HS lớp 7 không viết nổi tên mình: GV biết nhưng vẫn cho lên
Chiều 7/4, bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi biết tin, Sở đã trực tiếp đi kiểm tra.
Ngày 3/4, Vụ Tiểu học (Bộ GDĐT) gặp các em học sinh để nắm tình hình. Kết quả kiểm tra xác nhận nội dung bài báo nêu là hoàn toàn đúng sự thật. Sở đã có văn bản báo cáo Bộ GDĐT và tới đây sẽ gửi văn bản báo cáo đến UBND tỉnh Quảng Trị.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị.
Theo bà Thủy, nhà trường sai khi quản lý lỏng lẻo, không đánh giá đúng trình độ của học sinh. Giáo viên biết học sinh không biết chữ nhưng vẫn cho lên lớp. Như vậy, giáo viên, hiệu trưởng không làm hết trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên, bà Thủy nói rằng, chủ trương không nặng về việc phải xử lý kỷ luật giáo viên, hiệu trưởng mà để cho họ có cơ hội nhìn nhận lại mình, phấn đấu, sửa sai.
Video đang HOT
Bà Thủy nói, Sở GD-ĐT yêu cầu trường tiểu học A Túc và trường tiểu học và THCS A Dơi (Hướng Hóa) phải rà soát, lọc ra toàn bộ học sinh chưa đạt trình độ tương xứng lớp đang học, đặc biệt là học sinh không biết chữ để dạy phụ đạo, cử giáo viên trực tiếp kèm cặp, bổ sung, lấp lỗ hổng cho học sinh.
Nếu đến cuối năm, các em không đảm bảo trình độ tương xứng với cấp độ lớp đang học thì cương quyết cho ở lại lớp. Đồng thời, Sở yêu cầu Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa rà soát học sinh toàn huyện, có kế hoạch giảng dạy hợp lý cho các em học sinh chậm tiến.
Tuy nhiên, khi đề cập đến trách nhiệm của Sở, bà Thủy biện minh rằng hiện nay, Sở có thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính. Về việc thanh tra chuyên ngành, Phòng GD-ĐT huyện sẽ thanh tra trường, sau đó Sở sẽ thanh tra Phòng GD-ĐT nên khó phát hiện trường hợp như báo nêu.
Bà Thủy cũng khẳng định, Bộ và Sở GD-ĐT không hề đưa ra chỉ tiêu học sinh buộc phải lên lớp mỗi năm. Nếu như học sinh không đủ kiến thức, giáo viên, nhà trường cho học sinh ở lại lớp thì cũng không ai bắt tội.
“Nhưng có lẽ, bệnh thành tích đã trở thành thói quen. Tiêu chí đạt phổ cập giáo dục là huy động được 80% số học sinh đến trường đúng độ tuổi. Vì thế, giáo viên ở hai trường trên có những cách này, cách khác để đạt phổ cập. Cách làm của họ tiêu cực, không đúng”- bà Thủy nói.
Về phía huyện, ông Nguyễn Đức Tuận – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa vẫn quanh co khi nói về trách nhiệm. “Đã có kết luận kiểm tra của Sở GD-ĐT nhưng có nhiều lý do dẫn đến sự việc như báo nêu. Hiện nay, huyện đang trong quá trình làm rõ để quy trách nhiệm” – ông Tuận phân bua.
Theo Ngọc Vũ/Báo Dân Việt
Nam sinh lớp 7 trả lại 20 triệu đồng
Nhặt được chiếc ví bên trong có nhiều tiền và giấy tờ, Tuấn (13 tuổi) cùng mẹ mang về nhà rồi tìm số điện thoại liên lạc với chủ nhân để trả lại.
Ngày 14/3, lãnh đạo trường THCS Lâm Sơn (xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn, Nghệ An) đã tới nhà em Hà Trung Tuấn, học sinh lớp 7, để thăm hỏi và biểu dương hành động nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
Trước đó chiều 15/2 (tức 27 Tết Ất Mùi), em Tuấn cùng mẹ là chị Cao Thị Kim đạp xe qua cổng chợ trung tâm xã thì nhặt được chiếc ví màu nâu. Tuấn mở ra thấy có nhiều tiền và giấy tờ. Cùng lúc đó có người đàn ông chạy tới nhận rằng ví của mình, nhưng Tuấn không giao vì sợ nhầm chủ nhân.
Nhờ có chứng minh nhân dân ở trong ví, hai mẹ con Tuấn nhận ra người trong ảnh là bà Trương Thị Thương (51 tuổi, cán bộ Trạm Y tế xã Nghĩa Lâm), người từng thăm khám và phát thuốc cho gia đình. Bố mẹ Tuấn liền qua nhà hàng xóm xin số điện thoại bà Lâm để thông báo trả lại ví tiền ngay trong đêm.
Tuấn cùng bố là Hà Văn Thành tại nhà riêng. Ảnh: Thành Tiến.
Đang buồn bã vì đánh rơi ví tiền và nhiều giấy tờ quan trọng, thấy có người gọi đến trả lại ví bà Thương không dám tin. "Lúc nghe chị Kim thông báo tôi như đang ở trong cơn mơ. Vội hỏi lại chị nhặt được mỗi chứng minh hay cả tiền thì bên kia bảo mời chị tới nhà sẽ rõ", bà Thương kể.
Tìm tới nhà của gia đình em Hà Trung Tuấn, bà Thương vui mừng nhận lại nguyên chiếc ví gồm 20 triệu đồng tiền mặt, nhiều hóa đơn mua bán của công ty cùng giấy tờ tùy thân. "Tôi lấy 1,5 triệu đồng gọi là có chút cảm ơn, nhưng Tuấn và bố mẹ nhất quyết không lấy. Sau đó tôi mua gói quà và chai dầu ăn tới biếu gia đình", người phụ nữ kể.
Làm việc tốt nhưng Tuấn và gia đình không hề kể chuyện cho ai nghe. Tới hôm 13/3, bà Trương Thị Thương tình cờ hỏi thăm các thầy cô giáo trường THCS Lâm Sơn thì mọi người mới biết. Thầy hiệu trưởng, cô giáo chủ nhiệm đã tìm tới nhà để xác minh sự việc.
"Em chỉ nghĩ việc làm đó bình thường, vì bố mẹ đã căn dặn nhặt được của rơi thì tìm trả lại", cậu học trò lớp 7 mỉm cười nói.
Trao đổi với VnExpress, thầy Nguyễn Võ Thành, Hiệu trưởng trường THCS Lâm Sơn cho biết, Tuấn là con út trong gia đình có ba anh em. Gia đình em thuộc diện hộ nghèo của xã. "Sáng thứ hai tuần tới, nhà trường sẽ tuyên dương em trong buổi chào cờ", Hiệu trưởng cho biết.
Hải Bình
Theo VNE
HS lớp 7 bị đánh hội đồng: Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng "sốc" Ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ GD-ĐT nói: "Khi xem xong clip nữ sinh bị đánh hội đồng, tôi cũng "sốc" về hành động của nhóm học sinh này". Mới đây, một đoạn clip được đăng tải trên mạng cho thấy, một nữ sinh trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Trà Vinh) bị nhóm học sinh (phần đông...