HS, SV không sử dụng điện thoại di động trong các giờ học
Cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS-SV trong và ngoài nhà trường tuyệt đối không được sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) trong giờ học, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể trong trường, không được sử dụng ĐTDĐ vào những việc có nội dung xấu, ghi hình ảnh thiếu lành mạnh, phát tán trên mạng.
Đó là một nội dung trong kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, các biện pháp giáo dục an toàn giao thông và sử dụng điện thoại đúng quy định trong và ngoài nhà trường, giai đoạn 2013-2015 của Sở GD-ĐT Hà Nội.
Mục đích của kế hoạch nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu, phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ quan, đơn vị trường học về công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn trường học trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc giáo dục học, sinh (HS-SV) biết sử dụng điện thoại di động vào những công việc hữu ích.
Các cơ quan, đơn vị quản lý, các tổ chức chính trị, xã hội xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm được Thành phố giao; có ý thức thực hiện kế hoạch một cách tích cực trong phạm vi quyền hạn. Các trường học và cơ sở giáo dục quán triệt nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo của ngành tới từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức và HS-SV; Chỉ đạo các thành viên trong trường thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
Video đang HOT
Từng bước tiến tới giải quyết dứt điểm không còn tình trạng sử dụng điện thoại di động không đúng mục đích gây hậu quả xấu, phản tác dụng giáo dục.
Kế hoạch sẽ được triển khai áp dụng với tất cả các đơn vị trường học các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đối tượng thực hiện gồm tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS-SV các cơ sở giáo dục và đơn vị trường học trực thuộc trên địa bàn thành phố.
Hàng tuần, các nhà trường dành ít nhất 10 phút trong giờ chào cờ đầu tuần để tổ chức hoạt động ngoại khoá chủ đề sử dụng điện thoại di động, các lớp dành ít nhất 10 phút trong giờ sinh hoạt lớp để đánh giá việc sử dụng điện thoại di động của học sinh.
Theo GD & TĐ
Đà Nẵng khảo sát việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho HS tiểu học
Theo khảo sát của Sở GD-ĐT Đà Nẵng ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố cho thấy, những nội dung cần được tập trung nhiều hơn trong buổi học thứ hai như tổ chức cho HS sinh hoạt tập thể, ngoại khóa... chưa được thực hiện thường xuyên.
Theo chủ trương của Bộ GD- ĐT về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh (HS) tiểu học, thì ở buổi học thứ hai, HS chủ yếu được học thêm các môn ngoại khóa, năng khiếu, sinh hoạt tập thể trên tinh thần "học mà chơi". Chủ trương của Bộ hướng tới mục tiêu giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, nâng cao tinh thần tự học. Qua đó, trẻ được phát triển toàn diện hơn. Thế nhưng, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho HS tiểu học, qua khảo sát thực tế ở Đà Nẵng, hiện nay có thể nói là thực tế chưa đạt được các tiêu chí như chủ trương của Bộ.
Đáng lẽ, theo chủ trương của Bộ, ngoài buổi học chính khóa, buổi học còn lại, chủ yếu dành thời gian vào việc tổ chức cho HS học các môn tự chọn, năng khiếu năng như Ngoại ngữ, Tin học, Thể dục, Nhạc, Họa và sinh hoạt tập thể, ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống... Trên thực tế hiện nay, nhiều trường tại Đà Nẵng chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, học các môn tự chọn, năng khiếu như trên.
Nhiều trường Tiểu học có tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa thường xuyên tổ chức cho HS sinh hoạt ngoại khóa, vui chơi tập thể như thế này.
Buổi học ngoài chương trình chính khóa nếu đúng như chủ trương của Bộ, sẽ giúp giáo viên (GV) có điều kiện gần gũi HS, biết năng lực của từng em để giúp các em phát triển đúng hướng như bồi dưỡng năng khiếu cho các em có năng lực ở các môn năng khiếu; hay phụ đạo, củng cố, ôn tập kiến thức thêm cho HS còn yếu, kém trong các môn học chính khóa.
Phần khác, HS tiểu học được dạy học 2 buổi/ngày, được học tập và vui chơi trong ngày ngay tại trường, giảm "gánh nặng" cho phụ huynh trong việc đưa đón, chăm lo cho con trẻ học hành, vui chơi. Điều này rất thiết thực trong điều kiện áp lực công việc, mưu sinh của các phụ huynh cũng nhiều như việc nhà như hiện nay, nhất là ở đô thị.
Có thể nói, nếu đúng như mục tiêu đề ra thì chủ trương dạy học 2 buổi/ngày là đúng, cần cho các em HS tiểu học đang ở độ tuổi quan trọng hình thành nền tảng tri thức và cả nhân cách; cũng như làm đẹp lòng phụ huynh, giúp phụ huynh yên tâm cho trẻ học và chơi ở trường cả ngày. Thế nhưng, trong thực tế, việc triển khai chương trình dạy 2 buổi/ngày hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.
Theo khảo sát của Sở GD-ĐT Đà Nẵng ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố cho thấy, việc tổ chức dạy buổi học thứ hai ở trường vẫn còn chủ yếu là để củng cố kiến thức, tập trung bồi dưỡng hai môn Toán và Tiếng Việt, hoặc tổ chức dạy các tiết học mà ở buổi học thứ nhất, HS học chưa xong do thời khóa biểu buổi học thứ nhất thiếu thời lượng để hoàn tất chương trình...
Trong khi đó, những nội dung cần được tập trung nhiều hơn trong buổi học thứ hai như tổ chức cho HS sinh hoạt tập thể, ngoại khóa, giảng dạy các bộ môn năng khiếu thì lại chưa được thực hiện thường xuyên. Nhiều trường trên địa bàn TP. chưa hoặc có thì cũng thỉnh thoảng mới tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thi đố vui để học, thi năng khiếu... các diễn đàn ngoại khóa cho HS có cơ hội được thể hiện kiến thức, năng khiếu, nguyện vọng...
Một trong những nguyên nhân tồn tại là trong thực tế vẫn còn một số GV chưa thực sự kỳ công đầu tư cho giáo án, chưa có nhiều sáng tạo, chưa mặn mà với việc đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp HS cảm thấy việc học tập ở trường hấp dẫn, thú vị hơn. Việc thiếu GV có trình độ chuyên môn đúng và dạy được các môn tự chọn, năng khiếu ở bậc Tiểu học cũng thêm khó khăn cho việc triển khai tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở các trường Tiểu học. Những tồn tại này được ghi nhận là không riêng gì ở Đà Nẵng, mà là khó khăn chung trong việc triển khai dạy 2 buổi/ngày cho HS Tiểu học.
Để triển khai tốt hơn việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho HS Tiểu học, hướng tới đúng mục tiêu của Bộ, thì như ông Nguyễn Trường - Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT Đà Nẵng đề xuất trong một buổi họp về chuyên đề này của ngành thì ngoài việc tăng cường, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, phát huy hơn nữa năng lực của đội ngũ quản lý, là những điều kiện cần; thì phải có thêm điều kiện đủ nữa là đầu tư kinh phí, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đảm bảo cho việc dạy và học 2 buổi/ngày ở bậc Tiểu học.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Check xem liệu bạn có đang học "lưng chừng" Học lưng chừng, khái niệm ấy có quá lạ lẫm với bạn? Điểm mặt chỉ tên "Mời" bạn ngó qua những biểu hiện của kiểu học lưng chừng được liệt kê dưới đây: - Chăm chỉ học bài nhưng không biết tại sao mình phải/cần học. - Hoặc tự mãn, hài lòng với kết quả học tập của bạn thân và cho rằng...