Hủ tục hiến cô dâu nhí bồi thường tội ác
Hủ tục Swara biến những bé gái tuổi còn rất nhỏ thành ‘vật hiến tế’ cho những gã đàn ông lớn hơn hàng chục tuổi.
Tại vùng Pashtun và một khu vực dân du mục giữa Afghannistan và Pakistan vẫn tồn tại hủ tục kinh hoàng mang tên Swara với những đứa trẻ có gia đình trót mắc phải một món nợ hay tội lỗi nào đó.
Theo đó, nếu như gia đình nào đó ‘mắc tội’ với một gia đình khác thì người con gái nhỏ của gia đình đó sẽ được ‘dâng’ cho kẻ thù cùng các của cải khác làm vật bồi thường.
Một bà mẹ nhí ở Pakistan
Người con gái bị ‘cống nạp’ cũng sẽ biểu trưng cho sự ô nhục của gia đình đã mắc nợ. Nhưng những hiềm khích sẽ được loại bỏ để họ trở nên hòa hợp hơn.
Thế nhưng, trên thực tế, hủ tục hiến tế Swara lại trở thành thủ phạm gây ra rất nhiều nỗi đau cho các cô gái trẻ tuổi.
Cuộc sống làm vợ, thực hiện các nghĩa vụ gia đình khi còn quá nhỏ tuổi (phần lớn trên 10 tuổi) đã khiến những em bé gái này phải chịu quá nhiều đau khổ, tổn hại cả về sức khỏe và tinh thần.
Không ít trường hợp đã bị tổn thương tâm lý nặng nề khi phải phục vụ người chồng già hơn mấy chục tuổi cũng như toàn bộ gia đình.
Có những trường hợp, các cô bé gái bị nhiều người đàn ông trong gia đình nhà chồng cùng hãm hiếp, làm nhục.
Cô bé Nazia mới lên 5 tuổi. Chú của bé Nazia – thủ phạm gây ra tội giết một người hàng xóm vì tranh chấp đất đai rồi bỏ trốn.
Vì chú của Nazia chưa có con nên hội bô lão đã quyết định bắt anh trai phải đền tội cho em ruột bằng cách… hy sinh con gái của mình.
Vậy là khi mới lên 5 tuổi, Nazia trở thành ‘vật hiến tế’ cùng với 2 con dê và một mảnh đất để bồi thường cho vụ án giết người mà chú ruột đã gây ra.
Tuy nhiên, không phải ông bố, bà mẹ nào ở Pakistan cũng nhẫn tâm đẩy con gái mình vào địa ngục trần gian.
Mẹ của bé Mahnun, nạn nhân vô tội của một vụ tranh chấp đất, đã can đảm chống lại hủ tục để bảo vệ con mình.
Hội đồng bô lão – có quyền phán quyết các hủ tục
Bố mẹ Mahnun đã phải bỏ trốn trong đêm tối mịt mùng, để lại tất cả điền sản, nhà cửa ở phía sau, bởi với họ ‘chẳng có gì quan trọng hơn bằng 2 cô con gái’.
Tuy vậy, gia đình Mahnun vẫn phải sống trong sợ hãi vì lo ngại những người kia sẽ tìm ra mình.
Cho đến nay, việc ‘hiến tế’ cô dâu nhí nhằm chuộc tỗi lỗi này đã bị chính phủ Pakistan cấm nhưng nó vẫn diễn ra một cách bất hợp khác trên khắp các tỉnh thành của đất nước này.
Các gia đình, bộ lạc vẫn mặc nhiên sử dụng cách thức này nhằm giải quyết thù oán.
Mặc dù bất hợp pháp, nhưng hủ tục ép buộc các bé gái phải kết hôn để giải quyết thù oán gia đình và bộ lạc vẫn xảy ra trên quy mô rộng khắp các tỉnh, thành của Pakistan.
Theo Datviet
Những hủ tục 'sợ phát khóc' vẫn tồn tại đến ngày nay
Mặc dù đang trong thời đại văn minh, nhưng ở một số nơi trên thế giới vẫn tồn tại những hủ tục truyền thống ghê rợn đến rùng mình.
1. Lễ "cắt bao quy đầu" cho bé gái
Các bé gái có thể phải chịu di chứng nếu ca thủ thuật cắt bao quy đầu không đủ điều kiện an toàn y tế.
Tại châu Phi và một số quốc gia theo đạo Hồi, người ta tin rằng, tục lệ "cắt bao quy đầu" bé gái sẽ giúp các bé giữ được sự tinh khiết, trong sạch trước khi lập gia đình. Còn những bé gái không làm thủ thuật này sẽ bị cho là ô uế, không sinh được con trai nối dõi cho nhà chồng cũng như có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao.
Lễ "cắt bao quy đầu" bé gái thực chất được hiểu là việc cắt bỏ những nếp da bao quanh âm vật. Do mặt trong lớp da này có những tuyến bài tiết ra chất nhờn tích tụ lâu, sẽ tạo thành một lớp cặn gây mùi hôi. Vì vậy, các bé gái nơi đây thường bị mẹ đưa đi cắt bộ phận sinh dục bên ngoài trước khi các bé bước vào tuổi dậy thì như một cách giữ gìn vệ sinh cũng như phẩm chất đạo đức cho các em. 95% các bé gái đều bị cắt bỏ vùng da quy đầu khi bước sang tuổi thứ 5.
Theo lý thuyết, thủ thuật cắt bỏ này chỉ mất vài phút cũng như chảy máu rất ít. Các bé được sát trùng sạch sẽ vùng kín rồi ra về. Nhưng trên thực tế, việc "cắt bao quy đầu" ở nữ giới có thể gây đau đớn, băng huyết, nhiễm trùng, vô sinh thậm chí tử vong nếu không có đủ dụng cụ y tế và người thực hiện không có đủ chuyên môn.
Mặc dù đã có sự can thiệp của các tổ chức thế giới cũng như lệnh cấm cắt bao quy đầu nữ giới từ phía chính phủ, nhưng ở một số nơi, người ta vẫn bỏ qua những lời cảnh báo. Do ảnh hưởng lớn từ tín ngưỡng tôn giáo, hủ tục này vẫn còn tồn tại ở hơn 30 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là ở Trung Đông, châu Phi, nhất là Somalia và một số nước châu Á.
2. Để người già chết dần trong tuyệt vọng giữa biển
Người Eskimo lớn tuổi coi cái chết tuyệt vọng này là một cách thể hiện lòng tự trọng của bản thân.
Chết trong tuyệt vọng có lẽ là cảm giác đau đớn nhất nhưng một trong số những tục lệ kỳ lạ của người Eskimo lại là để người già chết dần, chết mòn trong giá lạnh của băng tuyết khi... cái chết cận kề. Không giống với truyền thống báo hiếu của những nước châu Á, người Eskimo lớn tuổi sắp lìa đời không những không được ở bên con cháu mà sẽ bị thả trôi lênh đênh trên một tảng băng trôi ra giữa biển khơi. Một mình chống chọi với cái giá lạnh, người già sẽ nhanh chóng qua đời vì bị đóng băng cũng như chết đói.
Người Eskimo tin rằng sau cái chết, một thế giới khác đang chờ đợi họ. Vì không muốn làm gánh nặng cho gia đình, người già Eskimo coi việc ra khơi chờ chết của mình là một hành động nghiêm trang, đầy tự trọng, nó sẽ giúp họ ra đi một cách thanh thản mà không đau đớn.
Trường hợp cuối cùng thực hiện hủ tục chết trên biển được ghi nhận chính thức vào năm 1939. Nhưng nhiều người cho rằng, trong nền văn hóa Eskimo hiện đại, hủ tục truyền thống đáng sợ này vẫn còn tồn tại, mặc dù đã nhận được sự phản đối gay gắt từ các hội truyền giáo cũng như chính phủ.
3. Rạch niệu đạo nam giới trong nghi lễ trưởng thành
Rủi ro về bệnh tật trong hủ tục rạch niệu đạo của thổ dân Úc là rất cao.
Với niềm tin sức mạnh đàn ông sẽ tăng gấp bội, từ xa xưa các bộ lạc châu Úc đã thực hiện thủ thuật rạch niệu đạo trên vùng kín của đàn ông. Đây là một thủ thuật truyền thống được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó phải kể tới châu Úc, châu Phi, Nam Mỹ và quần đảo Pô-li-nê-di. Cuộc tiểu phẫu này được coi là nghi lễ trưởng thành của người đàn ông nơi đây.
Rạch niệu đạo là một hình thức biến đổi cơ thể mà trong đó người ta sẽ rạch một đường dọc phía dưới kéo dài từ đầu dương vật cho tới tinh hoàn. Đường rạch có thể có độ dài tuỳ theo điều chỉnh và thường được mở rộng từng ít một cho tới khi tạo thành một rãnh mở dưới dương vật.
Khoa học đã chứng minh được những nhược điểm của tục lệ "hành xác" đáng sợ này, trong đó bao gồm: nguy hiểm trong phẫu thuật, các bệnh lây qua đường tình dục (STD) cũng như khả năng thụ thai sau này thấp. Bỏ qua những cảnh báo về mối nguy hiểm, ngày nay rạch niệu đạo lại trở thành mốt làm đẹp đồng thời nâng cao khoái cảm của các quý ông phương Tây.
Theo Thanhnien
Những tập tục trinh tiết khắt khe thời nay Quan niệm về 'cái ngàn vàng' của nhiều bộ tộc thời nay vẫn là nỗi khiếp đảm của phụ nữ những nơi này. 1. Tục cắt âm vật ghê rợn tại Ai Cập Dù có nhiều cuộc đấu tranh loại bỏ hủ tục này nhưng người Ai Cập vẫn xem đây là cách giáo dục các em gái. Ở một số vùng nông...