HSC dự kiến phát hành thêm 86,4 triệu cổ phiếu giá 14.000 đồng/cổ phiếu
Đồng thời, HSC cũng dự kiến phát hành gần 6,5 triệu cổ phiếu ESOP. Nếu phát hành thành công lần này, vốn điều lệ của HSC sẽ vượt mức 2.000 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC, mã HCM) vừa mới công bố tờ trình Đại hội đồng cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của HSC sẽ vượt mức 2.000 tỷ đồng.
Theo đó, HSC dự kiến sẽ phát hành thêm gần 86,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong nước và cổ đông nước ngoài theo danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu phát hành thêm. Thời gian dự kiến trong năm 2018 hoặc quý I/2019 sau khi có chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Giá chào bán dự kiến 14.000 đồng/cổ phiếu, số tiền dự kiến thu về từ đợt chào bán ước tính khoảng 1.209 tỷ đồng. HSC cho biết sẽ sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán để bổ sung vốn phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ (400 tỷ đồng), hoạt động phát hành bảo lãnh chứng khoán (600 tỷ đồng) và hoạt động tự doanh (hơn 209 tỷ đồng).
Nguồn vốn phát hành được trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (533,3 tỷ đồng) và thặng dư vốn cổ phần (533,3 tỷ đồng) căn cứ vào báo cái tài chính kiểm toán gần nhất.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, HSC cũng trình phương án phát hành gần 6,5 triệu cổ phiếu ESOP với giá phát hành 14.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị phát hành tương đương 90,6 tỷ đồng.
Nguồn vốn phát hành được trích từ quỹ khen thưởng phúc lợi thời điểm 30/06/2018 (34 tỷ đồng) và 56,7 tỷ đồng đóng góp của nhân viên. Cổ phiếu phát hành sẽ chỉ được chuyển nhượng tối đa 40% sau 12 tháng, 30% tiếp theo sau 24 tháng và 30% còn lại sau 36 tháng kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành ESOP 2018.
Về thị phần môi giới 6 tháng đầu năm, HSC đứng thứ 2 với 11,73% trên sàn HoSE, chỉ đứng sau CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI với 20,91%. Trong khi đó, trên sàn HNX và UpCOM, HSC chỉ về thứ 4 với thị phần lần lượt 8,6% và 6,35%.
Hiện tại, cổ phiếu HCM đang giao dịch trên sàn HoSE với giá 64.700 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường xấp xỉ 8.200 tỷ đồng.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
NGÂN HÀNG Ông Nguyễn Đức Vinh đăng ký mua thêm 456 nghìn cổ phiếu VPBank
Sau khi đăng ký mua hơn 15,55 triệu cổ phiếu VPBank, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank đăng ký mua thêm 456.179 cổ phiếu.
Ông Nguyễn Đức Vinh đăng ký mua thêm 456 nghìn cổ phiếu VPBank.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) vừa công bố thông tin liên quan đến giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Vinh, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc VPBank đăng ký mua 456.179 cổ phiếu VPB theo chương trình ưu đãi cho người lao động (ESOP). Thời gian đăng ký mua từ 18/9 đến 17/10/2018.
Trước đó, ngày 31/8, ông Vinh đã đăng ký mua 15,55 triệu cổ phiếu ESOP của ngân hàng, với giá mua là 10.000 đồng/cổ phiếu, đồng nghĩa ông Vinh sẽ chi 155,5 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu mà tính theo giá thị trường hiện tại lên đến 380 tỷ đồng.
Như vậy, sau khi giao dịch này hoàn tất, ông Vinh sẽ nắm giữ gần 16 triệu cổ phiếu VPB.
Theo kế hoạch đã được cổ đông thông qua, trong năm nay VPBank sẽ phát hành gần 33,7 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP cho cán bộ nhân viên với giá phát hành bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong thời gian là 3 năm.
Nếu phát hành thành công 33,7 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành ESOP này, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng thêm 337 tỷ đạt 24.567 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Vinh sinh năm 1958 tại Hưng Yên, có trình độ chuyên môn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, từng du học ở Pháp và Mỹ.
Năm 1984, ông Vinh làm cán bộ Vụ quan hệ quốc tế Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. 5 năm sau, khi Tổng công ty Hàng không Việt Nam chính thức được thành lập theo Nghị định 112 của Hội đồng Bộ trưởng, ông Nguyễn Đức Vinh "rời" biên chế về tổng công ty này với cương vị cán bộ Phòng Kinh tế đối ngoại.
Năm 1993, Công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức được hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn nhất nước. Trong bối cảnh này, ông Nguyễn Đức Vinh được cắt cử làm Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines giai đoạn 1993 - 1996.
Năm 1999, ông Nguyễn Đức Vinh chính thức bước chân vào lĩnh vực ngân hàng trên cương vị Phó tổng giám đốc Techcombank và trở thành Tổng giám đốc ngân hàng này chỉ 1 năm sau đó.
Năm 2011, ông Nguyễn Đức Vinh gây xôn xao giới ngân hàng với lá thư chia tay Techcombank. Năm 2012, ông Vinh rời chức Tổng giám đốc Techcombank nhưng không đi ngay mà giữ cương vị Phó chủ tịch ngân hàng này trong nửa năm.
Sau khi có đơn từ nhiệm chức Phó chủ tịch Techcombank, tháng 7/2012, ông Nguyễn Đức Vinh chính thức sang VPBank làm Tổng giám đốc, kế nhiệm ông Nguyễn Hưng.
Lệ Chi
Theo vietnamfinance.vn
Những cuộc IPO bất thành Nguyên nhân nào dẫn tới IPO thất bại? Phải chăng chỉ là việc chọn lựa thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng không phù hợp, hay còn lý do nào khác? Một số đợt IPO của doanh nghiệp nhà nước gần đây đã không nhận được sự tham gia nhiệt tình của giới đầu tư. Ảnh: THÀNH HOA Một...