HS thích thú với mô hình “Một góc quê hương”
Nhằm giúp cho các em HS hiểu thêm về các các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch của tỉnh nhà. Hội đồng Đội tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện thí điểm mô hình “Một góc quê hương” tại Trường THCS Võ Thị Sáu – TP Sa Đéc. Qua thời gian thực hiện, mô hình này đã tạo được sự thích thú đối với nhiều HS.
HS thích thú tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương thông qua mô hình “Một góc quê hương”
Để thực hiện mô hình này, tại cửa ra vào của mỗi phòng học, Hội đồng Đội thành phố Sa Đéc đã phối hợp cùng Ban Giám hiệu nhà trường lên ý tưởng thiết kế và gắn 22 bảng tóm tắt ngắn gọn thông tin và hình ảnh về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch của tỉnh Đồng Tháp như: Tượng đài Bác Hồ, Xóm rẫy Cụ Hồ, Làng hoa Sa Đéc; Di tích lịch sử Xéo Quýt, vườn Quốc gia Tràm Chim; Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng…
Mỗi tấm bảng được thiết kế dựa trên hình ảnh hoa hồng và bé hồng cách điệu để tạo thêm điểm nhấn nên thu hút sự chú ý của nhiều HS. Em Nguyễn Trần Bảo Anh – HS lớp 7A9 – THCS Võ Thị Sáu thích thú nói: “Em rất thích đọc các bảng này vì nó giúp em biết nhiều thứ về danh lam thắng cảnh, văn hóa, lịch sử địa phương Sa Đéc của em và quê hương Đồng Tháp. Giờ không cần đọc trên sách, muốn biết địa danh nào là em đến các bảng ở mỗi phòng học là biết ngay”.
Theo đánh giá của nhiều giáo viên, việc thực hiện mô hình này trong khuôn viên trường không chỉ tạo thêm không gian giải trí mới cho HS mà còn là một hình thức dạy học trực quan sinh động.
Cô Trần Thị Thu Thủy- Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu nhận xét: “Tôi nghĩ nó rất là hay, từ cái thiết kế bên ngoài, màu sắc, hình ảnh cũng như chất lượng của nội dung cũng đảm bảo. Nội dung đã được Hội đồng Đội tỉnh gửi về Ban Tuyên giáo thẩm định nên đây cũng là những nội dung chính thống để chúng ta quảng bá về du lịch của Đồng Tháp. Tôi thấy mô hình này rất hiệu quả và thiết thực và cũng nên nhân rộng mô hình này để cho HS ở địa bàn tỉnh hiểu biết thêm nhiều về truyền thống quê hương”.
Ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em HS, mô hình này còn giúp tăng cường sự giao lưu học hỏi, đoàn kết giữa các lớp bởi thông qua mô hình này các em thường xuyên qua lại các phòng học, gặp gỡ trao đổi lẫn nhau. Được biết, Trường THCS Võ Thị Sáu là 1 trong 4 trường và là trường đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thực hiện thí điểm mô hình này.
Chị Trần Thị Bích Ngọc – Chủ tịch Hội đồng Đội TP Sa Đéc cho biết, những hiệu ứng tích cực mà mô hình này đang mang lại sẽ là cơ sở để Hội đồng đội TP Sa Đéc tổ chức nhân rộng ra các trường học còn lại trên địa bàn thành phố. “Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức nhân rộng mô hình này ở tất cả các trường THCS trên địa bàn. Chúng tôi sẽ bổ sung thêm một số nội dung khác để giới thiệu thêm về con người cũng như những đặc sản của các địa phương để tạo sự mới lạ cho các em”.
Được biết, sau mô hình “Một góc quê hương” dành cho HS cấp THCS, trong thời gian tới, Hội đồng Đội thành phố Sa Đéc sẽ tiếp tục triển khai mô hình “Mỗi tuần một điểm đến” dành cho các em HS ở bậc tiểu học nhằm tạo thêm sân chơi lành mạnh, giúp các em hiểu sâu hơn về truyền thống, lịch sử địa phương từ đó quảng bá hình ảnh quê hương, du lịch Đồng Tháp đến gần hơn với mọi người.
Thanh Nghĩa
Theo giaoducthoidai
Học tiếng Anh: Từ vựng và cách nói về sở thích thế nào cho hay?
Nếu chưa biết nhiều về từ vựng về sở thích trong tiếng Anh, bạn hãy theo dõi các thông tin và video dưới đây. Chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn mỗi lần giao tiếp bằng tiếng Anh.
Vốn từ vựng về sở thích của bạn đang ở mức độ nào? Nếu bạn chỉ biết dùng "I like it!" để diễn tả yêu thích một điều gì đó thì bài viết này chắc chắn dành cho những người như bạn.
Còn chờ gì nữa, hãy ghi chép lại những từ ngữ diễn tả sự yêu quý, thích thú trong tiếng Anh trong bài viết dưới đây.
Học tiếng Anh: Từ vựng và cách nói về sở thích thế nào cho hay?
1. Cách hỏi về sở thích của ai đó trong tiếng Anh
Để hiểu hơn về một người thì việc tìm hiểu sở thích của họ là một điều tất yếu, không thể không làm. Trong tiếng Anh, bạn có thể sử dụng những câu nói dưới đây để hỏi và đáp về sở thích như sau:
Hai mẫu câu cực kỳ hiệu quả để bạn hỏi người kia về sở thích đó là:
"How do you spend your free time?" (Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh?)
"What do you like to do for fun?" (Bạn thường làm gì để giải trí?)
Đây là cách bắt đầu câu chuyện khá cần thiết để tìm hiểu sâu hơn về sở thích, thói quen của đối phương. Thông qua cuộc đối thoại ngắn này, bạn cũng có thể hiểu hơn về họ và có chủ đề để kéo dài câu chuyện.
2. Một số cấu trúc để nói về sở thích bạn có thể áp dụng!
Khi nói về sở thích của bản thân:
Nếu sở thích của bạn là nấu nướng thì có phải cấu trúc "I like cooking!" đã xuất hiện ngay trong đầu bạn không! Thực ra có mẫu hay hơn rất nhiều đó, ví dụ như là:
=> I'm into Ving/Noun (Tôi thực sự thích.... )
=> A big/huge fan of Noun (Tôi là fan bự của .... )
Vậy nên lần sau nếu nói về nấu nướng, bạn có thể thử "I am into cooking!" thay vì dùng "like" nhé!
Gợi ý nho nhỏ cho bạn, nếu bạn gặp một người bạn đến từ nước Mỹ xa xôi, bạn nên chuẩn bị những từ vựng về sở thích chơi thể thao của họ. Chắc chắn các bạn sẽ có nhiều vấn đề để trao đổi với nhau đó.
Khi nói về việc chia sẻ chung sở thích với ai đó:
Trong trường hợp hai bạn có chung sở thích với nhau, bạn hoàn toàn có thể dùng mẫu câu:
=> "something in common"/ "have common ground"/ "have something in common"
Trong trường hợp hai người có điểm khác nhau thì sao? Bạn có thể dùng mẫu câu này: " I don't think we have nothing in common" để đối phương biết về mình nhé. Đôi khi những sở thích khác nhau sẽ giúp câu chuyện rộng mở, thú vị hơn và giúp chúng ta hiểu nhau nhiều hơn đó.
Với video này, bạn hãy dành nhiều thời gian để tích lũy từ vựng về sở thích, đặc biệt là những mẫu câu trên đây nhé. Và để hiệu quả hơn, bạn nên theo quy trình học tiếng Anh qua video được khuyến khích dưới đây gồm:
Bước 1: Xem kỹ video, hiểu đại ý
Bước 2: Ghi chép những cụm từ, cấu trúc mới và hay
Bước 3: Luyện tập thường xuyên
Học tiếng Anh không khó, nhất là những chủ đề gần gũi với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Chúc bạn sớm cải thiện được tình hình tiếng Anh của mình.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Thử nghiệm robot trông trẻ ở trường mầm non làm nhiều người thích thú Nhiều người hy vọng những chú robot này sẽ giúp giảm thiểu nạn bạo hành trẻ nhỏ ở các trường mầm non. Các em bé Trung Quốc tỏ ra khá thích thú khi được học tập cùng với một robot thấp, tròn với màn hình trên khuôn mặt. Chú robot này mang tên Keeko và chỉ cao chưa đầy 60cm, có khả năng...