‘Hot girl quân sự’ học giỏi tiếng Pháp, được tuyển thẳng đại học
Phạm Huyền Minh (19 tuổi) được nhiều người chú ý qua bức ảnh mặc trang phục học quân sự. 10X sở hữu vẻ ngoài sáng, từng đạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp.
Làn da trắng, đôi mắt to và nụ cười duyên dáng là ấn tượng chung của nhiều người khi xem bức hình của Phạm Huyền Minh (19 tuổi, quê Thanh Hóa) được nhiều diễn đàn “gái xinh” chia sẻ mới đây. Dù chỉ mặc bộ đồ học quân sự giản dị, vẻ ngoài xinh xắn của Huyền Minh vẫn đủ “gây thương nhớ” cho nhiều người. Thậm chí, biệt danh “hot girl quân sự” được nhiều dân mạng ưu ái gọi 10X.
Chia sẻ với Zing.vn, Huyền Minh cho biết bức ảnh trên được chụp khi cô tham gia khóa học quân sự kéo dài một tháng tại trung tâm giáo dục quốc phòng Hòa Lạc, Hà Nội. Cô bạn khá ngạc nhiên khi biết hình ảnh của mình được chia sẻ trên mạng và nhận được nhiều sự quan tâm.
Cô nàng sinh năm 2000 tốt nghiệp trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa và hiện là sinh viên năm nhất tại Đại học Ngoại thương, Hà Nội. Đặc biệt, cô từng giành giải Nhì quốc gia môn tiếng Pháp, giải Bạc kỳ thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải & Đồng bằng Bắc Bộ, thuộc diện tuyển thẳng của trường. Tuy nhiên, Huyền Minh vẫn quyết định thi đầu vào bình thường như các bạn. “Mình muốn được cố gắng cùng bạn bè đồng trang lứa. Dẫu sao bọn mình cũng đã học hành 12 năm để đợi đến lúc thành quả của mình được thể hiện”, 10X chia sẻ.
Trước nhiều ý kiến cho rằng nhiều người nổi tiếng trên mạng xã hội hiện nay chỉ có vẻ ngoài mà không chú trọng kiến thức, nữ sinh Ngoại thương bày tỏ: “Mình nghĩ là điều đấy khá là cực đoan, giống việc yêu cầu người khác ở một tiêu chuẩn hoa hậu”. Theo 10X, nếu bản thân may mắn có được chút lợi thế về ngoại hình thì nên biết nỗ lực về trình độ, để người khác không thể coi thường, “mình ngày hôm nay tốt hơn mình của ngày hôm qua là được”.
Video đang HOT
Là một sinh viên năm nhất, lần đầu tiên xa nhà để bắt đầu một cuộc sống mới, ở môi trường mới, Huyền Minh cảm thấy điều khác biệt nhất là việc cô có được những người bạn, những mối quan hệ mới. Bên cạnh đó, công việc làm thêm bán thời gian cũng giúp cô học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tích lũy kỹ năng sống. “Gặp được nhiều người giỏi hơn, mình cảm thấy bản thân thật nhỏ bé và phải cố gắng nhiều hơn nữa”, cô tâm sự.
Trong tương lai gần, Huyền Minh có dự định đi du học Pháp để tích lũy thêm kiến thức. Đây là ước mơ từ lâu của 10X và được cha mẹ ủng hộ hết mình.
Vào thời gian rảnh, cựu học sinh chuyên Lam Sơn thích đọc manga hoặc xem hoạt hình Nhật Bản. Bên cạnh đó, cô nàng cũng đang hình thành thói quen đọc sách và viết lời bài hát. Huyền Minh cũng là một thành viên khá tích cực tại CLB guitar Đại học Ngoại thương.
Ngoài manga, guitar, nữ sinh quê Thanh Hóa còn có niềm yêu thích đặc biệt dành cho bánh ngọt và tiết lộ sẽ học làm bánh trong tương lai. Khi được hỏi về chuyện tình cảm, nữ sinh Ngoại thương khá ngại ngùng và từ chối chia sẻ.
Theo Zing
Học sinh song ngữ Việt Nam nói tiếng Pháp như... đua xe công thức 1
Đó là chia sẻ thú vị của của bà Lucile Bruand - Tùy viên Hợp tác giáo dục (Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) trong cuộc trò chuyện với TG&VN nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ 20/3.
Hàng năm, vào Ngày Quốc tế Pháp ngữ, cộng đồng các nước nói tiếng Pháp đều lựa chọn một câu nói khẩu hiệu. Khẩu hiệu năm nay là "Hãy nói bằng tiếng Pháp" muốn hướng tới người trò chuyện với mình để thể hiện sự cởi mở và gắn kết nhau hơn. Thông điệp của Ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay muốn nói lên điều gì, thưa bà?
Tuy nhiên, đây cũng không chỉ là dịp đơn thuần tôn vinh một ngôn ngữ. Ở nhiều nước trong cộng đồng Pháp ngữ, tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ chính thức nhưng tất cả những thành viên tham gia vào phong trào Pháp ngữ điều mong muốn được chia sẻ những ý tưởng và giá trị chung. Một trong những giá trị quan trọng ấy là việc học và giảng dạy tiếng Pháp. Ngoài ra, còn một số giá trị khác như vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ, tôn trọng sự đa dạng...
Bà Lucile Bruand trong cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội. (Ảnh: Trọng Vũ)
Có một thực tế là tại Việt Nam, việc học tiếng Anh vẫn phổ biến hơn tiếng Pháp, bà suy nghĩ gì về điều này?
Tôi thấy rằng, việc thanh niên và các bạn trẻ thích thú với tiếng Anh là rất tốt. Các bạn trẻ càng học tốt ngoại ngữ càng tạo ra nhiều cơ hội cho mình trong cuộc sống và sự nghiệp. Vì vậy, thật mừng khi ở Việt Nam có nhiều người học ngoại ngữ.
Nhưng, một câu hỏi đặt ra là "vì sao chúng ta lại phải học tiếng Pháp?" Có thể nói, trong khu vực châu Á Việt Nam là một trong những nước trụ cột trong phong trào Pháp ngữ. Từ năm 1997, Việt Nam đã quyết định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Pháp ngữ cũng là một cam kết gắn bó với phong trào Pháp ngữ với tinh thần cởi mở cả về văn hóa và kinh tế. Chúng tôi tự hào vì tiếng Pháp đang là ngôn ngữ phổ biến thứ hai đang được giảng dạy ở Việt Nam và hy vọng thời gian tới, sự gắn bó của giới trẻ và người Việt Nam với tiếng Pháp tiếp tục được duy trì và phát triển.
Thời gian qua, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã có rất nhiều chương trình hợp tác nhằm tăng cường tiếng Pháp tại Việt Nam. Theo bà thì chương trình nào mang lại những kết quả nổi bật?
Trên phương diện hỗ trợ cho việc học tập và giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam, từ năm 1994 chúng tôi đã đưa ra một chương trình Lớp song ngữ. Khi đó dự kiến trong giai đoạn đầu hoạt động trong 12 năm tương đương với thời gian giáo dục phổ thông từ Tiểu học cho đến THPT tại Việt Nam.
Cho đến nay, chương trình đó đã trải qua được 25 năm và vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Chúng tôi nhận thấy rằng phụ huynh và học sinh Việt Nam đều đánh giá cao về các lớp học này với đội ngũ giáo viên có chất lượng tốt. Đặc biệt, những học sinh tham gia vào hệ lớp song ngữ sau khi tốt nghiệp lớp 12 ngoài việc có được bằng tốt nghiệp THPT còn có thêm một được một chứng chỉ tiếng Pháp. Với chứng chỉ này, nếu các em muốn đăng ký vào các trường đại học của Pháp sẽ không phải trải qua kỳ kiểm tra ngôn ngữ nữa.
Chúng tôi mong duy trì được truyền thống giảng dạy này tại các lớp song ngữ. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam để làm sao chương trình được đổi mới và hiệu quả hơn nữa.
Hoạt động ngoại khóa về Pháp ngữ của giới trẻ Việt Nam. (Nguồn: AUF)
Bà có ấn tượng gì với tiếng Pháp của người Việt?
Tôi muốn trả lời câu hỏi này của bạn bằng nhận xét của một người bạn Pháp đã sang Việt Nam cách đây một vài tuần. Anh là một nhà báo nên khi nghe nói ở Hà Nội có các lớp song ngữ giảng dạy bằng tiếng Pháp, anh đã có ý định đến thăm và phỏng vấn.
Khi tham dự một lớp học và nói chuyện với các học sinh tại một trường học tại Hà Nội, anh ấy đã vô cùng ngạc nhiên và nói với tôi rằng "những học sinh của các lớp song ngữ dường như là những chiếc xe của công thức 1 với nội lực tiếng Pháp rất mạnh mẽ". Có thể nói, đây chính là hình ảnh mang tính biểu trưng để đánh giá về trình độ tiếng Pháp của người Việt Nam. Tôi cho rằng việc học và giảng dạy tiếng Pháp của người Việt rất tốt, trình độ cao, các học sinh có năng khiếu và có khả năng ghi nhớ rất tốt. Đó cũng là một thế mạnh cần được khuyến khích trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu được kể ra một mặt cần khắc phục thì là đó chính là lỗi phát âm của người Việt. Điều này hoàn toàn có thể cải thiện được.
Vậy bà có thể gợi ý một số "mẹo" học tiếng Pháp hiệu quả cho người Việt Nam?
Tôi nghĩ rằng để học tốt tiếng Pháp chúng ta phải cố gắng tiếp cận càng nhiều với tiếng Pháp chính thống, chính gốc càng tốt. Bằng cách là chúng ta đọc nhiều tài liệu, xem phim bằng tiếng Pháp thông qua các công cụ internet để tiếp cận với các nguồn tư liệu số. Đây là nguồn tư liệu hết sức quý giá mà ngày nay thanh niên đã có được so với các thế hệ trước đây. Chúng tôi cũng rất mừng là kênh France24 sẽ được phát sóng tại Việt Nam bằng tiếng Pháp. Đây cũng là kênh hiệu quả góp phần hỗ trợ cho việc học tiếng Pháp của người Việt.
Xin cảm ơn bà!
Trọng Vũ
Theo baoquocte
(thực hiện)
Những quy định về tuyển sinh các chương trình ngoại ngữ lớp 6, 10 Ngoài chọn trường học phù hợp với năng lực, điều kiện di chuyển, thì việc đăng ký học môn ngoại ngữ nào cho con cũng là vấn đề được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm. Lớp học tiếng Nhật tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) - BẢO CHÂU Ngày 8.3, ông Đỗ Minh Hoàng, Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT...