Hotgirl nói 7 thứ tiếng Khánh Vy bật mí phương pháp nắm chắc phần thi Ngữ pháp tiếng Anh
Để làm được bài thi toàn diện, chúng ta cần nắm chắc kiến thức ngôn ngữ ( ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm); kỹ năng ngôn ngữ (sử dụng ngôn ngữ, đọc hiểu, viết). Trong đó, Ngữ pháp là phần chiếm khá nhiều điểm trong bài thi THPT Quốc gia.
Tác giả Trần Khánh Vy. Ảnh: NVCC
Ôn luyện các chủ đề ngữ pháp quan trọng:
- Mẫu câu cơ bản ( basic sentence patterns);
- Cấu trúc câu sử dụng tính từ ( structures with adjectives);
- Động từ nguyên thể ( infinitives) và danh động từ ( gerunds);
- Các dạng so sánh của tính từ ( comparison of adjectives);
- Phân từ quá khứ và phân từ hiện tại ( past and present participles);
- Giới từ chỉ thời gian, địa điểm; giới từ đi với tính từ… ( prepositions);
- Các thì của động từ ( verb tenses);
- Những cấu trúc câu sử dụng thì của động từ ( structures with verb tenses);
- Động từ tình thái ( modal verbs);
- Câu hỏi đuôi ( tag questions);
Video đang HOT
- Các dạng câu điều kiện ( conditional sentences);
- Đại từ và mệnh đề quan hệ ( relative pronouns/clauses);
- Liên từ trong câu phức ( conjunctions to link ideas);
- Dạng/ Câu bị động ( passive voice);
- Câu gián tiếp/ tường thuật ( indirect/reported speech).
Bí kíp :
Hãy dành một tới hai buổi học lý thuyết và làm bài tập thực hành, bởi một trong những cách học ngữ pháp tốt với mình là làm bài tập thực hành thật nhiều. Có nhiều khi mình không nhớ công thức, nhưng vì làm nhiều và thành ra quen, nên mình vẫn làm được, từ đó công thức và cấu trúc ngấm từ khi nào.
Các bạn có thể tìm các quyển sách tham khảo ngữ pháp để làm, hoặc vào hai trang web này để làm các bài tập ngữ pháp:
https://www.perfect-english-grammar.com/grammar-exercises.html
https://learnenglish.britishcouncil.org/grammar/beginner-to-pre-intermediate/articles-1
Nhiều bạn nghĩ, nếu thế thì sẽ phi thẳng trực tiếp vào các bài thực hành để làm luôn mà bỏ qua phần học lý thuyết nhàm chán. Chúng ta đừng nên đốt cháy giai đoạn như vậy. Vì nếu không có sẵn những kiến thức nền để thực hành, thì lúc làm bài tập với một cái đầu trống rỗng và chủ yếu dựa vào việc đoán mò hoặc làm bừa thì chúng ta sẽ dễ nản lắm, và vô hình chung lại tạo cho mình một mớ bòng bong không đầu không cuối. Bên cạnh học và nhớ các cấu trúc của ngữ pháp, bạn còn một câu hỏi để hỏi cô giáo và bản thân mình: ngữ pháp này dùng để làm gì, tại sao con người lại dùng nó? Khi hiểu rõ mục đích như vậy, bạn sẽ cảm thấy thông suốt hơn nhiều.
Ngoài ra, khi bạn học và làm bài tập về một phần ngữ pháp nào đó rồi, hãy cố gắng tối đa để ghi nhớ bằng cách đọc to những câu trong bài tập, những câu sử dụng cấu trúc ngữ pháp vừa học. Điều này giúp bạn phối hợp các giác quan, cả nghe, đọc, nhìn, viết, để lưu tâm và ghi nhớ kiến thức.
Viết đi viết lại trên giấy bút cũng là cách mình áp dụng để ghi nhớ. Dù có làm các bài tập trên máy tính hay các thiết bị điện tử khác, mình vẫn thường tự viết lại những cấu trúc và ví dụ do mình tự nghĩ ra vào một quyển vở riêng, và cách này cực hiệu quả với mình.
(Trích từ cuốn sách đầu tay “ Tiếng Anh không khó – Đừng nhăn nhó” của 2 tác giả trẻ Khánh Vy và Thiện Khiêm, phát hành ngày 5/7/2020).
Sai lầm phổ biến của người học nói tiếng Anh
Sử dụng các từ đồng nghĩa khi không hiểu rõ nghĩa và ngữ cảnh là sai lầm phổ biến của người học khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
1. Chú trọng ngữ pháp
Chú trọng ngữ pháp khi nói tiếng Anh là sai lầm phổ biến và nghiêm trọng nhất, làm gián đoạn quá trình giao tiếp trôi chảy của bạn. Trên thực tế, ngữ pháp tiếng Anh rất phức tạp để có thể ghi nhớ và sử dụng nhuần nhuyễn trong giao tiếp. Bạn sẽ không đủ thời gian để nhớ về hàng trăm cấu trúc ngữ pháp đã học rồi chọn ra cấu trúc chính xác nhất để sử dụng trong bối cảnh giao tiếp cụ thể.
Nếu muốn sử dụng tốt ngữ pháp trong nói, bạn phải nghe nhiều tài liệu tiếng Anh, từ đó bộ nhớ có thể làm quen và ghi nhớ. Trong khi nói, đừng quan tâm nhiều đến ngữ pháp, đừng ngại mắc lỗi. Nếu chưa giỏi tiếng Anh, bạn có thể sử dụng những cấu trúc thông dụng như câu đơn, thì hiện tại đơn và trau dồi theo thời gian.
2. Phụ thuộc sách giáo trình
Sách giáo trình được coi như ngọn đèn chỉ dẫn cho người học tiếng Anh nhưng nếu muốn nói tốt, trôi chảy, bạn không thể phụ thuộc vào nó. Trong giao tiếp thông thường, người bản ngữ sử dụng nhiều thành ngữ, cụm động từ và tiếng lóng, những điều mà sách giáo trình không thể truyền đạt hết. Để trò chuyện với họ, bạn phải học từ những nguồn tài liệu gắn liền với đời sống như phim ảnh, âm nhạc, YouTube, podcasts.
3. Lạm dụng nhiều tính từ đồng nghĩa cùng lúc
Tính từ giúp bạn miêu tả sự vật, sự việc thú vị, sinh động hơn nhưng việc dùng nhiều tính từ đồng nghĩa cùng lúc là không cần thiết. Nó sẽ khiến câu nói trở nên thiếu tự nhiên.
Ví dụ, bạn không nên nói: "I saw a very large big tree" (Tôi thấy một cái cây cực kỳ lớn). Hai từ "large" và "big" đều đồng nghĩa là to lớn, ngoài ra còn có tính từ "very" dùng để nhấn mạnh. Thay vì vậy, hãy nói "I saw a very big tree" hoặc "I saw a very large tree".
4. Sử dụng từ đồng nghĩa
Vì muốn trò chuyện linh hoạt, tự nhiên, người học tiếng Anh thường sử dụng từ đồng nghĩa thay thế cho những từ họ đã sử dụng. Các từ có thể đồng nghĩa khi đứng riêng lẻ nhưng khi đặt trong câu hoặc ngữ cảnh nhất định, chúng có thể mang nghĩa khác nhau.
Ví dụ, bạn nói rằng: "My doorbell is out of control" (Chuông cửa nhà tôi bị mất kiểm soát) là câu sai. Thay vào đó, bạn nên nói: "My doorbell is out of order" (Chuông cửa nhà tôi không hoạt động).
Từ "control" và "order" đều có nghĩa là "làm chủ, chỉ huy" nhưng khi kết hợp cùng "out of" sẽ mang nghĩa khác nhau. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng từ đồng nghĩa khi nắm chắc cách dùng và ngữ cảnh sử dụng của chúng.
Ảnh: Shutterstock.
5. Phân biệt bối cảnh thông dụng và trang trọng
Ví dụ, khi đến buổi phỏng vấn, bạn không thể nói với nhà tuyển dụng: "Hey, what's up?" (Ê, sao rồi?). Đây là cách chào hỏi trong bối cảnh giao tiếp thông thường, giữa bạn bè hoặc những người thân thiết nhưng không thể sử dụng trong bối cảnh trang trọng, giữa những người xa lạ.
Trước khi trò chuyện, bạn cần xác định đối tượng là ai, bối cảnh cuộc trò chuyện là thông dụng hay trang trọng để quyết định từ ngữ và thái độ của mình. Bạn không nên dùng từ lóng hoặc nói tắt trong bối cảnh trang trọng và cố gắng cư xử lịch sự. Chẳng hạn, hãy nói "how is" thay cho "how's" (như thế nào).
6. Dùng phủ định hai lần
Một lỗi sai phổ biến là sử dụng phủ định hai lần trong một câu. Chẳng hạn, nói rằng "I don't know nothing", nếu dịch ra tiếng Việt có thể hiểu là "tôi không biết cái gì hết" nhưng tiếng Anh không giống vậy. Câu này phải sửa thành "I don't know anything".
7. Thêm "s" sau động từ
Khi giao tiếp, người học tiếng Anh thường mắc lỗi thêm âm "s" sau bất kỳ động từ nào. Trong thực tế, âm "s" hoặc "es" chỉ được thêm sau động từ khi chủ ngữ đứng trước là "he/she/it" (anh ấy/cô ấy/nó). Nếu chủ ngữ là "I/you/we/they" (Tôi/ bạn/chúng ta/bọn họ), bạn hãy giữ nguyên động từ. Việc lạm dụng âm "s" sẽ khiến câu nói thiếu tự nhiên và bạn sẽ mất thời gian nhấn âm cuối.
Ví dụ, thay vì nói: "I wakes up at 6 a.m", hãy nói rằng: "I wake up at 6 a.m" (Tôi thức dậy vào 6h sáng).
8. Sử dụng hai so sánh hơn trong một câu
Một câu tiếng Anh không thể cùng lúc sử dụng hai dạng so sánh, nhưng người học thường mắc lỗi này khi giao tiếp.
Chẳng hạn: "This could never have turned out to be more better" (Mọi thứ không thể trở nên tốt hơn). "Better" là so sánh hơn của tính từ "good" (tốt) nên không cần sử dụng "more" vì từ này thường đứng trước tính từ dài để trong so sánh. Vì vậy, câu trên phải sửa thành: "This could never have turned out to be better".
Tú Anh
5 lý do nên cho con học ngữ pháp tiếng Anh với bộ sách Aha Grammar Aha Grammar là bộ sách học ngữ pháp tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học. Với phương pháp học chuẩn Quốc tế, nói không với "học vẹt", bộ sách giúp tiếp cận ngữ pháp một cách tự nhiên, từ đó bồi đắp thêm tình yêu tiếng Anh cho con. Được mua bản quyền từ bộ sách Aha Grammar - sách học ngữ...