Huawei bị chính các công ty Trung Quốc dừng cung cấp linh kiện
Các hãng sản xuất bán dẫn Trung Quốc dường như e ngại mình sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của chính phủ Mỹ nếu phá luật cung cấp linh kiện cho Huawei.
Khi các lệnh trừng phạt của Mỹ giáng xuống đã làm Huawei mất nguồn cung chip từ TSMC, người khổng lồ công nghệ Trung Quốc bắt đầu tìm đến chỗ dựa là các nhà sản xuất chip trong nước và thậm chí còn bắt đầu một vài dự án liên doanh với các công ty này. Tuy nhiên, dường như ngay cả các công ty bán dẫn Trung Quốc cũng quay lưng lại với Huawei.
Theo báo cáo mới từ DigiTimes, trước khi đến hạn chót trong lệnh cấm của Mỹ, Huawei đã tích cực thu mua chip từ tất cả những nguồn cung có thể, cả ở trong nước lẫn quốc tế.
Tuy nhiên, khi lệnh cấm cung cấp chip hoàn toàn cho Huawei bắt đầu có hiệu lực từ 16 tháng Chín vừa qua, các nhà sản xuất bán dẫn Trung Quốc cũng âm thầm dừng xuất xưởng cho Huawei. Thậm chí ngay cả các công ty đang hợp tác với Huawei trong các dự án liên doanh cũng dừng cung cấp cho người khổng lồ công nghệ này.
Nguyên nhân rất có thể là vì các công ty này sợ trở thành mục tiêu tiếp theo trong lệnh cấm của Mỹ nếu họ cung cấp linh kiện cho Huawei. Do hầu hết các công ty sản xuất bán dẫn này vẫn đang sử dụng linh kiện và thiết bị của Mỹ, nên việc cung cấp cho người đồng hương Huawei sẽ vẫn vi phạm lệnh cấm thương mại của nước này và có thể sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự Huawei.
Hai ngày trước, hãng SMIC, nhà gia công chip lớn nhất Trung Quốc cho biết, họ đã nộp đơn xin giấy phép từ chính phủ Mỹ để được cung cấp chip cho Huawei. Tuy nhiên, đây là điều không hề dễ dàng, ngay cả đối với các công ty Mỹ.
Video đang HOT
Nếu báo cáo của DigiTimes đúng sự thật, tình cảnh của Huawei đang trở nên ngày càng bi đát hơn. Quả thật, các lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ đã giáng một đòn nặng xuống các hoạt động kinh doanh của Huawei, và thảm họa đang ngày càng đến gần hơn với công ty này khi kho chip dự trữ của họ đang dần cạn mà không có nguồn thay thế.
Công ty Trung Quốc sa thải nhân viên sử dụng iPhone, trợ giá 15% nếu mua điện thoại Huawei
Tài liệu nội bộ của công ty rượu Giang Tô quy định rõ nhân viên có 30 ngày để đổi sang điện thoại di động thương hiệu trong nước, đặc biệt nếu mua điện thoại di động Huawei sẽ được công ty hỗ trợ 15% giá bán lẻ.
Các phương tiện truyền thông lẫn mạng xã hội Weibo ở Trung Quốc đang lan truyền tài liệu nội bộ mới được phát hành của công ty rượu Giang Tô (Jiangsu Capital Liquor Industry), có trụ sở ở thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Tài liệu nói rằng tất cả nhân viên của công ty không được phép mua điện thoại của Apple (iPhone), những người vi phạm sẽ bị sa thải trực tiếp. Những ai đang sử dụng điện thoại của công ty Mỹ này có thời hạn 30 ngày để thay thế bằng một chiếc smartphone thương hiệu trong nước, nếu không sẽ bị coi là "tự động thôi việc".
Lý do đưa ra giải thích là mọi người "không thể tin cậy điện thoại di động của Apple", đặc biệt trong vấn đề bảo vệ bí mật thương mại của công ty và thông tin cá nhân của nhân viên.
Công ty không quy định thương hiệu điện thoại trong nước nào bắt buộc phải lựa chọn, tuy nhiên nếu nhân viên mua điện thoại di động của Huawei sẽ được ban lãnh đạo hỗ trợ 15% giá bán lẻ.
Thời điểm xuất bản tài liệu là ngày 15/9, cùng ngày tất cả nhà cung cấp của Huawei trên khắp thế giới sẽ phải dừng bán hàng cho công ty này nếu sản phẩm của họ chứa công nghệ Mỹ.
Ảnh chụp tài liệu nội bộ quy định về sử dụng smartphone của công ty rượu ở Giang Tô.
Được biết, quy định này đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của đa số nhân viên công ty vì mọi người đều thích sử dụng điện thoại Huawei. Tất nhiên, cũng có nhân viên cho rằng hành động của công ty là quá độc đoán và bị nghi ngờ là hành vi ép buộc.
Chia sẻ với báo giới, người phụ trách công ty Lục Thể Vũ cho biết: "Nếu mỗi người đều có những tầm nhìn về giá trị khác nhau thì làm sao chúng ta có thể cùng khởi nghiệp?"
"Đó là quy định nội bộ của chúng tôi, và nó không liên quan gì đến người ngoài", ông nói thêm.
Lục Thể Vũ cũng chia sẻ rằng ông không biết tại sao các quy định nội bộ lại lan truyền ra bên ngoài. Khi nói về ý định ban đầu của việc phát hành thông báo, ông đã trả lời như sau: "Là một người Trung Quốc, tôi có thể ủng hộ các thương hiệu điện thoại di động trong nước không? Chúng tôi cũng đã nói rõ ràng là để đảm bảo an toàn thông tin của công ty và nhân viên."
Trụ sở công ty rượu Giang Tô cấm nhân viên dùng iPhone.
Câu chuyện đã nhanh chóng được lan truyền mạnh mẽ trên cộng đồng mạng ở Trung Quốc và nhận được nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau.
Không ít người bày tỏ quan điểm ủng hộ công ty rượu này vì đã thể hiện "tinh thần dân tộc", cũng như cảnh báo rằng nhiều thiết bị smartphone nước ngoài có thể chứa mã độc hoặc các phần mềm gián điệp nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất là nên lựa chọn một thương hiệu điện thoại trong nước để đảm bảo an toàn.
"Tôi nghĩ điều đó là có thể. Nước Mỹ đã tẩy chay chúng ta như vậy rồi, vậy chúng ta còn mua Apple để làm gì? Chẳng lẽ điện thoại di động trong nước không dùng được?", thành viên có nickname Lý Tử 2y5 viết.
"Sẽ tốt hơn nữa nếu công ty mua tặng điện thoại Huawei cho nhân viên", một người dùng khác bình luận.
"Ông Trump muốn loại bỏ Huawei thì các công ty rượu cũng có thể làm thế với Apple. Không có gì sai với nó hết. Vấn đề là chúng ta đang có quá ít hành động yêu nước thực sự như vậy. Tại sao mọi người lại vừa mắng Trump, vừa mắng những người yêu nước", một người khác chia sẻ quan điểm cá nhân.
Các quan điểm khác lại cho rằng công ty này đang muốn mượn cơ hội để nổi danh, quảng cáo sản phẩm vì thương hiệu rượu này vốn được ít người biết tới.
"Ông giám đốc có thật sự yêu nước? Nếu không có việc này có lẽ tôi đã không biết tới loại rượu lởm này", có người bình luận khá cay nghiệt.
"Sa thải cũng được, chỉ cần bồi thường đúng luật cho nhân viên", người khác nói thêm vào.
Huawei 'lôi kéo' các công ty bán dẫn về Trung Quốc Huawei đang thu hút các chuỗi cung ứng bán dẫn đặt nhà máy tại Trung Quốc do ngày càng bị chính phủ Mỹ siết chặt. Huawei muốn các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng liên quan đến mình phải thử nghiệm và đóng gói chip - công đoạn cuối cùng trong sản xuất linh kiện bán dẫn - tại Trung Quốc, sớm...