HSBC cảnh báo kinh tế Mỹ suy thoái năm nay, châu Âu suy thoái năm 2024
Mỹ sẽ bước vào thời kỳ suy thoái trong quý 4 năm nay, sau đó là một năm suy giảm kinh tế và suy thoái ở châu Âu vào năm 2024.
Một phố mua sắm ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo kênh CNBC, dự báo trên do công ty quản lý tài sản HSBC Asset Management thuộc ngân hàng HSBC (Anh) đưa ra ngày 27/6.
Trong triển vọng giữa năm, HSBC Asset Management cho biết các cảnh báo suy thoái đang “đỏ rực” đối với nhiều nền kinh tế, trong khi các chính sách tài khóa và tiền tệ không đồng nhịp với thị trường chứng khoán và trái phiếu.
Ông Joseph Little, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại HSBC Asset Management, cho biết mặc dù một số bộ phận của nền kinh tế vẫn duy trì khả năng phục hồi tới nay, nhưng cân bằng rủi ro cho thấy nguy cơ suy thoái cao, trong đó châu Âu suy thoái chậm hơn so với Mỹ, nhưng con đường vĩ mô nói chung là giống nhau.
Ông Little nói: “Chúng ta đang trong thời kỳ suy thoái nhẹ về lợi nhuận và các vụ vỡ nợ của các công ty cũng bắt đầu gia tăng. Điều may mắn là chúng tôi dự báo lạm phát sẽ giảm tương đối nhanh chóng. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách cắt giảm lãi suất”.
Video đang HOT
Cho dù các ngân hàng trung ương vẫn quyết liệt trong vấn đề lãi suất và lạm phát vẫn chưa giảm nhiều, đặc biệt là lạm phát lõi, HSBC Asset Management vẫn dự báo Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2023, tiếp đó là động thái tương tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Anh vào năm tới.
Fed đã tạm dừng chu kỳ thắt chặt tiền tệ tại cuộc họp tháng 6, đặt mục tiêu lãi suất quỹ liên bang từ 5% đến 5,25%, nhưng báo hiệu rằng có thể có hai đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay. Theo công cụ FedWatch của CME Group, dự báo Fed sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 12 năm nay.
Ông Little thừa nhận rằng các ngân hàng trung ương sẽ không thể cắt giảm lãi suất nếu lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu, như tình trạng hiện nay ở nhiều nền kinh tế lớn. Ông cho biết điều quan trọng là suy thoái kinh tế không đến quá sớm và gây ra thiểu phát. Ông nói: “Kịch bản suy thoái sắp tới sẽ giống với cuộc suy thoái đầu những năm 1990 hơn, trong đó kịch bản chính của chúng tôi là GDP giảm 1 – 2%”.
HSBC dự báo suy thoái kinh tế ở các nền kinh tế phương Tây sẽ gây ra triển vọng khó khăn cho các thị trường vì hai lý do. Ông Little nói rõ: “Đầu tiên, chúng ta thấy việc thắt chặt nhanh chóng các điều kiện tài chính đã gây ra suy thoái trong chu kỳ tín dụng. Thứ hai, thị trường dường như không gắn với quan điểm đặc biệt bi quan về thế giới. Chúng tôi nghĩ rằng thị trường có thể khó tiếp nhận luồng tin tức sắp tới trong 6 tháng tới khi mà đang kỳ vọng vào một cuộc ‘hạ cánh mềm’”.
Theo ông Little, cuộc suy thoái này sẽ không đủ để “thanh lọc” mọi áp lực lạm phát khỏi hệ thống và do đó, dần dần, các nền kinh tế phát triển phải đối mặt với chế độ lạm phát và lãi suất cao hơn một chút.
Người dân mua sắm trong siêu thị ở Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảnh báo của HSBC được đưa ra không lâu sau khi ngân hàng Deutsche Bank của Đức cảnh báo chu kỳ suy thoái sẽ quay trở lại trong năm nay. Cùng với đó, làn sóng vỡ nợ sắp xảy ra ở các công ty, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu.
Theo nghiên cứu hàng năm của Deutsche Bank, tình trạng các công ty vỡ nợ sẽ trở nên phổ biến hơn so với 20 năm qua. Ngân hàng này dự báo tỷ lệ vỡ nợ sẽ đạt mức cao nhất vào quý 4 năm 2024. Trong đó, ở Mỹ, tỷ lệ vỡ nợ cao nhất sẽ đạt 9% đối với khoản nợ lãi suất cao và 11,3% đối với các khoản vay. Còn tại châu Âu, tỷ lệ vỡ nợ sẽ ở mức 4,4% đối với trái phiếu có lãi suất cao và 7,3% đối với các khoản vay.
Nghiên cứu cho biết tỷ lệ vỡ nợ đối với khoản vay của Mỹ gần như cao nhất mọi thời đại. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, tỷ lệ này đạt mức kỷ lục 12% và trong thời kỳ bong bóng Dot-com cuối những năm 1990, con số này đạt 7,7%.
Deutsche Bank cũng cảnh báo rằng các đợt tăng lãi suất mạnh của các ngân hàng trung ương đã làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong đó, Đức – nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu – đã bước vào suy thoái.
Theo nghiên cứu, rủi ro vỡ nợ của các công ty châu Âu dường như thấp hơn Mỹ vì họ có tỷ lệ trái phiếu chất lượng cao hơn. Phía châu Âu cũng hỗ trợ tài khóa nhiều hơn và mức nợ của những lĩnh vực tăng trưởng cao, như công nghệ, cũng thấp hơn.
Eurozone xem xét kế hoạch hỗ trợ năng lượng khi kinh tế suy thoái
Trong bối cảnh giá năng lượng leo thang, trong ngày 7/11, các Bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ thảo luận về cách phối hợp hỗ trợ tốt hơn cho các nền kinh tế nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới ngân sách năm 2023, cũng như chuẩn bị tốt hơn cho nguy cơ suy thoái.
Biểu tượng đồng Euro phía trước trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào tháng 9, Đức đã công bố kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp trị giá lên đến 200 tỷ euro (198,7 tỷ USD) - quy mô ít quốc gia có thể theo kịp và gây lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng trong thị trường chung Liên minh châu Âu (EU). Các nước EU khác cũng đã công bố kế hoạch hỗ trợ, nhưng với số tiền nhỏ hơn.
Những kế hoạch như vậy sẽ đóng vai trò như biện pháp kích thích tài chính, không chỉ làm tăng nợ công vốn đã lớn ở 19 quốc gia của Eurozone, mà còn gây khó khăn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc chống lạm phát, vốn đã lên tới 10,7% vào tháng 10. Do đó, vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua, các bộ trưởng Eurozone đã nhất trí rằng sự giúp đỡ của chính phủ nên tập trung vào một nhóm đối tượng và chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, theo một quan chức cấp cao trong Eurozone, trên thực tế, các biện pháp đều mang tính rộng rãi và những biện pháp như vậy sẽ không duy trì được lâu dài.
Một trong những phương án đang được thảo luận là để các chính phủ cung cấp hạn mức năng lượng cố định cho người tiêu dùng với mức giá trợ cấp. Nếu tiêu thụ vượt qua giới hạn, họ sẽ phải thanh toán theo mức giá cao của thị trường. Giới chức EU thừa nhận đây không phải giải pháp tối ưu, nhưng bền vững về mặt chính trị và kinh tế. Nếu đạt được đồng thuận, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lên kế hoạch chi tiết và thiết lập các nguyên tắc mà Chính phủ EU có thể áp dụng trong chính sách quốc gia. Những nguyên tắc chung như vậy sẽ cho phép EU duy trì sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nền kinh tế và cũng giúp các bộ trưởng lập kế hoạch chi tiêu ngân sách vào năm 2023.
Tháng trước, tất cả các nước trong Eurozone đã đệ trình dự thảo ngân sách cho năm tới lên EC để kiểm tra nhằm đảm bảo các nước này tuân thủ các quy định của EU và lập trường chính sách tài khóa chung là chuyển từ "hỗ trợ" trong năm nay sang "trung lập" vào năm 2023. Tuy nhiên, những dự thảo này chỉ bao gồm các khoản chi tiêu đã được thông qua, mà không tính đến các nhu cầu có thể phát sinh vào năm 2023 khi một số chương trình hỗ trợ năng lượng hiện tại có thể cần được gia hạn. Các quan chức Eurozone cho rằng suy thoái kinh tế, dự kiến diễn ra vào đầu năm tới, nhiều khả năng sẽ gia tăng áp lực tài chính đối với ngân sách, dù nó có thể hạ nhiệt lạm phát do nhu cầu giảm đi.
Ngày 'tận thế' đang đến với bất động sản thương mại? "Bất động sản thương mại đang lâm vào suy thoái. Mất nhiều năm nữa chúng ta mới thực sự hiểu được thiệt hại mà đại dịch đã gây ra cho thế giới". Ông Ross Perot Jr. - Ảnh: THE REAL DEAL Chủ tịch Tập đoàn dữ liệu điện tử Perot và Công ty bất động sản Hillwood tại Texas (Mỹ) Ross Perot Jr....