HTC quyết không từ bỏ mảng di động
HTC sẽ không từ bỏ hoạt động kinh doanh di động, với kế hoạch giới thiệu một thiết bị mới trước khi kết thúc năm 2018 này cũng như tiếp tục chiến lược đổi mới vào năm 2019.
HTC vẫn sẽ tiếp tục phát triển điện thoại cao cấp kế nhiệm U12?
Theo GSMArena, công ty có trụ sở tại Đài Loan này được cho là sẽ tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và 5G vào sản phẩm tương lai nhằm tăng cường danh mục đầu tư di động của mình.
Báo cáo cho biết, HTC nhiều khả năng sẽ ra mắt biến thể mới của HTC U12 Life với RAM 6 GB và bộ nhớ trong 128 GB vào giai đoạn gần cuối tháng 12 tới. Hiện tại điện thoại này chỉ có sẵn với biến thể RAM 4 GB và bộ nhớ trong 64 GB. Thiết bị cũng hỗ trợ mở rộng qua khe cắm thẻ nhớ microSD, tuy nhiên đây là một dạng khe cắm SIM lai.
Cùng với đó, HTC sẽ tiếp tục xây dựng nền tảng VR/AR và cung cấp nhiều nội dung hơn. Hãng ghi nhận tai nghe và điện thoại di động là những công nghệ liên quan đến VR/AR nên không muốn từ bỏ các mảng này. Để đảm bảo trải nghiệm VR/AR với độ trễ thấp, công ty sẽ đưa công nghệ 5G vào sản phẩm của mình.
Video đang HOT
Đối với blockchain, Exodus 1 được lên kế hoạch xuất xưởng vào tháng tới. Chiếc smartphone này được đi kèm nhiều tính năng phần cứng và phần mềm liên quan đến tiền ảo và được nhắm vào những người đam mê. Tuy nhiên người dùng chỉ có thể thanh toán để mua nó bằng tiền ảo.
Theo Báo Mới
Mỹ thuyết phục đồng minh không dùng thiết bị viễn thông Huawei
Theo Thời báo Phố Wall, chính phủ Mỹ bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm thuyết phục nhà cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông các nước đồng minh không dùng thiết bị viễn thông Huawei.
Theo nguồn tin của Thời báo Phố Wall, quan chức Mỹ trình bày những gì mà họ cho là có nguy cơ về an ninh mạng đến quan chức viễn thông và chính phủ của các nước đồng minh đang sử dụng thiết bị Huawei, bao gồm Đức, Ý và Nhật Bản. Đồng thời, Mỹ cũng cân nhắc viện trợ tài chính cho phát triển viễn thông tại những quốc gia không dùng thiết bị do Trung Quốc sản xuất.
Nguồn tin cho rằng lo ngại của Mỹ nhằm vào việc sử dụng thiết bị viễn thông Trung Quốc tại các nước có cơ sở quân sự Mỹ. Bộ Quốc phòng có mạng viễn thông và vệ tinh riêng để liên lạc nhạy cảm nhưng phần lớn lưu lượng tại các cơ sở quân sự lại di chuyển qua mạng thương mại.
Chiến dịch khởi động trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh ngày một gia tăng. Washington đã áp thuế quan lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, dẫn đến đòn trả đũa từ Bắc Kinh. Mỹ cũng thắt chặt các quy định đầu tư nước ngoài nhằm vào các thương vụ liên quan đến Trung Quốc.
Động thái tại nước ngoài của Mỹ đưa ra đúng thời điểm các nhà cung cấp dịch vụ Internet và không dây chuẩn bị mua sắm phần cứng mới cho thế hệ mạng 5G. 5G hứa hẹn kết nối siêu nhanh, là tiền đề cho xe tự lái và vạn vật kết nối. Quan chức Mỹ lo ngại viễn cảnh các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc gián điệp hoặc vô hiệu hóa kết nối đến vũ trụ kết nối này, bao gồm cả linh kiện trong các nhà máy.
Hồ sơ của Mỹ nhằm ngăn cản quan chức viễn thông và chính phủ không sử dụng linh kiện Huawei trong cả mạng chính phủ lẫn thương mại. Một quan chức nói Bắc Kinh có thể buộc các doanh nghiệp nước này làm theo yêu cầu từ nhà chức trách. Ngoài ra, mạng Internet và không dây trong vài năm tới có thể dễ bị tấn công mạng và gián điệp hơn. Chẳng hạn, ngày nay, trang thiết bị tháp di động phần lớn tách biệt với hệ thống "lõi" nơi luân chuyển phần lớn lưu lượng dữ liệu và thoại của mạng lưới. Tuy nhiên, trong mạng 5G mà các nhà mạng chuẩn bị lắp đặt, phần cứng tháp di động sẽ thực hiện một số nhiệm vụ từ "lõi" và phần cứng đó có nguy cơ bị lợi dụng để phá hoại "lõi" qua tấn công mạng. Vì vậy, quan chức Mỹ lo ngại thiết bị tháp di động của Huawei và ZTE có thể làm ảnh hưởng đến mạng lưới viễn thông.
Huawei hiện là hãng smartphone lớn thứ hai thế giới, sau Samsung, đồng thời là nhà cung cấp thiết bị viễn thông số 1 toàn cầu, bao gồm phần cứng trong tháp di động, mạng Internet và cơ sở hạ tầng khác để kích hoạt liên lạc hiện đại. Công ty bị cấm cửa tại Mỹ sau một báo cáo năm 2012 gọi nó là nguy cơ an ninh quốc gia. Nhà chức trách Mỹ nói Huawei có thể bị Bắc Kinh yêu cầu gián điệp hoặc phá hoại mạng viễn thông. Tuy nhiên, Huawei liên tục bác bỏ những lời cáo buộc này và khẳng định thiết bị của họ cũng an toàn như các đối thủ phương tây như Nokia, Ericsson do tất cả nhà sản xuất chia sẻ các dây chuyền cung ứng chung.
Chính quyền Tổng thống Trump và Quốc hội Mỹ năm nay cũng khởi động nỗ lực đa dạng nhằm thắt chặt quy định với Huawei và các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc khác, bao gồm ZTE. Chẳng hạn, Ủy ban truyền thông liên bang (FTC) hạn chế các cơ quan liên bang trợ giá nhà mạng nếu họ mua thiết bị Trung Quốc.
Dù không được kinh doanh trên đất Mỹ, Huawei vẫn thống trị thị trường thiết bị viễn thông thế giới. Năm 2017, hãng nắm 22% thị phần, Nokia 13%, Ericsson 11% và ZTE 10%.
Một số thành viên của nhóm "Five Eyes", liên minh tình báo 5 thành viên giữa các nước nói tiếng Anh, cũng công khai thách thức Huawei. Tháng 8/2018, chính phủ Australia cấm Huawei và ZTE khỏi mạng 5G. Tháng 10/2018, nhà chức trách Anh nói đang xem xét việc sắp xếp lại thị trường thiết bị viễn thông, động thái mà những người đứng đầu ngành cho rằng nhắm thẳng vào Huawei.
Tuy vậy, nỗ lực cản trở Huawei tại nước ngoài của Mỹ không hề dễ dàng: Huawei đã vô cùng phổ biến với các nhà mạng tại những nước đồng minh. Một số nhà mạng lớn tại đây cho biết Huawei cung cấp phần lớn sản phẩm và thường tùy biến theo nhu cầu của họ, ngoài ra còn có yếu tố chi phí và chất lượng.
Neil McRae, Giám đốc kiến trúc mạng của nhà mạng lớn nhất nước Anh, BT, phát biểu tại một hội thảo: "Chỉ có một nhà cung ứng 5G thực sự hiện nay, đó là Huawei. Những người khác cần phải bắt kịp".
Theo Báo Mới
Nga thúc đẩy hợp tác với ASEAN trong lĩnh vực kỹ thuật số Nga nhận thấy triển vọng hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực như an ninh mạng, phát triển truyền hình kỹ thuật số, đảm bảo chất lượng phần mềm... Ảnh minh họa. (Nguồn: Accountancy Europe) Quan hệ hợp tác giữa Nga và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong lĩnh vực kỹ thuật số có triển vọng rất tốt...