Hứa Vĩ Văn: Yêu Tăng Thanh Hà thì… ngượng chết
Chàng ca sĩ, diễn viên điển trai cười vui nhận xét: “Tôi và bé Hà chỉ đóng cảnh anh em được thôi, còn đóng người yêu thì… ngượng chết”…
- Có thông tin nói rằng trong năm qua anh làm việc rất nhiều, đến mức ngất xỉu. Tuy nhiên, nhìn lại năm 2010,mọi người chưa thấy kết quả anh mang lại cho điện ảnh Việt cụ thể là như thế nào. Anh có lý giải gì về điều này?
- Đúng là tôi đã có 2 năm trên truờng quay Thái sư Trần Thủ Độ, giai đoạn cuối phim tôi phải chạy qua quay cho phim mới 60 tập Hot girl vào bếp do Galaxy sản xuất mà tôi đã kí truớc đó nên mới xảy ra việc tôi phải chạy 2 đoàn trong cùng một tháng… nên việc ngất xỉu là chuyện cũng bình thuờng. Trung bình có hôm tôi chỉ ngủ được 2 tiếng trên xe taxi, quay đêm khuya bên đoàn này và sáng sớm bên kia, cả 2 bên tôi đều thủ vai chính nên làm tôi kiệt sức. Đó là chưa kể, vai Thái tử Sảm tôi phải giảm cân và giữ hình thể suốt 2 năm trong khi phim bên kia tôi lại phải tăng cân lên chút vì là doanh nhân thành đạt nên tôi cũng chỉ có thể tranh thủ tập luyện khi có thời gian trống. Mọi thứ lúc đó với tôi quả thật rất vất vả.
Còn việc tất cả dự án chưa ra mắt và phát sóng, đó là do tình hình bên hãng. Phim Thái sư Trần Thủ Độ, theo tôi đuợc biết thì đã dựng xong và phần hậu kì đã đi đến cuối đoạn đuờng, vẫn đang chờ kinh phí nhà nuớc để chi trả cho phần làm hậu kì. Phim Thái sưTrần Thủ Độ phải chiếu sau phim Huyền sử thiên đô theo yêu cầu của Bộ văn hóa. Nhưng giờ này Huyền sử thiên đô vẫn còn đang trên truờng quay… mà thời tiết hiện nay ở ngoài Bắc thì rất lạnh, tôi cũng rất lo cho sức khỏe anh em bên hãng 1, vì tôi hiểu sự vất vả của việc làm phim cổ trang. Riêng những thông tin khác về lịch phát sóng chính thức thì đó là quyền phát ngôn của chú Tất Bình. Còn phim 60 Tập Hot girl vào bếp thì phải đợi bên Galaxy và VTV3.
- Khán giả vẫn chưa quên vai diễn của anh trong phim “ Giao lộ định mệnh”, đơn giản vì nó hơi ít đất diễn và anh không có cơ hội thể hiện. Anh nghĩ sao nếu như có ai đó nhận xét anh có phần dễ dãi khi nhận một vai diễn?
- Nếu không có phim Giao lộ định mệnh thì chắc năm qua tôi sẽ bỏ lỡ một sự tiếc nuối đáng kể. 2 năm tôi kẹt 2 phim ngoài Hà Nội vẫn chưa có lịch phát sóng, thì trong năm qua sự có mặt của Giao lộ định mệnh là món quà lớn và may mắn đối với tôi, để tôi có một lời báo cáo nho nhỏ trong suốt 2 năm ở truờng quay! Riêng đối với phim nhựa, tôi không bao giờ phân biệt vai nhỏ hay vai lớn. Bạn nói tôi dễ dãi nhận vai này có lẽ vì bạn yêu mến tôi thôi, vì truớc đây bạn thấy tôi toàn đóng vai chính chứ không phải vai phụ, nhưng với tôi, ngoài sự phù hợp là vai phải hay.
Vai Kiệt trong Giao lộ định mệnh là vai phụ nhưng bạn không thấy nó là mấu chốt của bộ phim hay sao? Giữa vai Kiệt và Mạnh là 2 vai thách thức khán giả về bí mật câu chuyện, tôi đã thích khi Victor Vũ giao kịch bản tôi xem. Ngoài ra bộ phim cũng thành công về mặt doanh thu cũng như sự yêu mến của khán giả và sự công nhận của báo giới và giới chuyên môn. Về cá nhân tôi, tôi phải cám ơn ekip sản xuất đã làm công tác rất tốt và chuyên nghiệp. Tuy là vai phụ, nhưng cái tôi được từ vai Kiệt là rất nhiều, ngay cả chục vai chính phim truyền hình suốt nhiều năm qua của tôi cũng chưa chắc có đuợc hiệu ứng tốt như thế. Tôi thấy vui khi được tham gia phim này.
- Đạo diễn có quyền chọn diễn viên nhưng ngược lại, diễn viên cũng có quyền khước từ đạo diễn. Trong năm qua, Hứa Vĩ Văn đã khước từ hết bao nhiêu lời mời? Và vì sao mà anh từ chối?
Video đang HOT
- Tôi đã từ chối 19 bộ phim truyền hình trong hai năm qua. Phải nói là cũng hơi tiếc… nhưng một phần vì kẹt Thái sư Trần Thủ Độ ở tận ngoài Bắc, một phần tôi cũng muốn tập trung cho vai Thái tử Sảm, vì đây là vai rất khó. Điều thứ 2 nữa là tôi cũng có phim 60 tập Hot girl vào bếp đã kí, phim này tôi cũng từ chối 3 lần, một phần muốn về Sài Gòn sớm, nhưng cuối cùng tôi cũng chọn. Vì vai nam chính trong phim là một ông bố độc thân nuôi con, nên tôi cũng thích vai này … Các phim truyền hình tôi từ chối cũng đã và đang chiếu trên tivi rồi đấy, nhưng tôi không cảm thấy tiếc nuối. Có tiếc cũng… tiếc tiền thôi (cười) vì mấy phim truyền hình kia chắc chắn sẽ giúp tôi rất nhiều trong thu nhập, chứ không chết thu nhập cho hai năm cho một phim lịch sử như tôi. Ngoài áp lực công việc tôi cũng bị áp lực về kinh tế, lúc đó không thể làm thêm việc khác, thu nhập hầu như không có cái nào khác vì không thu xếp đuợc. Tôi cũng rất nhức đầu và khó khăn về kinh tế, nhưng cũng cố gắng vuợt qua. Đối với tôi bây giờ, đã đi trên một quãng đường rồi thì điều quan trọng nhiều khi không phải số luợng, mà là chất lượng khi theo con đuờng diễn xuất…
- Không quá khó để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến diễn viên đắt show. Dễ dãi chọn phim, không màng chuyện cát-xê và những mối quan hệ hậu trường kiểu “thâm cung bí sử”… Anh có thấy mình là một diễn viên đắt show và theo anh, đạo diễn hay chọn anh vì điều gì?
- Cái nào cũng có cái giá của nó, phim như thế nào thì sẽ lãnh kết quả tuơng xứng. Trong thời điểm thiếu diễn viên như hiện nay mà như phim truyền hình thì mọc như nấm. Các kênh trên tivi chiếu phim Việt cũng rất nhiều đến mức khán giả không sao nắm bắt trọn vẹn, nên nhiều khi các đồng nghiệp khác cũng chạy mấy phim. Họ cũng tăng thu nhập và kinh tế cũng rất khá. Một phần khác cũng tạo cho các diễn viên mới, gương mặt mới được cơ hội hơn. Nhưng bạn cũng thấy để khán giả yêu mến và nhớ đến bạn thì cũng là các anh chị diễn viên đã có nghề và đi trước. Nhiều khi đạo diễn và nhà sản xuất cũng vui khi đào tạo, giới thiệu và chọn diễn viên mới đảm nhận vai chủ chốt, nhưng nhiều khi để đảm bảo chất luợng phim thì diễn viên có tiếng tăm và có nghề vẫn ổn hơn.
Riêng những chuyện &’thâm cung bí sử’ gì đó là do bản thân mình thôi. Ekip chuyên nghiệp thì vẫn đòi hỏi sự kĩ càng về hợp đồng và phương thức làm việc tốt và ngược lại. Chính vì thế mà tại sao bản thân tôi sẵn sàng hy sinh thời gian và nhiều phim khác chỉ để chọn đóng vai Thái tử Sảm trong Thái sư Trần Thủ Độ, vì tôi biết nếu là người khác cũng sẽ quyết định như tôi. Vì để có một vai hay và tâm đắc trong nghề không phải dễ, may mắn và cơ hội đến thì mình phải nắm bắt để mình đạt được sự vinh quang với nghề, tất nhiên muốn sống với nghề thì bạn phải có kinh tế đi kèm, nhưng tôi nghĩ sau này thì mình cũng sẽ quay về nguồn và sẽ có nhiều cơ hội khác tốt hơn khi mình đã khẳng định đuợc. Nhất là tâm huyết và khả năng diễn xuất thì mới đi được đường dài.
- Mọi nguời vẫn thấy Hứa Vĩ Văn xuất hiện bên Tăng Thanh Hà nhiều hơn Lương Mạnh Hải ngoài đời nhưng trên phim ảnh thì Hà và Hải là một cặp tiên đồng ngọc nữ, sao Hứa Vĩ Văn không đóng chung với Tăng Thanh Hà khi hai bạn cũng rất xứng đôi?
- Nhiều người cũng nói như vậy, nhưng có lẽ mọi người không biết tôi và bé Hà là bạn thân của nhau. Việc đóng phim chung thì tùy thuộc kịch bản và đạo diễn nữa. Nhưng tôi và bé Hà thân quá đi, thân như hai anh em ruột trong nhà, nếu có đóng cặp yêu đương thì chỉ có ngượng mà chết, hoặc 2 đứa chỉ nghĩ đến những thoại yêu đương với nhau thôi là cười rồi. Bé Hà cũng nói với tôi như vậy. Vả lại tôi thấy bé Hà và Lương Mạnh Hải rất xứng đôi, tôi cũng thích bé Hà đóng cặp với Hải nhìn hay hay, dễ thương … Tôi với bé Hà nếu có đóng chung thì sẽ hợp đóng vai hai anh em trong gia đình nhiều thôi (cười).
- Mê phim ảnh đến mức quên ca hát, câu nhận xét này có đúng với “cuộc đời và sự nghiệp” của Hứa Vĩ Văn không?
- Một phần là vậy, một phần là tôi cũng nản. Đi hát là sở thích, đam mê và gần khán giả hơn nhưng tôi không quen và không thể lệ thuộc vào nguời khác, nhất là giới âm nhạc. Ở đó nếu bạn chú ý thì các show trình diễn vẫn bị ekip, tính tôi rất ngại và không thích lệ thuộc vào ai. Nếu có cũng không biết khi nào mình có thể đi hát lại, nhất là trong nền âm nhạc và môi truờng hiện nay, tôi cũng không phải ca sĩ chạy theo trào lưu hay chạy theo đáp ứng dòng nhạc thị trường. Tôi hát những gì tôi thích và cho thỏa sự trải lòng với cuộc sống là chính, đồng thời yêu thích gu nhạc riêng. Nên với tình hình âm nhạc Việt thì tôi càng có nhiều khoảng cách. Đối với tôi bây giờ, có khả năng ca hát chỉ là một lợi thế, giúp tôi có thể cảm thụ âm nhạc và thể hiện đựợc vai diễn nếu vai diễn đó cần đến âm nhạc.
- Khi nào thì Hứa Vĩ Văn cảm thấy nhớ nghề hát nhất? Bạn có muốn trở lại với sân khấu không?
- Nhớ nghề thì tất nhiên, nhất là những lúc tôi xem American Idol hay The X Factor của Anh quốc. Tôi say sưa xem hằng năm. Các thể loại và ca khúc tiếng Anh tôi nghe nằm lòng và tôi còn đoán đuợc chính xác các ca sĩ đang thi thố ra sao. Thị trường âm nhạc quốc tế vẫn thu hút tôi. Tôi nghe jazz nhiều, ví dụ như Natking Cole và các bản hit của Vpop. Tôi thích dòng nhạc và phong cách của Micheal Buble, hay các ca sĩ trẻ nhạc pop John Mayer, John Legend, Kris Allen, Leon Jackson, Lady Gaga… hay ca sĩ New Zealand: Bic Runga,…
Tôi vẫn yêu âm nhạc, cảm xúc luôn dâng tràn khi thấy sân khấu ánh đèn màu nhiệm hòa vào âm nhạc. Tôi vẫn hy vọng âm nhạc Việt sẽ đi cùng hướng với thế giới và thẩm định được gu thẩm mỹ hơn. Tôi vẫn thấy các quán bar hát tiếng Anh hằng đêm như Yoko và Acoustic đông nghẹt khách ngay cả ngày thứ 2.
- Còn sàn catwalk nữa, Hứa Vĩ Văn lâu rồi không thấy quay lại và buớc trên đó nữa?
- Công việc người mẫu tuổi thọ rất thấp, chỉ có thể từ 16 đến 24. Trên thế giới cũng vậy, năm nay tôi 32 tuổi rồi, tôi đã rời khỏi công việc người mẫu hơn 8 năm qua để đến với âm nhạc và diễn xuất ngay sau khi CLB Hoa học đường, tiền thân cty PL trao giải thưởng cho tôi “Nam người mẫu được yêu thích nhất” cùng Hà Hồ trong đêm kỉ niệm 10 năm thành lập.
Tôi đến với nghề model khi tôi còn rất trẻ như một cuộc dạo chơi, nhưng tôi không quên những tháng ngày đó, vì nó là xuất thân của mình trong phong trào sinh viên học sinh. Khi bắt đầu đến với điện ảnh tôi cũng phải đi những bước đi đầu tiên trong nền tảng của mình. Hiện tại tôi vẫn tham gia vài lĩnh vực liên quan đến thời trang, như ra mắt các thương hiệu sản phẩm quốc tế và chụp hình nhưng với tư cách là diễn viên điện ảnh.
- Hứa Vĩ Văn đa năng nhưng không phải là người tham lam để cùng lúc chạy 2 – 3 lĩnh vực cùng lúc. Bạn có muốn thay đổi quan điểm hay không và nếu có sẽ như thế nào?
- Không có gì phải thay đổi hay làm riêng một lĩnh vực, tất cả là công việc. Ngay cả nghệ sĩ ở Hollywood còn đa năng hơn tôi và nghệ sĩ luôn là thương hiệu để thúc đẩy những sản phẩm cũng như quảng cáo. Đó là con đuờng chung của các nghệ sĩ không những trong nuớc, mà các nuớc khác cũng vậy.
Âm nhạc giúp tôi đến gần với khán giả, diễn xuất là công việc của tôi, thời trang là xu hướng để nghệ sĩ mang đến tầm ảnh hưởng nhất định cho cộng đồng. Ăn mặc đẹp cũng là thể hiện gu và tính cách, đồng thời thể hiện nền văn hóa cá nhân nói riêng và bộ mặt chung của nghệ sĩ với thế giới nói chung.
- Năm 2010 Hứa Vỹ Văn còn điều gì chưa làm kịp và đang nợ lại?
- Tôi lại bỏ lỡ 2 phim truyền hình vì kẹt đi xa ra nuớc ngoài vào cuối năm như đã lên dự định đã lâu không thay đổi và thu xếp đuợc. Tôi cũng rất buồn và bên nhà sản xuất cũng vậy, qua Tết tôi bắt tay vào 2 dự án khác, mong mọi thứ sẽ suôn sẻ!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vụ việc "Giao Lộ Định Mệnh đạo phim" trùng hợp đến... quái dị
Vụ việc Giao lộ định mệnh bị phát hiện là "hàng đạo" đang gây xôn xao trong dư luận. Để có một cái nhìn khách quan về sự việc này, mời các bạn tham khảo một số ý kiến từ phía khán giả và cuộc phỏng vấn đạo diễn Victor Vũ.
Khi mới xảy ra sự cố, anh phát biểu trên một tờ báo: "Chưa nghe ai nói về sự giống nhau của hai phim, nhưng tôi thấy rất thú vị nếu có sự giống nhau đó". Đến nay thì chắc anh đã xem phim Shattered, hẳn đã tìm ra "sự thú vị" mà anh nói?
Vì đang quay phim Cô dâu đại chiến để kịp chiếu Tết sắp đến nên tôi quá bận rộn, không có dịp trả lời cụ thể, dù vài báo đã gọi nhiều lần. Nay qua báo tôi muốn nói một lần như sau: Đầu tiên, tự đặt mình vào góc độ báo giới và khán giả, tôi biết mọi lời giải thích của tôi lúc này đều không đáng tin hoặc khó thuyết phục, vì hai phim quả thật có nhiều tình huống giống nhau đến kỳ lạ, mà phim của tôi ra đời sau, bị cho là "đạo phim", nghe cũng không oan. Nhưng với tư cách là người làm phim, tôi thấy mình không có lý do gì để làm như vậy, vì nếu quả tình thích phim này, tôi sẵn sàng chú thích là "dựa theo", hoặc "lấy cảm hứng từ...", như tôi đã nhiều lần nói rằng Giao lộ định mệnh lấy cảm hứng từ phong cách làm phim của bậc thầy Alfred J.Hitchcock (1899-1980), và tôi đã làm giống các thủ pháp dàn dựng của ông ấy, có sao đâu.
"Sự thú vị" đến bi hài ở đây là khi tôi tự hỏi mình tại sao lại chưa xem phim Shattered của Wolfgang Petersen tài danh, với dàn diễn viên có tiếng. Đành rằng, không phải cứ ở Mỹ là xem hết các phim, nhưng phim này cũng lấy cảm hứng từ Hitchcock, lại thành công, tôi thích Hitchcock mà không xem, thế mới lạ.
Thực sự trong trường hợp này, tôi bị rơi vào tình huống mà người Việt mình hay nói "tình ngay lý gian". Khi tôi viết truyện ngắn Inferno thời còn sinh viên (khoảng 1996), tôi đã nghĩ rằng đây là một cốt truyện sẽ không ai nghĩ ra, nên ôm ấp bao nhiêu năm để sau đó chuyển thành kịch bản phim. Khi làm, tôi luôn nói mình làm theo thể thức (formula) của Hollywood và phong cách của Hitchcock, nên trong khoảng 50% các thủ pháp là giống nhau.
Tuy nhiên khán giả vẫn có thể lập luận rằng chẳng lẽ cứ "làm theo thể thức" thì được quyền sao chép, đây là một lập luận chính đáng, nên điều tôi áy náy nhất là ở điểm này. Tôi không sợ bị cho là đạo phim bằng việc làm cho khán giả nghĩ rằng mình không tôn trọng họ; mình không tôn trọng nghề nghiệp của mình. Khi làm phim ở Việt Nam, có rất nhiều khó khăn phải vượt qua, ví dụ như đầu tư và kinh phí, nên khi có cơ hội làm phim ở đây, bản thân tôi luôn quý trọng điều đó, không thể bậy bạ. Hơn nữa, tất cả các phim tôi làm đều có ý định ra rạp tại Mỹ và các nước khác, cho nên không có lý do gì để mình sao chép thô thiển như vậy. Dưới góc độ người làm nghề, cắt nghĩa sự giống nhau này không khó, vì như đã nói nó cùng thể thức, rất dễ giống nhau; nhưng từ góc độ xã hội, tôi và nhiều anh chị em trong đoàn phim (những người chưa từng xem Shattered) thì lại thấy đây là chuyện khó giãi bày và rất... ma quái!
Nói như vậy thì khi GLĐM ra rạp ở Mỹ vào đầu năm 2011, chắc anh phải có thêm một chú thích nào đó vào bảng chữ trong phim?
Tôi nghĩ không cần thiết, vì sự thật và tình lý đã như vậy, mình sửa thì thành ra chống chế, chạy tội. Tuy nhiên, tình huống giống nhau thì không có nghĩa là phim giống nhau 100% như các báo nói, đặc biệt ở cái kết, hai phim có hai chủ ý khác nhau. Một số bạn bè hỏi, nếu Victor mà xem Shattered rồi, thì chỉ cần cho nhân vật chính không mất trí nhớ, đảo lại khởi đầu một chút, chắc mọi việc đã khác? Chưa chắc đã khác, vì trong "biển phim" của nhân loại, việc thoát chết, mất trí hoặc không mất trí sau một vụ tai nạn thảm khốc đã được làm rất nhiều rồi, người làm sau rất dễ bị lặp. Hơn nữa, chủ đích của phim tâm lý ly kỳ là mượn các tình huống bất ngờ để đẩy xa cao trào, nhằm tạo thu hút và hồi hộp nơi người xem. Các nhà nghiên cứu lịch sử điện ảnh viết rằng ở mỗi thể loại, Hollywood có một vài kiểu khai thác tình huống quen thuộc, mà đến nay vẫn còn giá trị với... khán giả.
Tôi cũng nghĩ rằng dù có các nguyên lý về cách khai thác tình huống định sẵn trong cách làm phim kiểu Hollywood, nhưng để làm khác cũng không quá khó, thế nhưng, trong trường hợp của mình, thật éo le và ly kỳ, chúng tôi lại chọn trúng những nguyên lý giống với một phim trước đây. Nói như người Việt mình: hay không bằng hên.
Theo TTVH
"Công chúa" tinh nghịch của nhà Trương Ngọc Ánh (ci). Bé Bảo Tiênã sm biếtngi sự bận ra ba mẹ Theo Dn Trí