Hotgirl Gia Lai “mưu sự” làm giàu từ loài cây mọc hoang dại
Mong muốn thay đổi tư duy sản xuất và ứng dụng công nghệ cao để nâng cao thu nhập, chị Hồ Thị Viên (29 tuổi, làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã nảy ra ý tưởng trồng cây cà gai leo-một loại cây dược liệu vốn mọc hoang dại có từ lâu đời tại địa phương-theo hướng hữu cơ để sản xuất trà dược liệu.
Được sự đồng tình, ủng hộ của chính quyền địa phương, cuối năm 2018, cô gái Bahnar Hồ Thị Viên đã mạnh dạn thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây cà gai leo theo hướng hữu cơ trên địa bàn thị xã An Khê”.
Theo khảo sát, cây cà gai leo rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở An Khê. Cùng với đó, việc Bộ Y tế đang hướng đến xây dựng các vùng trồng cây dược liệu có năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp nguồn dược liệu sản xuất thuốc tại chỗ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để chị Viên quyết tâm thực hiện dự án.
Chị Hồ Thị Viên bên vườn ươm cây giống cà gai leo. Ảnh: T.T
Với vốn kiến thức có sẵn, chị Viên nhanh chóng hình thành dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây cà gai leo theo hướng hữu cơ trên địa bàn thị xã An Khê”. Chị ấp ủ dự định: “Tôi mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo kế sinh nhai cho bà con người Bahnar trong xã. Từ đây, dự án sẽ tạo dựng thương hiệu Trà dược liệu Pơ Nang, giúp người dùng cải thiện sức khỏe”.
Đến nay đã có 10 hộ dân trong làng Pơ Nang tham gia dự án và đang tiến hành xuống giống cà gai leo. Trên diện tích thí điểm gần 2 ha, cây cà gai leo được trồng theo hướng hoàn toàn hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao.
Video đang HOT
Hợp tác xã Nông nghiệp Tú An làm các khâu trung gian nhằm đảm bảo ổn định từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm.
Ông Nguyễn Thanh Cảnh , Chủ tịch UBND xã Tú An cho biết: Chính quyền địa phương đã hỗ trợ cho dự án nguồn đất để xuống giống 2 ha cây cà gai leo, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật ươm giống trồng, thu hoạch…
“Tiếp cận với công nghệ mới như bón phân hữu cơ, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt… bà con dân tộc thiểu số còn khá bỡ ngỡ. Rất may có chị Viên, người tiên phong, năng nổ làm cùng nên bà con rất yên tâm và phấn khởi sản xuất”-ông Cảnh nói.
Hàng chục ngàn cây giống cà gai leo đang được ươm mầm thành công trong vườn của chị Viên để phục vụ cho dự án nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên trong vùng. Hiện dự án đã lọt vào tốp 20 trong số 128 dự án nông nghiệp trong cả nước được Ủy ban Dân tộc đề xuất Ngân hàng Thế giới tài trợ thực hiện trong khuôn khổ định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, như chị Viên bộc bạch: “Dù có thể không được lọt sâu vào vòng trong để được nhận tài trợ của Ngân hàng Thế giới nhưng tôi cùng bà con dân tộc Bahnar nơi đây vẫn quyết tâm theo đuổi dự án để phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương mình”.
Chủ tịch UBND xã Tú An cho biết thêm: “Từ thành công bước đầu của dự án thí điểm trồng cà gai leo, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích tại một số làng trên địa bàn, trước mắt là làng Nhoi và làng Hòa Bình để nâng cao hiệu quả sản xuất loại cây dược liệu này”.
Theo Thuận Thiên (Báo Gia Lai)
Gia Lai: Kỷ luật Phó Giám đốc tự ý quyết định đào tạo lái xe chui
Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề, đào tạo và sát hạch lái xe (thuộc Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy, Bộ Công an) vừa bị kỷ luật vì tự ý ký quyết định mở văn phòng đào tạo lái xe ô tô "chui" ở Gia Lai.
Ngay sau đó, tại địa chỉ vi phạm cũ ở 13 Lý Thái Tổ - TP.Pleiku lại mọc lên 1 văn phòng đào tạo mới tự ý treo biển khi chưa được cấp phép.
Ngày 18.2, ông Tăng Xuân Kiên - Trưởng phòng Quản lý phương tiện - người lái (Sở Giao thông Vận tải Gia Lai) cho biết: Sở vừa có văn bản thông báo kết quả về việc 2 văn phòng nhận hồ sơ tuyển sinh, đào tạo lái xe thuộc Trung tâm Dạy nghề, đào tạo và sát hạch lái xe (của Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy, Bộ Công an) đặt tại địa chỉ số 13 Lý Thái Tổ, TP.Pleiku và số 672 Quang Trung, thị xã An Khê, Gia Lai. Theo đó, Trung tâm Dạy nghề, đào tạo và sát hạch lái xe đã kiểm tra xác minh và khẳng định Trung tâm không hề liên kết với đơn vị nào để tổ chức đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Về Quyết định số 188/QĐ-TT3, ngày 1.9.2018 về việc mở Văn phòng đào tạo có con dấu của Trung tâm là do cá nhân trung tá Nguyễn Trường Phi - Phó Giám đốc Trung tâm tự ý ban hành.
Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề, đào tạo và sát hạch lái xe tự ý ban hành quyết định mở văn phòng chui.
Về việc này, Trung tâm đã có quyết định thu hồi và hủy bỏ Quyết định số 188/QĐ-TT3. Đồng thời, xử lý kỷ luật hình thức khiển trách, tạm đình chỉ các hoạt động liên quan đến việc đào tạo lái xe của trung tá Nguyễn Trường Phi.
Trước đó, nhiều người dân đã phản ánh đã làm hồ sơ học lái xe và đã nộp tiền nhưng mới chỉ học được 1-2 buổi và sau đó không thấy Văn phòng thông báo lại. Thậm chí, các học viên được nhân viên nơi đây gạ "bao đậu 100%" khi tham gia khóa học.
Theo ông Tăng Xuân Kiên, hiện nay tại địa chỉ 13 Lý Thái Tổ (TP.Pleiku), biển hiệu của Văn phòng tuyển sinh (thuộc Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy - Bộ Công an) đã không còn nữa. Thế nhưng, tại đây lại được treo 1 biển hiệu mới có tên "Văn phòng tuyển sinh, đào tạo lái xe thuộc Công ty TNHH MTV Đào tạo lái xe An ninh Gia Lai". Sở đã tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Công ty TNHH MTV Đào tạo lái xe An ninh Gia Lai đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 23.8.2018 với ngành nghề đăng ký kinh doanh dạy, đào tạo lái xe.
Sau khi biển hiệu cũ tháo gỡ xuống, tại vị trí cũ lại mọc lên biển đào tạo lái xe mới khi chưa được cấp phép đào tạo.
Theo ông Kiên, việc đào tạo lái xe phải có đầy đủ điều kiện về lớp học, sân tập, xe, đội ngũ giáo viên, giáo trình và được cấp phép theo quy định. Việc dạy nghề thì liên quan Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ký quyết định đào tạo nghề, Sở Giao thông Vận tải cấp phép đào tạo lái xe... và ngay cả việc treo biển hiệu cũng phải được Sở Thông tin Truyền thông cấp phép. Tuy nhiên, đến nay công ty này chưa làm những quy trình này.
Liên quan vụ gần 40 người dân tộc thiểu số ở xã Ia Khai (huyện Ia Grai, Gia Lai) ra Hải Phòng học và sát hạch giấy phép lái xe ô tô siêu tốc, cấp bằng trong vòng 2 tuần, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đã tiến hành xác minh nhưng rất khó kiểm tra thông tin do người dân né tránh vì sợ bị thu bằng. Theo ông A Huân - Phó trưởng Công an xã Ia Khai, đến nay, công an đã xác minh thông tin 5/38 trường hợp người dân học và được cấp GPLX ô tô ở Hải Phòng. Phần lớn các trường hợp được xác minh đều học từ lớp 2 đến lớp 3.
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải Gia Lai cũng đã có báo cáo gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh theo thông tin nhiều người dân đi học lái xe ngoài tỉnh. Thế nhưng, đoàn kiểm tra chỉ làm việc được với 2 trường hợp, gồm: Ông Rơ Châm Thuyên cho biết học lái xe ô tô hạng B2 ở TP.Hải Phòng trong vòng 1 tháng, trình độ học vấn lớp 7; ông Rơ Châm Dung nói học lái xe ô tô hạng C ở TP.Hải Phòng trong thời gian 1 tháng, trình độ học vấn lớp 5.
Theo Danviet
Gặp "ông trùm" dược liệu Tây Bắc, nấu cao ngựa nổi tiếng đất ngọc Cứ nhìn dáng vẻ "hầm hố", giọng nói khàn đục của ông Lê Thiết Kế nhiều người lần đầu mới gặp nhầm tưởng ông là "ông trùm" có số má của Tây Bắc. Mãi sau này tôi mới hiểu ông là người rất hiền và chân thực, cặm cụi đến các vùng núi xa xôi hẻo lánh thu mua dược liệu, hướng dẫn...