HP thắng lớn khi bán webOS
HP đã bán một số phần quan trọng của sản phầm webOS cũng như chuyển giao nhân viên cho LG để công ty này sử dụng cho tivi thông minh của họ. Tuy nhiên, trái ngược với thông tin bị rò rỉ từ trước, thỏa thuận này không bao gồm tất cả những gì liên quan đến webOS.
Trong kế hoạch tiếp theo của mình, có khả năng LG sẽ sản xuất điện thoại hoặc các thiết bị di động chạy trên webOS, dù rằng công ty vẫn tập trung vào thị trường tivi trong tương lai gần. Như vậy, thương vụ này là một lối thoát an toàn cho HP khỏi webOS và một sự khởi đầu bề bộn cho hệ điều hành của Palm với LG chống lưng đằng sau.
Theo Giám đốc điều hành (COO) của HP Bill Veghte, LG sẽ có được mã nguồn, các tài liệu, website và nhân viên còn HP sẽ giữ lại toàn bộ các phần của dịch vụ đám mây, bao gồm App Catalog, hệ thống cập nhật và các dịch vụ tương tác với webOS. “Chúng tôi coi đây là một cơ hội để mở rộng khả năng chuyển các dịch vụ tới khác hàng thông qua những nền tảng khác nhau” Vegte nói. Điều quan trọng nhất ở đây là HP mang đến những trải nghiệm trên kho ứng dụng tới các khách hàng doanh nghiệp lớn, những người sử dụng các ứng dụng nền đám mây. “Chúng tôi có thể sử dụng rộng rãi những thứ này tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ” Veghte chia sẻ thêm. Lưu ý rằng đối tượng khách hàng này sử dụng những ứng dụng cập nhật liên tục và truy cập các chính sách thông qua công nghệ.
Một điều đáng chú, HP sẽ giữ lại toàn bộ bằng sáng chế của Palm và webOS còn LG sẽ được HP cấp phép. Hiện tại, vẫn chưa có công ty nào công bố những điều khoản trong những giấy tờ này. LG sẽ vẫn cam kết tiếp tục tham gia dự án nguồn mở webOS và HP trông chờ lợi nhuận đến từ sự phát triền của LG trong tương lai.
Nếu như HP có vẻ rất tự tin về tiềm năng của webOS và việc đầu tư vào nó, LG tỏ ra cực kì do dự, thậm chí cảm thấy mập mờ về tương lai của dự án này. Khi được hỏi làm thế nào webOS có thể được ứng dụng tốt để tạo ra những sản phẩm tivi thông minh mà thiếu đi những phần mà HP giữ lại – những phần đã góp công lớn vào sự phát triển của tivi, Giám đốc công nghệ (CTO) Skott Ahn của LG chỉ nói rằng: “Tôi tin rằng môi trường ứng dụng sẽ chuyển sang môi trường web trong tương lai”.
Video đang HOT
Một câu hỏi khác cũng làm khó Ahn là lợi ích chính mà nền tảng webOS mang lại cho tivi thông minh là gì. Ahn đã im lặng liền mười giây và phải nhờ một người đồng nghiệp giúp đỡ rằng “chúng tôi mới tiến những bước đầu tiên trong việc phát triển tivi thông minh”.
LG cũng tỏ ra không có kế hoạch dài hơi với webOS và tất cả đang được cân nhắc. Ahn tiết lộ thêm: “Trong thời gian tới, chúng tôi chỉ ứng dụng webOS vào tivi. Tuy nhiên trong tương lai, dựa trên những gì đạt được, chúng tôi sẽ xem xét việc mở rộng trên các thiết bị khác”. Khi được hỏi tại sao việc đầu tư vào webOS hấp dẫn hơn là quay lại với Android, Ahn trả lời rằng LG có thể sử dụng cả Android cùng với webOS, nhưng ông nghĩ rằng “webOS cho trải nghiệm tốt hơn với người dùng, giống như card UI vậy”.
Theo Genk
Google lùi bước để kiềm chế Samsung
Google đang kéo Android lùi lại, để các nhà sản xuất khác có thể khuếch trương thương hiệu của mình, qua đó cạnh tranh với Samsung.
Android đang bị nhuộm sang màu xanh dương của Samsung?
Google tuy cũng có phần kiềng nể Samsung, kẻ đang chiếm tới hơn nửa sản lượng Android toàn cầu. Tuy thế, trong bàn cờ "chính trị" của Android Google là kẻ cầm đằng chuôi khi là người đang nắm giữ hệ điều hành Android và một hệ sinh thái nhiều ứng dụng thiết yếu của người dùng
Những ứng dụng của Google quan trọng tới mức ngay cả Apple cũng phải dè chừng và liên tục tung ra các chiêu bài để bứt chúng ra khỏi hệ sinh thái iOS. Tuy nhiên, có vẻ chiến lược của Apple lại làm tổn hại chính hãng này, khi người dùng vẫn mê mẩn ứng dụng của Google và có ác cảm về những ứng dụng Apple phát triển, như Apple Maps.
Như vậy, Google không chỉ nắm linh hồn của những chiếc Galaxy là Android, mà còn nắm những ứng dụng trọng yếu trên hệ điều hành này. Chưa kể, các ứng dụng được Samsung phát triển trong hệ thống Samsung không nhận được nhiều sự ủng hộ. Điều đó phản ánh rằng so về phần mềm, Samsung vẫn còn kém Google một khoảng xa.
Nhưng Google vẫn rất lo ngại cái bóng quá lớn của Samsung trên thương hiệu Android.
Tới mức có ý kiến cho rằng Google đang lo ngại sự lấn át của thương hiệu Galaxy so với Android. Nhưng trong hội nghị di động toàn cầu (MWC 2013) đang diễn ra, Google đã nhường lại nhiều đất diễn hơn cho các nhà sản xuất Android. Tới mức, chủ tịch Google Eric Schmidt, người thường đọc bài phát biểu quan trọng nhất MWC các năm trước không tham gia sự kiện này.
Thoạt nhìn, có vẻ Google đang khiêm nhường để các thương hiệu Galaxy hay One, Optimus tỏa sáng. Nhưng kỳ thực có phải vậy không? Ở vị trí là phần mềm, trong cuộc chiến thương hiệu, Android khó lòng tấn công trực diện Galaxy và điều đó gây nên những tổn thất không đáng có trong quan hệ 2 hãng. Google cũng không thể để "người nhà" Motorola tấn công Samsung, làm thế chưa chắc đã kiềm chế được Samsung, nhưng chắc chắn sẽ khiến các nhà sản xuất khác cho rằng Google thiếu công bằng trong việc phân phối Android tới các nhà sản xuất.
Chiến trường Android ngày càng khốc liệt.
Nhưng Google đã khôn ngoan kéo Android lùi lại đôi chút, để các thương hiệu đối thủ Samsung là One của HTC hay Optimus của LG có thêm chút đất diễn.
Hơn ai hết, Google đang lo lắng việc chỉ còn Samsung hứng thú với Android và các nhà sản xuất khác dùng nguồn lực của mình hỗ trợ hệ điều hành khác. Dù LG đã tuyên bố trung thành tuyệt đối với Android khi hãng này không có kế hoạch sản xuất Windows Phone 8, hay mua webOS về để dùng trên smartTV.
Nhưng Sony thì tuyên bố sẽ ủng hộ Firefox OS hết mình. HTC nhận được một số đặc quyền của Microsoft với HTC 8X và 8S.
Vì thế nếu Samsung quá lớn và các đối thủ xét thấy không còn "kiếm cơm" được trên Android, họ sẽ tính chuyện nhảy vào những con thuyền khác đang sẵn sàng chờ đón. Mảnh đất di động đang cực kỳ màu mỡ, nên chuyện có thêm hệ điều hành di động mới xuất hiện là điều không khó đoán trước.
Các nhà lãnh đạo của Google có lẽ hiện đang đau đầu tìm giải pháp để có thể giúp các nhà sản xuất khác vươn lên. Trong khi, họ cũng không muốn làm phật ý Samsung. Bởi với năng lực sản xuất cực lớn của mình, Samsung chỉ cần nhảy sang bất cứ "con thuyền" nào khác là đủ khiến Android chao đảo và bị cạnh tranh khốc liệt.
Và nên nhớ, bên cạnh Android còn có iOS với thế mạnh khủng khiếp về hệ sinh thái. Android cần luôn luôn mở rộng và duy trì sự khác biệt để tấn công vào sự khép kín của iOS. Chỉ cần một nhà sản xuất thiết bị "tai to mặt lớn" bỏ Android, chú robot xanh sẽ yếu hơn rất nhiều.
Theo Genk
Samsung khai tử nền tảng Bada, sát nhập vào hệ điều hành Tizen Sau một thời gian dài chìm nghỉm cùng với Symbian và WebOS, hệ điều hành Bada cuối cùng cũng đã được Samsung cho nghỉ hưu. Thay vào đó, đại gia Hàn Quốc sẽ sát nhập nền tảng này vào dự án Tizen, hệ điều hành được xây dựng nên từ những tro tàn của MeeGo. Samsung Wave, dòng sản phẩm sử dụng Bada...