HS lớp 2 giải Toán lớp 4, thông thạo Anh văn lớp 5
Từ lúc 14 tháng tuổi, dù chưa qua trường lớp nào nhưng cậu bé đã có thể đọc các chữ cái, ghép vần, làm tính. Lên lớp 1, em đã làm được toán lớp 3, 4, thông thạo Anh văn chương trình lớp 5.
Đó là một số điểm đặc biệt về cậu học trò nghèo Phạm Quốc Khánh (SN 2004) học sinh lớp 2C, Trường Tiểu học Hoàng Quốc Việt, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Khả năng đặc biệt
Như bao em bé khác, Khánh cất tiếng chào đời hoàn toàn bình thường. Đến khi chập chững biết đi và học nói, Khánh bắt đầu bộc lộ khả năng đặc biệt. Lúc mới 14 tháng tuổi, Khánh bắt đầu biết ghép vần, đọc chữ, làm toán. Khi mới học lớp 1, cậu bé đã có thể giải được nhiều bài Toán thông minh lớp 3, lớp 4 và học xong chương trình Anh văn lớp 5 với một trí nhớ siêu phàm.
Chị Lê Thị Bé – mẹ bé Khánh kể: “Khi cháu mới 14 tháng tuổi, lúc xem ti vi cháu đã tự đọc theo, rồi sau đó cháu tự lấy ống nước mía ghép chữ, ghép vần và đọc chữ làm cả nhà ai cũng bất ngờ. Ban đầu, mình vừa vui nhưng cũng vừa lo vì sợ cháu thông minh bất thường không biết có phải do cháu mắc bệnh. Nhưng theo dõi một thời gian dài, thấy cháu vẫn bình thường còn khả năng của cháu ngày càng phát triển nên gia đình mới hết lo”.
Cậu bé Phạm Quốc Khánh và mẹ.
Để kiểm tra tài giải toán của cháu, tôi lấy cuốn sách bài tập Toán lớp 4 và chọn vài phép tính cộng trừ thông thường thì bé đều đặt phép tính và cộng chính xác đến cả số hàng chục triệu, hàng trăm triệu. Tiếp đến, tôi thử cháu bằng bài toán đố: “Số học sinh của 3 lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh và 32 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?” . Thật bất ngờ chỉ trong độ 3 phút đồng hồ Khánh đặt lời giải và tìm ra đáp số chính xác.
Tiếp tục thử tài học Anh văn, chúng tôi không khỏi ngạc nhiện cháu đọc vanh vách, phát âm chuẩn, chỉ một số từ khó Khánh còn vấp trong cuốnLet’s go (tương đương với chương trình học sinh lớp 5 đang học). Không chỉ đọc mà cậu bé còn dịch chính xác đoạn văn ngắn trong sách, có thể hát được cả bài hát bằng tiếng Anh mà cô giáo dạy.
Ngoài ra, Khánh còn có tài tính nhẫm rất tuyệt vời, khả năng nhớ số điện thoại nhanh. Mới học xong lớp 2, cháu đã đọc thuộc làu hết bảng cửu chương.
Anh Phạm Hồng Hà (SN 1967) – bố cháu bé cho biết: “Tự nhiên cháu có khả năng vậy nên gia đình cũng không ép cháu học, cháu tự học chỉ riêng tiếng Anh cháu thích học nên vợ chồng tôi cho cháu đi học ngoài”.
Video đang HOT
Khánh thích học tiếng Anh và đặc biệt thích dịch những đoạn văn trong sách.
Con nhà nghèo học giỏi
Khánh sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ bán cháo lòng và hàng nước mía, bố làm cơ khí tại nhà nhưng do không có vốn, khách hàng ít nên cũng bỏ làm từ nhiều năm nay để phụ việc cùng vợ. Bố mẹ Khánh suốt ngày bận mưu sinh nên ít có thời gian chăm sóc dạy dỗ con. Dù vậy, với khả năng bẩm sinh đặc biệt, Khánh sớm bộc lộ tố chất thông minh vượt trội của mình. Khi bước vào học lớp 1, Khánh đã học lấn lướt hơn nhiều so với tất cả các bạn trong lớp, thậm chí những học sinh lớp trên còn thua xa em.
Nhận xét về cậu học trò “thần đồng”, cô Mai Tuyết Hằng – giáo viên chủ nhiệm lớp Khánh tấm tắc khen: “Khánh là một học sinh rất thông minh, đặc biệt là khả năng tính nhẩm rất tốt, so với học sinh trong lớp chẳng có em nào sánh bằng. Nghe ti vi đài báo có nhiều “thần đồng” tuổi nhỏ nhưng đây là lần đầu tiên tôi được trực tiếp dạy học sinh có khả năng hơn người như em Khánh”.
Khánh có bảng thành tích học tập cũng thật đáng khen: Hai năm liền em đạt học sinh giỏi toàn diện với các môn thi đều đạt điểm 10 học kỳ 1 năm lớp 2. Đặc biệt, với khả năng thiên bẩm, Khánh còn đạt thành tích cao trong cuộc thi giải toán trên mạng với kết quả: Giải Nhất cấp trường, giải Nhì cấp thành phố, giải Ba cấp tỉnh (năm lớp 1) Năm lớp 2: vòng 10 đạt 300/300 điểm, vòng 15 (cấp thành phố) đạt 260/300 điểm, vòng 18 (cấp tỉnh) đạt số điểm tối đa là 300/300 điểm. Thành tích của em được ghi nhận bằng những tấm giấy khen, những phần quà của nhà trường, thành phố, tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh…
Giấy khen của Khánh trong kỳ thi giải Toán trên mạng.
Học giỏi, được mọi người đặt biệt hiệu “thần đồng” nhưng Khánh vẫn cư xử bình thường như bao bạn khác. Trên lớp, emrất ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, biết giúp các bạn trong lớp cùng học. Về nhà cậu nhóc còn giúp mẹ bê nước mía cho khách.
“Vừa rồi, cháu đăng ký tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng nhưng không được dự thi vì kỳ thi chỉ tổ chức cho những đối tượnglàhọc sinh lớp 3 trở lên nên không được tham gia” – chị Bé kể.
Thầy giáo Nguyễn Dũng – hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Quốc Việt cho biết: “Em Khánh là học sinh rất đặc biệt, em có một tố chất thông minh, tư duy Toán rất nhạy. Tôi đưa ra một dãy số, chỉ vày giây em tìm ra đáp số. Nhà trường vô cùng tự hào và hãnh diện về em Khánh”.
Được biết, bố mẹ cháu Khánh buổi sáng bán cháo lòng, trưa chiều bán nước mía để lấy tiền nuôi 2 anh em Khánh ăn học. Anh trai Khánh là Phạm Ngọc Hiếu, hiện học lớp 7 Trường THCS Trần Hưng Đạo (TP Quy NHơn). Ngọc Hiếu cũng học tốt, 6 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh khá giỏi.
Cả hai anh em Khánh và Hiếu đều học giỏi, được thưởng nhiều giấy khen.
Doãn Công
Theo dân trí
Tại sao trẻ mầm non bỏ lớp đi luyện chữ?
Với nh giáo dục mầm non, trẻ hoàn toàn có c hội làm quen với mặt chữ, tập tô... đủ hành trang để bước vào lớp 1. Tuy nhiên, trên thực tế, một s bậc phụ huynh vẫn cho con mình đi học chữ, làm toán sớm. Vậy "trào lưu" này xuất phát từ đâu?
Sự kỳ vọng hay nh nặng?
Theo ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), việc cho trẻ đi học chữ sớm xuất phát từ sự kì vọng và quan tâm quá mức của phụ huynh (PH). Trên thực tế nếu đỗ lỗi cho p 1 nặng mà HS ở thành ph lớn phải đi học trước thì thử hỏi HS vùng cao, nông thôn... sẽ như thế nào?
Ông Thành cũng cho hay, cả nước đều dùng một bộ sách giáo khoa nên HS tiểu học ở tất cả các vùng miền đều được tiếp nhận kiến thức như nhau. Trong khi đó ở vùng cao HS vẫn có khả năng đọc, viết tt. Nên nhớ nh ở lớp 1 chỉ yêu cầu các em biết đọc, biết viết và làm các phép toán cộng, trừ đn giản...
Sự kỳ vọng của phụ huynh tạo nên áp lực rất lớn cho trẻ (Ảnh minh họa)
Như vậy, theo những phân tích của Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học thì việc PH đỗ lỗi cho nh nặng nên cho con đi học sớm là hoàn toàn thiếu tính thuyết phục.
Hãy nhìn vào thực tế, ở Hà Nội trong những năm gần đây xuất hiện các mô hình trường chất lượng cao, trường điểm. Đây là những trường nằm ngoài hệ thng công lập nên thường những yêu cầu thi tuyển đầu vào. Mong mun cho con được theo học ở những trường như thế này nên không ít PH đầu tư cho con đi học chữ, làm toán sớm... để có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh đầu vào.
Hiện nay, hầu hết các trường tổ chức thi tuyển vào lớều cho rằng đề thi chủ yếu khảo sát trình độ nhận thức, phán đoán (IQ) của trẻ. Trong khi đó, tâm lý của PH thì cho rằng, nếu trẻ không đi học chữ, làm toán trước thì khả năng vượt qua kì thi này là không thể. Cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận: Đây là sự lựa chọn tự nguyện của phụ huynh chứ không ai ép buộc họ.
"Theo quy định của Luật Giáo dục thì mọi trẻ em 6 tuổi đều được "mời" vào học lớp 1 ở một trường công thuộc địa bàn. Những trường công này không được phép tổ chức thi tuyển hay kiểm tra đầu vào. Còn việc phụ huynh từ bỏ quyền lợi đáng có của con em mình để đến một "sân chi" khác thì phải chấp nhận "luật chi" của họ. Cũng phải lưu ý, dù trường ngoài công lập được phép tổ chức kiểm tra, đánh giá đầu vào để chọn trẻ vào lớp 1 nhưng vẫn phải đảm bảo là không kiểm tra chữ hay làm toán. Nếu trường nào không tuân thủ quy định này là hoàn toàn sai" - ông Lê Tiến Thành chia sẻ.
Ông Thành cũng cho rằng, không nên nhìn từ góc độ "sân chi riêng" rồi quy kết p 1 nặng. Hàng năm, Bộ GD-ĐT có văn bản hướng dẫn thực hiện nh các môn học lớp 1 với yêu cầu chuẩn ở mức độ phù hợp với độ tuổi của trẻ. Còn việc giáo viên c tình nâng cao hn với chuẩn để tạo cho HS cảm giác thấy nh nặng nhằm một mục đích nào đó thì chúng ta cần phải chấn chỉnh kịp thời.
Trẻ học lớp 1: Cần sự quan tâm của gia đình
Cô Phạm Thị Yến - Hiệu trường Trường tiểu học Thành Công B (Hà Nội) chia sẻ: "Nhiều ngày nay các bậc phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 thuộc địa bàn đều hỏi tôi có nên cho con đi học trước hay không? Quan điểm của tôi rất rõ ràng là không. Điều mà tôi mong mun là các bậc phụ huynh hãy rèn luyện cho con mình các kỹ năng cần thiết để làm tiền đề vào lớp 1".
Cũng theo cô Yến, việc phụ huynh lo lắng lớp học đông khiến giáo viên không thể chăm lo, bảo ban cho từng trẻ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nếu có sự quan tâm từ phía gia đình thì khâu này không có gì đáng phải bàn vì giai đoạn đầu trẻ cũng mới làm quen đến chữ cái và con s trong phạm vi từ 1 đến 10.
Minh chứng điều này, cô Yến cho chúng tôi xem quyển hướng dẫn thực hiện nh các môn học lớp 1 do Bộ GD-ĐT phát hành. Đn tiết thì gần như học kỳ 1 chủ yếu học vần chữ cái và ghép vần đn giản. Còn về tập viết thì tập tô, làm quen với các nét c bản... Những nội dung này hầu hết trẻ đều được làm quen ở bậc mầm non.
Còn về Toán thì trẻ được làm quen với các ký hiệu đn giản như dấu bé hn, lớn hn, hình vuông, hình tròn... Bên cạnh đó trẻ được làm quen với các con s trong phạm vi 10 ở học kỳ 1 và mở rộng sang 100 ở học kỳ 2.
Theo ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ giáo tiểu học thì hiện nay nhiều bậc PH đôi khi đánh giá sai và cho rằng trẻ lớp 1 cho làm quen với hình vuông, hình tròn... là quá nặng nhưng ở đây cần phải hiểu một cách thấu đáo. Chúng ta không yêu cầu trẻ khái niệm thế nào là hình vuông, hình tròn... mà ở đây các em chỉ cần nhận biết đâu là hình vuông và như thế nào là hình tròn, điều này hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
"Mê hồn trận" sách ôn thi tốt nghiệp Vì lo lắng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT (diễn ra từ ngày 2-4/6 sắp tới), hiện nay không ít thí sinh (TS) đã "tậu" cho mình rất nhiều sách tham khảo (STK). Nhưng, những tài liệu ôn thi này chỉ có ý nghĩa với những đối tượng học sinh (HS) nào? Ở thời điểm "nước đã đến chân" thì STK liệu có...