HSC: Dự báo tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng là 16%, thấp hơn mục tiêu ban đầu
Tuy tăng trưởng tín dụng có chậm lại đôi chút, song dòng vốn được hướng mạnh vào nền kinh tế thực nên vẫn đủ sức để hỗ trợ nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Trong báo cáo nhận định về ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán TP. HCM ( HSC), công ty này đã có kết luận tổng quan: “Khi mùa công bố kết quả kinh doanh quý III đang đến gần, chúng tôi dự báo các ngân hàng sẽ cho lợi nhuận tốt trong 9 tháng đầu năm mặc dù tăng trưởng tín dụng chậm lại. Dự báo lợi nhuận khả quan nhờ tỷ lệ NIM có vẻ cao hơn khi lãi suất cho vay tăng và các dòng lợi nhuận khác tăng mạnh. Cổ phiếu ngành ngân hàng đã điều chỉnh khoảng 10% từ mức cao gần đây và mặc dù rủi ro giảm vẫn còn, chúng tôi tiếp tục đánh giá ngành ngân hàng bằng mặt bằng chung thị trường. Và dự báo lợi nhuận năm 2019 vẫn duy trì đà tăng trưởng khá”.
Theo HSC, Lãi suất tiền gửi VND bình quân tăng 0,06% trong tháng 9 và hiện tương đương lãi suất thời điểm cuối năm 2017. Theo khảo sát lãi suất hàng tháng của HSC, lãi suất tiền gửi VND bình quân đã tăng 0,06% trong tháng 9 lên 6,24%. Mức tăng của tháng 9 đã hoàn toàn bù trừ với mức giảm trong những tháng trước và lãi suất tiền gửi bình quân hiện quay về mức tương đương vào cuối năm 2017. Trong tháng 7 và tháng 8, lãi suất biến động không đồng nhất với một số ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi trong khi một số khác giảm. Tuy vậy, xu hướng tăng lãi suất tiền gửi đã trở nên rõ ràng hơn trong tháng 9 khi lãi suất nhìn chung tăng trong tháng này.
Ảnh minh họa
Lãi suất cho vay tiền đồng bình quân tăng 0,25% trong tháng 9 và tăng 0,46% so với đầu năm – Lãi suất cho vay tiền đồng bình quân tăng 0,25% lên 9,5% trong tháng 9 từ 9,25% trong tháng 8. Sau vài tháng gần như giữ nguyên, thì lãi suất cho vay đã bắt đầu tăng vào tháng 8 và tháng 9 với mức tăng tổng cộng trong 2 tháng là 0,48%. Do vậy lãi suất cho vay bình quân hiện tại cao hơn 0,46% so với tại thời điểm cuối năm ngoái là 9,04%. Nói chung, lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn rơi vào 7-9% còn trung dài hạn rơi vào 9-12,5%.
Video đang HOT
HSC ước tính một số ngân hàng có thể đã nâng lãi suất cho vay trong tháng 9. Cụ thể, Agribank nâng lãi suất kỳ hạn ngắn thêm 0,2% và trung dài hạn thêm 0,71,3%. STB và VPB nâng lãi suất ở tất cả các kỳ hạn thêm 0,5-1%. TCB nâng lãi suất cho vay thêm 0,1-0,2% ở tấ cả các kỳ hạn. MBB điều chỉnh tăng 0,95% lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn. ACB nâng 0,2-0,7% lãi suất cho vay trung dài hạn.
Lãi suất cho vay USD bình quân là 5,05%; gần như giữ nguyên so với tháng 8 (tại thời điểm cuối năm 2017 là 4,89%). HSC thấy Rằng, TCB và STB có thể đã giảm nhẹ lãi suất cho vay USD. Theo một số ngân hàng, nhu cầu vay USD đã bớt căng sau khi ở mức cao trong những tháng trước đó.
Bên cạnh đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng không còn dồi dào như trước đây. Theo HSC, động cơ chính để các ngân hàng nâng lãi suất là thanh khoản trong hệ thống đã kém đi. Thanh khoản trong hệ thống (một trong những cách để đo lường là tính lượng tài sản ròng trên thị trường liên ngân hàng) đã kém đi kể từ giữa tháng 7. Theo phương pháp trên, HSC ước tính thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện khoảng 220-250 nghìn tỷ đồng, giảm xấp xỉ 100 nghìn tỷ đồng từ đỉnh vào đầu tháng 7.
Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn vẫn ở mức cao mặc dù đã giảm trong tháng 9 – Lãi suất liên ngân hàng bình quân (bình quân tất cả các kỳ hạn) giảm 0,75% trong tháng 9 (tháng 8 tăng 1,37%) nhưng vẫn cao hơn 0,73% so với đầu năm. Cụ thể chúng tôi thấy lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt 1,27% và 0,69% trong tháng 9 nhưng vẫn cao hơn 1,4% và 0,97% so với đầu năm.
Vài tuần trước, HSC đã cho rằng quan điểm cứng rắn của NHNN đối với tăng trưởng tín dụng có thể sẽ thay đổi phần nào dựa trên số liệu GDP Q3. Tuy nhiên, trước tốc độ tăng trưởng GDP Qúy 3 tích cực, HSC không nghĩ NHNN sẽ nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng trừ những trường hợp đặc biệt tuy. Và tăng trưởng GDP Qúy 3 được công bố tích cực bất chấp tăng trưởng tín dụng chậm lại trong cùng kỳ thì rõ ràng có thể tin tưởng mạnh mẽ rằng Việt Nam có thể đạt hay thậm chí vượt mục tiêu tăng trưởng GDP và NHNN không có áp lực phải thay đổi chính sách. Điều này có nghĩa là hạn mức tăng trưởng tín dụng của hầu hết các ngân hàng sẽ được giữ nguyên. Và chỉ một số trường hợp đặc biệt chẳng hạn như trường hợp sáp nhập (chẳng hạn như HDB) mới có thể được nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng lên cao hơn mức chung.
Theo đó, HSC dự báo nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ thấp hơn một chút so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra cho cả hệ thống là khoảng 16%.
Thu Hà
Theo antt.vn
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về khống chế tăng trưởng tín dụng 17%?
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, mức tăng trưởng tín dụng 17% của năm 2018 là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm kiểm soát lạm phát.
Theo báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2018 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm 2018 đang ở mức 8,18%.
Với mức 8,18% nói trên, tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm nay đang ở mức thấp nhất trong bốn năm trở lại đây.
Cụ thể, tháng 8/2017, tăng trưởng tín dụng ước tính theo cập nhật của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là 11,5% so với cuối năm 2016. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến 31/8/2016 so với cuối năm liền trước là 9,67%; tính đến hết tháng 8/2015 tăng trưởng tín dụng ở mức 10,23% so với cuối năm 2014.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú
Với kết quả trên, tăng trưởng tín dụng tháng 8/2018 tiếp tục thể hiện nhịp thấp với tốc độ khá đều qua các tháng từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, theo chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, nửa cuối 2018 sẽ không tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho hầu hết các ngân hàng thương mại.
Về vấn đề này, trước câu hỏi đặt ra rằng chỉ số tăng trưởng tín dụng của năm 2018 có quá thấp trong khi nhu cầu vốn cho những tháng cuối năm rất cao, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2018, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, chỉ số tín dụng là chỉ số điều hành vĩ mô để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Vì vậy để có được chỉ số tín dụng hợp lý đối với nền kinh tế là yêu cầu rất cao, phải thực hiện đồng thời.
Theo đó, thứ nhất là tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho nền kinh tế. Thứ hai phải thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát; đến thời điểm hiện nay cũng đã hết 8 tháng và tăng trưởng nền kinh tế nhìn chung rất khả quan.
Kiểm soát lạm phát mặc dù dưới 4% nhưng vẫn cần cảnh giác với việc này từ nay đến cuối năm. Chính vì vậy, theo ông Tú, việc điều hành chỉ số tăng trưởng tín dụng, đặt ra ngay từ đầu năm là khoảng 17% cũng có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế.
Đến thời điểm 30/8, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,5%, mới được một nửa so với chỉ tiêu 17%. Với tính toán hiện nay, 17% có thể là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm được kiểm soát lạm phát.
Về vấn đề nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đặc biệt với những lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đều đã có kế hoạch và các ngân hàng thương mại vẫn luôn đảm bảo thanh khoản cho những lĩnh vực ưu tiên này.
Theo theleader.vn
Lợi nhuận ngân hàng 9 tháng được dự báo tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm ngoái HSC dự báo các ngân hàng sẽ có lợi nhuận tốt trong 9 tháng đầu năm mặc dù tăng trưởng tín dụng chậm lại nhờ tỷ lệ NIM có vẻ cao hơn khi lãi suất cho vay tăng và các dòng lợi nhuận khác tăng mạnh. Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) vừa đưa ra các dự báo về tình hình lợi nhuận...