong năm 2020 nhờ lượng chip xử lý đang tích trữ. Nếu chính phủ Mỹ không thay đổi lệnh cấm, sản lượng của Huawei sẽ giảm xuống còn 50 triệu chiếc trong năm 2021″, Jeff Pu, nhà phân tích công nghệ của GF Securities ước tính.
Cả Huawei, Samsung, Sk Hynix và nhiều nhà cung ứng khác đều không bình luận về vấn đề này. Một số công ty như MediaTek, NovaTek cho biết họ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định được chính phủ Mỹ ban hành.
Mỹ 'bóp nghẹt' mảng chip của Huawei
Lệnh cấm sử dụng chip gốc Mỹ của chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ khiến HiSilicon, mảng sản xuất chip bán dẫn của Huawei, gặp khó.
Theo Reuters, quy tắc kiểm soát xuất khẩu mới mà Mỹ áp dụng với Huawei tuần trước sẽ trực tiếp chặn HiSilicon tiếp cận hai yếu tố cực kỳ quan trọng: phần mềm thiết kế chip từ hai công ty Mỹ là Cadence Design Systems Inc cùng Synopsys Inc, và năng lực sản xuất từ Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd (TSMC).
Mảng chip HiSilicon của Huawei sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước lệnh cấm mới của Mỹ.
"Với những hạn chế từ Mỹ, HiSilicon sẽ không thể sản xuất chip, hoặc nếu có, cũng sẽ không còn tiên phong nữa", Stewart Randall, chuyên gia theo dõi ngành công nghiệp chip Trung Quốc của Intralink, một công ty có trụ sở tại Thượng Hải, nhận định.
Cũng theo Randall, khi không còn bộ xử lý riêng, Huawei có thể mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trực tiếp, như Apple hay Samsung. Trước đó, việc bán hàng smartphone bên ngoài Trung Quốc của hãng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do không có loạt dịch vụ của Google như Play Store, Gmail, YouTube...
Theo quy định, các doanh nghiệp như TSMC vẫn được phép bán chip xử lý cho Huawei, nhưng chỉ trong tối đa 120 ngày. Các quan chức Mỹ cũng lưu ý, giấy phép chỉ được cấp cho một số hãng công nghệ. Riêng HiSilicon có thể tiếp tục sử dụng phần mềm thiết kế đã mua.
Ra đời từ năm 2004, HiSilicon chủ yếu sản xuất chip cho các thiết bị Huawei. Những năm gần đây, do được đẩy mạnh mảng R&D, sản phẩm do bộ phận này sản xuất không hề thua kém đối thủ. Trong đó, bộ xử lý Kirin cho smartphone được đánh giá là có sức mạnh tương đương chip của Apple và Qualcomm - một ví dụ hiếm hoi cho thấy công nghệ bán dẫn của Trung Quốc có thể cạnh tranh ở quy mô toàn cầu.
HiSilicon cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất chip cho thiết bị 5G. Tháng 3 vừa qua, Huawei cho biết 8% trong tổng số 50.000 trạm gốc 5G lắp đặt trên toàn cầu năm 2019 không có công nghệ của Mỹ. Thay vào đó, họ sử dụng chip của HiSilicon.
Một số chuyên gia nhận định, HiSilicon đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết, nhất là khi Mỹ đã cấm các doanh nghiệp từ bên thứ ba có sử dụng công nghệ của nước này để bán cho Huawei. Dan Hutcheson, Giám đốc điều hành VLSI, công ty chuyên thiết kế và sản xuất các mạch IC tích hợp tùy chỉnh và bán tùy chỉnh, cho rằng HiSilicon khó có thể chọn các giải pháp tương tự từ Nhật Bản hay Hàn Quốc, bởi mọi thứ không thể hiệu chỉnh và đồng bộ với nhau một sớm một chiều.
Chuyên gia Doug Fuller của Đại học Hong Kong cho rằng Huawei có một vài lựa chọn lách luật, chẳng hạn, yêu cầu các đối tác có sản phẩm sử dụng công nghệ Mỹ bán hàng trực tiếp cho khách hàng của Huawei, sau đó công ty này sẽ gián tiếp mua lại. Dù vậy, các quan chức Mỹ cho biết đã lường trước được vấn đề và khẳng định sẽ ngăn chặn.
Huawei cũng có thể tăng cường đầu tư vào các doanh nghiệp không dùng công nghệ Mỹ, chủ yếu từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tất nhiên, chất lượng chip sản xuất từ những công ty này không thể bằng TSMC, đồng nghĩa với lợi thế kinh doanh trên sản phẩm tích hợp chip đó bị giảm xuống. Thực tế, Huawei đã chuyển việc sản xuất một số dòng chip xử lý sang SMIC - xưởng đúc chip lớn nhất tại Trung Quốc, nhưng chỉ tạo ra được các sản phẩm trên tiến trình 14nm, thay vì 5nm như TSMC.
Giải pháp cuối cùng của Huawei, theo Fuller, là "quay lưng" với HiSilicon. Thay vào đó, công ty sẽ mua chip từ các nhà cung cấp nước ngoài, chẳng hạn Samsung. Dù vậy, đây được xem là giải pháp "cực chẳng đã" và khó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Huawei: 'Sự sống còn' là từ khóa ưu tiên Huawei thừa nhận quy định hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn mà Mỹ đưa ra mới đây sẽ gây thiệt hại lớn cho công ty. "Việc kinh doanh của chúng tôi chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng", Guo Ping, Chủ tịch luân phiên của Huawei, cho biết. "Hiện tại, 'sự sống còn' là từ khóa quan trọng đối với Huawei". Chủ tịch...