HS dùng điện thoại di động: Cẩn thận với “con dao hai lưỡi”
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra dự thảo quy định 6 hành vi mà học sinh tại các trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học trên cả nước không được làm. Trong đó có quy định cấm các em sử dụng ĐTDĐ trong giờ học.
Trước khi dự thảo được đưa ra, nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM đã có nội quy này để đảm bảo cho giờ học không bị gián đoạn.
ĐTDĐ hiện đang là một phương tiện được sử dụng phổ biến của giới HS, SV, đặc biệt là bạn trẻ ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, rất nhiều HS cấp 2, cấp 3 sử dụng ĐTDĐ. Hầu hết, các em đều lý giải rằng: “Bố mẹ sắm điện thoại là để tiện liên lạc, trao đổi khi đến đưa đón hoặc kiểm soát việc học hành và vui chơi của chúng em”.
Cô Nguyễn Thị Nhung (nhà ở quận 3) than: “Vẫn biết bố mẹ không nên sắm ĐTDĐ cho con vì “phương tiện liên lạc hữu hiệu” này nhiều khi lại khiến các cháu mất tập trung học tập. Nhưng nếu không có nó, chúng tôi sẽ rất vất vả trong chuyện đưa đón con sau giờ tan trường. Chẳng hạn như con tôi năm nay học lớp 6 nhưng chiều và tối cháu đều đi học thêm. Lịch học thêm ở các trung tâm thay đổi liên tục, có lúc giáo viên cho về sớm, khi lại muộn hơn nên buộc lòng tôi phải sắm ĐTDĐ cho cháu để dễ dàng liên lạc khi đến đón”.
Video đang HOT
Thực tế, phần lớn các em HS đều sử dụng ĐTDĐ xa rời mục đích ban đầu của bố mẹ. Không chịu dừng lại ở chức năng nghe gọi, nhiều em rơi vào tình trạng “nghiện” khám phá các chức năng tiện ích của “dế yêu” như xem phim, nghe nhạc, lướt web… Những việc làm này chiếm rất nhiều thời gian khiến các em quên cả việc làm bài tập. N.N.B, HS Trường THPT Võ Thị Sáu thừa nhận: “ĐTDĐ đã thành vật bất ly thân với em rồi. Hễ cầm đến điện thoại trên tay là em đọc tin nhắn, lướt web rồi “tám” với mấy đứa bạn. Thậm chí, nhiều lúc cô giáo đang giảng bài mà điện thoại rung, em cũng cố gắng tìm cách xem tin nhắn”.
Không chỉ dừng lại ở mức độ tán gẫu hay lướt web, nhiều bạn trẻ còn xem điện thoại là đồ “trang sức”, là phương tiện thể hiện đẳng cấp của mình. Vì thế, các bạn HS, SV không chỉ tô điểm cho “dế yêu” bằng cách dán những hình ảnh bắt mắt, mới lạ mà còn thay đổi điện thoại liên tục. Cứ thấy trên thị trường xuất hiện điện thoại nào mới là các bạn lại vòi vĩnh bố mẹ mua cho bằng được. Một trong những lý do để các em thuyết phục các bậc “tiền bối” là điện thoại đắt tiền mới có thẻ nhớ để ghi âm khi học tiếng Anh hoặc lướt web tra cứu thêm tài liệu… Nghe có vẻ lọt tai, nhiều bậc phụ huynh “nhắm mắt” chiều chuộng theo ý con.
Một học sinh tại Q.3, TP.HCM nhắn tin cho gia đình đến rước
Để giờ học không bị gián đoạn
Trong những năm gần đây, nhiều trường tại TP.HCM đã yêu cầu HS không được sử dụng ĐTDĐ trong giờ học để đảm bảo việc dạy và học không bị gián đoạn.
Thầy Nguyễn Minh Hoàng Hải, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Văn Phú, quận 11 cho biết: “Để đảm bảo giờ học không bị gián đoạn bởi tiếng chuông điện thoại, nhiều năm qua, nhà trường chỉ cho HS mang điện thoại vào trường chứ không được mang lên lớp học. Điều này có nghĩa là khi mang điện thoại đến trường, các em phải gửi ở phòng giám thị, khi có việc thì xuống phòng giám thị gọi. Nếu HS nào vi phạm, nhà trường sẽ lập biên bản và tịch thu điện thoại của các em trong vòng một tuần. Em nào sau khi vi phạm vẫn ngoan cố sử dụng điện thoại, nếu nhà trường phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm hơn và giữ điện thoại trong một học kỳ”.
Khi phong trào xài ĐTDĐ của HS phổ biến, các em đưa điện thoại đến trường nhưng do chưa biết cách sử dụng nên trong giờ học, nhiều tiếng chuông bíp bíp kêu lên làm gián đoạn buổi học. Bên cạnh đó, nhiều em do quá chú ý vào “dế yêu” của mình mà mất tập trung trong giờ học. Vì thế, Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1 đã kiên quyết với nội quy cấm HS sử dụng ĐTDĐ. HS nào vi phạm sẽ bị nhà trường tịch thu điện thoại và chỉ trả lại vào cuối học kỳ. Nhà trường đã cho lắp hai máy điện thoại công cộng ngay trong sân trường để các em có thể liên lạc với phụ huynh khi cần thiết.
Thầy Trần Mậu Minh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhận thấy HS sẽ chú tâm vào việc học hơn khi không có ĐTDĐ, nhưng nhu cầu liên hệ của phụ huynh với con em mình cũng rất cần thiết. Nhiều phụ huynh đã yêu cầu nhà trường cho các em dùng ĐTDĐ để dễ dàng liên lạc khi đến đón. Vì thế, sau 3 năm thực hiện quy định cấm HS sử dụng ĐTDĐ, đến nay nhà trường không cấm nữa nhưng yêu cầu các em phải tắt chuông trong giờ học, nếu em nào vi phạm sẽ có hình thức xử lý thích hợp. Đồng thời, giáo viên cũng thường xuyên nhắc nhở các em sử dụng ĐTDĐ như thế nào cho đúng mục đích để nó là phương tiện phục vụ có hiệu quả cho cuộc sống của mình. Nếu không nó trở thành “ con dao hai lưỡi” làm các em mất tập trung trong việc học”.
ĐTDĐ là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích, nhưng việc sử dụng nó như thế nào cho đúng mục đích lại là chuyện khó. “Nếu sử dụng không đúng cách, tâm lý các em có thể bị ảnh hưởng bởi những luồng thông tin xấu qua các trang web. Vì thế, việc cấm HS sử dụng ĐTDĐ trong giờ học là cần thiết. Bên cạnh đó, việc giáo dục để các em không quá lạm dụng vào nó cũng là một vấn đề đáng được các bậc phụ huynh quan tâm”, cô Trần Thu Hà – có con đang học lớp 11 tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức – chia sẻ.
Theo Giáo dục Online
Học sinh ghi âm giáo viên: sao lại cấm?
Lẽ ra xã hội phải cổ vũ việc mỗi người đều có thể ghi bằng chứng để làm sáng tỏ nhiều nỗi bất bình, sao lại có chuyện nói cấm hay không cấm học sinh ghi âm giờ giảng? Nhất là trong thời đại ngày nay, khi internet, mạng xã hội đang rùng rùng phát triển, được coi như một biểu hiện rực rỡ cho tính công khai, minh bạch và quyền thông tin của mọi cá nhân.
Lúc trước, sinh viên trường mình cũng rất bất bình về việc một thầy giáo mắng mỏ sinh viên vô tội vạ trên lớp. Thưa với trường mãi không thấu, một nhóm quyết định ghi âm để làm bằng chứng.
Mấy bạn góp tiền mua một cuộn băng để ghi âm lại giờ giảng "chửi như hát hay" của thầy giáo đó, rồi gửi cho một tờ báo trong ngành giáo dục. Mấy hôm sau báo gửi trả về trường, nói "để giải quyết nội bộ"!
Trường cho gọi mấy sinh viên này lên uống trà, thuyết giảng về đạo lý "đóng cửa bảo nhau". Sau này, sinh viên các khóa không nghe thấy chuyện trường nhắc nhở hay góp ý gì cho giảng viên nọ, đừng nói đến kỉ luật.
"Đóng cửa bảo nhau" là vậy! Trông từ ngoài "cửa", mọi thứ vẫn yên ổn, đẹp đẽ.
Nay lại nghe chuyện có học sinh ghi âm và tung lên mạng đoạn cô giáo chửi trước lớp học liên tục trong... 18 phút. Có người cho rằng hành động này là thiếu tôn trọng giáo viên và nên cấm. Cũng không ít người nghĩ chẳng nên "chuyện bé xé ra to", "vạch áo cho người xem lưng", nên để thầy trò của trường "đóng cửa bảo nhau" để đẹp mọi bề.
Nhưng may nhờ internet, đoạn băng đó không bao giờ bị gửi trả lại hay rơi vào lãng quên. Vì thế mà xã hội và giới truyền thông mới biết đến câu chuyện "rùm beng" này.
Ghi âm để giúp giáo viên "chuẩn" hơn
Vấn đề nên mang máy ghi âm vào lớp học không chỉ phục vụ nhu cầu thu lại bài giảng, mà còn được xem là một phương tiện để hỗ trợ nhà trường thực hiện tính công khai.
Những học sinh, sinh viên ý thức được quyền đòi hỏi chất lượng giảng dạy tốt, được đối xử một cách tôn trọng bởi các giảng viên có tư cách, có rất nhiều cách để phản hồi ý kiến của mình. Lựa chọn góp ý trực tiếp, viết thư, hay thổ lộ trên mạng là quyền của học sinh. Ghi âm lại cũng là một cách để thực hiện quyền đó.
Điều đó sẽ trở thành một động lực mạnh mẽ đẩy vào cỗ máy giáo dục trì trệ, lạc hậu và đầy tính kẻ cả. Giống như nhà trường lắp camera trong các giờ thi để giám sát học sinh trung thực, việc học sinh ghi âm bài giảng cũng là một cách tạo áp lực buộc các giáo viên phải "chuẩn" hơn trong cả giảng dạy cũng như lời ăn tiếng nói.
Hơn nữa, giờ giảng bài ở trường học là hoạt động công khai, việc ghi âm lời giảng viên mà không cần xin phép là hoàn toàn hợp pháp. Chỉ trừ trường hợp với những giờ giảng được thiết kế đặc biệt, dành riêng cho một nhóm đối tượng, và phía tài trợ tổ chức giờ giảng có những thỏa thuận với người nghe, thì việc ghi âm mới bị xem xét tùy theo một số quy định.
Nếu thầy cô giảng bài hay, có nhiều thông tin bổ ích mà sinh viên muốn được ghi âm để nghe lại, thì còn vinh dự nào bằng. Còn nếu chỉ sợ mình mắc lỗi, bị ghi vào "tang chứng rành rành" mà phản đối ghi âm, thì lý do đó rất khó thuyết phục.
Đó là còn chưa xét đến trong phương pháp giảng dạy hiện đại, học sinh, sinh viên rất ít hoặc hầu như không cần phải chép lại toàn bộ bài giảng. Khi ấy, học sinh chỉ cần tập trung nghe giảng, các số liệu hoặc chi tiết cần trích dẫn chính xác đã được in trong tài liệu, hoặc ghi âm để nghe lại là cách học rất hay.
Theo TuanVietnam
Trường học Việt Nam sợ di động công nghệ cao của teen Các trường phổ thông đang siết dần kỷ luật dùng di động trong lớp sau khi hàng loạt clip và file ghi âm được học sinh tung lên mạng mà không có sự kiểm soát. Không cấm mang điện thoại đến lớp, nhưng có trường nêu rõ không khuyến khích dùng các loại điện thoại di động có chức năng quay phim, chụp...