Hot girl làng võ đẹp thánh thiện trong trang phục Kimono
Hot girl làng teakwondo Việt, Châu Tuyết Vân vừa khiến cộng đồng mạng một phen chao đảo bởi bộ ảnh ngây thơ trong trang phục Kimono của Nhật Bản.
Mới đây, hoa khôi làng võ Châu Tuyết Vân đã nhận lời làm đại sứ hình ảnh cho chương trình “Ngày hội Nhật Bản” của CLB tiếng Nhật FJC, ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh. Có mặt tại ngày hội, hot girl sinh năm 1990 này đã khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của Nhật Bản.
Hot girl làng võ đẹp trong sáng trong trang phục Kimono.
Ngay lập tức, hoa khôi làng võ khiến mọi ánh nhìn đổ dồn về phía mình. Với vẻ đẹp tự nhiên, trong sáng, Châu Tuyết Vân đã chiếm chọn tình cảm của mọi người.
Không chỉ đam mê với teakwondo, Châu Tuyết Vân còn thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa mỗi khi có thời gian rảnh rỗi. Tuyết Vân cho biết, cô yêu nền văn hóa của Nhật Bản vì vậy đã nhận lời làm người mẫu ảnh diện bộ Kimono truyền thống của xứ Phù tang.
Trước đó, Châu Tuyết Vân còn tham gia vào khá nhiều chương trình trên truyền hình, lần gần đây nhất VĐV xinh đẹp này đã góp mặt trong chương trình “Nhật kí tuổi hoa” của kênh HTV4 với chủ đề “Duyên nghề võ”…
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa khôi làng võ qua một số hình ảnh:
Video đang HOT
Theo Nguoiduatin
Trang phục truyền thống chơi xuân của các nước Châu Á
Các dân tộc Châu Á vốn nổi tiếng với nền văn hóa đặc sắc và phong phú. Sự đa dạng văn hóa đó phản ánh trong những bộ quốc phục của mỗi quốc gia. Cung tim hiêu xem ho măc gi trong nhưng ngay lê têt cô truyên cua dân tôc nhe.
Áo dài -Việt Nam
Cùng với những biến cố lịch sử thăng trầm từ thế kỉ 16, áo dài đã có cả cuộc hành trình riêng bên cạnh đời sống văn hóa biến thiên của người Việt. Áo dài đi vào thơ ca, nhạc họa. Áo dài đi vào đời sống với vẻ đẹp riêng. Áo dài đi vào những câu chuyện thời trang của từng thời đại. Với cả hành trình quá khứ, hiện tại, tương lai chứa đựng trong tà áo dài suốt nhiều thế kỷ, áo dài đã trở thành một biểu tượng văn hóa của người Việt. Hăn nhiên, ngươi con gai Viêt Nam luôn chon chiêc ao dai la trang phuc đep nhât trong dip lê têt trong đai đăc biêt la dip têt cô truyên
Sườn xám -Trung Quốc
Xường xám - điển hình cho trang phục truyền thống Trung Quốc, mẫu mực trong thiết kế giao thoa văn hóa trang phục Trung Quốc - phương Tây, đã được công nhận là sự kết hợp hài hòa giữa dân gian và học thuật. Sườn xám ôm sát thân, tôn lên đường cong tự nhiên vốn có của cơ thể, để lộ kín đáo thân hình uyển chuyển, đôi vai tròn và vòng eo thon nhỏ của phụ nữ. Cách thể hiện này phù hợp với cách biểu đạt ý nhị và nhã nhặn của phụ nữ Phương Đông về vẻ đẹp hình thể.
Hanbok Hàn Quốc
Cũng như chiếc Áo dài của Việt Nam, Xường xám của Trung Quốc...Hanbok tượng trưng cho nét đẹp truyền thống của phụ nữ Hàn Quốc và nó cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước này. Từ xưa đến nay, người Hàn Quốc đều chọn mặc Hanbok trong các dịp ngày lễ truyền thống, ngày tết cổ truyền hoặc những ngày vui như cưới hỏi, hội hè... Thậm chí kể cả trên thảm đỏ ngày nay, chúng ta vẫn bắt gặp những ngôi sao nổi tiếng trong trang phục Hanbok với những thiết kế cách điệu phù hợp với vẻ đẹp truyền thống và hiện đại. Đặc trưng của Hanbok là có màu sắc vô cùng sặc sỡ, đặc biệt là các mẫu trang phục dành cho lễ cưới hỏi.
Kimono-Nhật Bản
Kimono nghĩa là trang phục, tuy nhiên cùng với thời gian và sự thay đổi nó đã trở thành tên riêng cho loại trang phục truyền thống mà khi nhắc đến đất nước Nhật Bản không ai là không biết đến. Được dệt từ các sợi chỉ có màu sắc khác nhau : Điển hình là Oshima-tsumugi được dệt trên đảo Amami-Oshima phía nam Kyushu. Đây là loại vải khỏe bóng. Ngoài ra còn phải kể đến Yuki-tsumugi , nó bền đến mức có thể tồn tại 300 năm. Vải dệt được nhuộm màu: Với nền vải dệt màu trắng, sau đó được vẽ hay thêu họa tiết lên đó tạo nên những loại vải đầy màu sắc. Điển hình như Kyo-yuzen được làm ra tại thủ phủ cũ Kyoto và được nhận biết dựa vào sự tỉ mỉ và màu sắc phóng khoáng.
Sampot-Campuchia
Sampot là trang phục truyền thống của đất nước Campuchia, nó cũng giống tương tự như trang phục truyền thống của các nước láng giềng Lào và Thái Lan... Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét và rộng 1 mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, nút thắt sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi được cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy. Chính điều đó khiến cho Sampot có được đặc điểm riêng biệt không đất nước nào có được. Với trang phục Sampot thì cả nam và nữ ở đất nước Campuchia đều dùng được. Riêng phụ nữ thường kết hợp Sampot với Chang Pong - một mảnh vải màu sắc bất kỳ dùng để quấn, che phần ngực và để hở phần bụng trên.
Sinh-Lào
Trang phục truyền thống Lào - Sinh là một chiếc váy ống đơn giản, được làm bằng lụa, tơ lụa và bông hoặc bông chỉ, dệt họa tiết tinh tế cũng như thêu ren tinh tế. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Quần áo truyền thống đại diện cho phụ nữ của từng dân tộc Lào, vẻ đẹp, quyến rũ và hấp dẫn phù hợp với truyền thống. May váy áo là một nghệ thuật chi phối của dân tộc Lào, một phụ nữ Lào biết dệt từ độ tuổi rất nhỏ.
Kebaya-Indonesia
Kebaya (loại trang phục áo - váy của Phụ nữ) thường được sử dụng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippine và một vài nước châu Âu. Nhưng Kebaya lại là một trang phục biểu tượng của Indonesia. Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác.
Theo Depplus
5 phá cách cho tuần mới Nếu đã chán những bộ đồ công sở như váy liền, chân váy chữ A, váy bút chì, áo sơ mi, áo vest, bạn hãy thử phá cách với 5 phong cách dưới đây. Quyến rũ áo khoác lông với đầm hoa Áo khoác lông luôn ẩn chứa vẻ đẹp cổ điển đầy mộng mơ và khi kết hợp với đầm hoa thì...