“Hốt bạc” nhờ trông trẻ mùa hè
Vào hè, nhiều trường mầm non công lập đóng cửa khiến các bậc cha mẹ xoay đủ cách để gửi con. Song, đây lại là dịp để các nhà trẻ tư thục và dịch vụ trông trẻ thuê hốt bạc.
Đưa con vào trường tư để “chống cháy”
Dịp hè, không thể nghỉ làm, cũng không có ai trông con nên các bậc phụ huynh đành phải tìm cách gửi con vào các trường tư thục. Dù biết mức học phí, mức sinh hoạt của các trường tư thường cao hơn rất nhiều so với trường công, nhưng nhiều ông bố bà mẹ vẫn phải gửi con để “chống cháy”. Theo khảo sát tại một số trường khu vực quận Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy (Hà Nội), mức chi phí ở các trường mầm non tư thục cao hơn từ 30-40% so với trường nhà nước.
Phụ huynh Đinh Thị Lý, có con 1 tuổi rưỡi gửi một trường tư ở Thái Thịnh, Đống Đa, chia sẻ: “Ông bà nội ngoại đều không còn nên hai vợ chồng không thể nhờ ai, lại không dám thuê ôsin vì không tin tưởng”. Vì thế, anh chị quyết định gửi con vào một trường tư thục mini gần nhà, cũng tiện việc đưa đón con khi đi làm.
Biết được hoàn cảnh các bậc phụ huynh mỗi khi hè đến, các trường mầm non tư thục cũng nghĩ đủ “chiêu”. Trường tư mới nở rộ khai giảng lớp đầu tiên vào dịp này. Với các băng rôn, poster quảng cáo bắt mắt, ấn tượng và nhiều màu sắc, trường ra sức lôi kéo các bậc phụ huynh gửi con.
Trường Chim Vành Khuyên ở Định Công Thượng, Hoàng Mai khai giảng vào 1/7 nhưng quảng cáo được tung ra từ một tháng trước. Khi đến đây, các bậc phụ huynh được hứa hẹn rất nhiều về chất lượng dạy và giữ trẻ. Chẳng hạn, nhờ lấy nhà riêng làm cơ sở đặt trường nên chi phí không quá cao, lại mời được nhiều giáo viên từ các trường công đến dạy… Nhờ vậy, tuy mới quảng cáo nhưng hồ sơ nộp đã gần vài chục.
“Khá nhiều trường hợp nộp hồ sơ vào trường từ đầu mùa hè”, cô Trần Thị Thanh Hà, hiệu trưởng tường mầm non tư thục Họa Mi (250 Khương Trung, Thanh Xuân), cho hay. Cô Hà nói rằng, trong nửa đầu tháng 6, đã có hơn chục bộ hồ sơ của các bé. Cô cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp này thì các cô lại vất vả hơn vì số lượng các bé được bổ sung thêm đông hơn hẳn các thời điểm khác trong năm. Nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo một lớp tầm từ 13 đến 17 bé với 2 cô giáo”.
Thông thường, chi phí của các trường mầm non tư thục đã cao hơn nhiều so với trường công. Song, vào dịp hè, các trường này còn tăng giá nữa. Nhiều lý do được đưa ra, như mùa hè thì các khoản chi phí sinh hoạt tốn hơn, chi phí cho giáo viên tăng thêm do họ không được nghỉ hè, do số lượng các đông nên phải tăng giá để giảm áp lực cho trường…
Video đang HOT
Nhiều trường mầm non tư thục đang rất đông trẻ vào mùa hè (ảnh minh họa)
Theo khảo sát của một số trường tư thục, mức chi phí tăng so với trong năm phổ biến là từ 200.000 đến 350.000 đồng/tháng, chưa kể mức giá cho tiền ăn hàng ngày của các bé. Ví dụ, một số trường hợp như nhà trẻ tư thục Mai Linh, Thành Công, Ba Đình (Hà Nội), tăng giá từ 1,4 triệu lên 1,6 triệu kể cả tiền ăn. Mùa hè này tăng lên 1,7 triệu, trong đó chưa tính tiền ăn. Trường mầm non tư thục Họa Mi ở 250 Khương Trung, Thanh Xuân tăng từ 1 triệu lên 1,2 triệu chưa kể tiền ăn. Trường Hoa Đỗ Quyên, Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội, trong các thông tin về trường thì học phí dưới 1 triệu/tháng, chưa kể tiền ăn, nhưng khi tìm hiểu thì chính xác mức giá này là 1,6 triệu… Đây cũng là tình hình chung của khá nhiều trường mầm non tư thục trong mùa hè này.
Dịch vụ trông trẻ cũng được mùa
Dịch vụ này thường được các bà nội trợ, những người nghỉ hưu, rảnh công việc mở tại nhà. Hoặc các mẹ đang nuôi con cũng muốn nhận thêm một vài trẻ nữa trông cho đỡ bỏ công.
Không muốn cho con vào các nhà trẻ tư thục đắt đỏ, đôi khi lại e ngại về chất lượng, một số phụ huynh đã tìm đến dịch vụ này. Thông thường, họ sẽ tìm đến các địa chỉ gần nhà, có thể là hàng xóm của mình hoặc qua người thân, bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu địa chỉ tin cậy và giá cả phải chăng. Nếu bí quá, chỉ cần lên mạng tìm kiếm thì cũng thấy nhiều địa chỉ trông trẻ đang chào thân mật và đáng tin. Tình hình trao đổi thông tin, quảng cáo địa chỉ trông trẻ trên các trang mạng thực sự tấp nập.
Cô Phạm Thanh Tâm, Định Công, Hoàng Mai chia sẻ về công việc mà cô đang làm: “Tôi bắt đầu trông trẻ được 3 năm, từ khi nghỉ hưu. Hiện tôi đang trông 3 cháu. Từ đầu hè tới giờ cũng nhiều phụ huynh hỏi, nhưng tôi không dám nhận nữa vì sức khỏe cũng có hạn”.
Với những địa điểm trông trẻ uy tín và có kinh nghiệm, thì trông trẻ tại nhà thực sự là điểm hẹn lý tưởng cho những bậc cha mẹ không muốn đưa con vào trường tư thục.
Theo VNN
Vào lớp 1 cũng phải... tập huấn
Trái với quy định của TPHCM về việc vận động trẻ 6 tuổi vào lớp 1, phường Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân, TPHCM) đưa ra quy định trẻ em trên địa bàn phải học qua lớp phổ cập mầm non tại các trường mầm non công lập mới "đủ điều kiện"... vào lớp 1.
Quy định này ngay lập tức gây bức xúc cho hàng trăm phụ huynh có con em đến tuổi vào lớp 1 trên địa bàn, bởi nếu không có chứng nhận phổ cập của các trường mầm non (MN) công lập, các bé sẽ không được vào lớp 1.
Trẻ phải học chương trình phổ cập MN 5 tuổi mới được vào lớp 1.
Phải phổ cập... hai tháng
Trong buổi tập huấn phổ cập chương trình mầm non mới đây do UBND phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, tổ chức cho các phụ huynh có các bé sinh năm 2006 chuẩn bị vào lớp 1 bộ phận giáo dục phổ cập của phường phổ biến: Những bé học các trường MN tư thục hoặc không đi học MN thì phải đến trường MN Phong Lan (Trường MN công lập duy nhất của phường - PV) đăng ký học trong vòng 2 tháng (từ 11/6 đến 11/8) để được trường Phong Lan chứng nhận hoàn thành phổ cập MN 5 tuổi thì mới có đủ điều kiện vào lớp 1. Quy định này lập tức gây ra hoang mang cho nhiều phụ huynh trên địa bàn.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Lệ (KP 11, P.Bình Hưng Hòa), bức xúc: "Theo khẳng định của phường, những bé không có giấy chứng nhận hoàn thành phổ cập MN do trường MN Phong Lan cấp sẽ không được vào lớp 1. Chúng tôi thiết nghĩ nhà nước có chủ trương tất cả trẻ 6 tuổi đều phải được đi học lớp 1, nay con em chúng tôi hiện đang học tại các nhóm trẻ tư thục hoặc không đi học qua lớp MN vì không đủ điều kiện đi học chẳng lẽ đến 6 tuổi mà không có giấy chứng nhận (dấu tròn) thì phải chịu dốt sao?". Bức xúc không kém, chị Nguyễn Thị Tám (KP 8), cho biết: "Đa số phụ huynh chúng tôi đều khá nghèo, đều là dân tứ xứ đến đây lập nghiệp với nhiều công việc khác nhau, có người làm công nhân, bán vé số... nên đâu phải ai cũng có điều kiện cho con mình đến trường MN, bây giờ chúng tôi cũng chưa biết tính sao. Có lẽ phải bấm bụng gửi con vào trường MN Phong Lan 2 tháng để... qua cửa thôi".
"Làm theo chỉ đạo của cấp trên"
Để tìm hiểu rõ về quy định này của phường Bình Hưng Hòa, chúng tôi đến gặp bà Lê Thị Ánh Hồng, phụ trách phổ cập MN trên địa bàn phường. Bà Hồng khẳng định: "Đây là do sự chỉ đạo của phòng GD và của Quận Bình Tân nên chúng tôi buộc các em phải học qua chương trình phổ cập MN trước khi vào lớp 1. Riêng trẻ học tại nhóm trẻ thư thục (dấu vuông) thì giấy chứng nhận của các nhóm trẻ này không có giá trị". Giải thích rõ hơn về vấn đề này, bà Hồng cho biết: "Trên địa bàn phường có hàng chục nhóm trẻ tư thục (có phép lẫn không phép) nên chúng tôi rất khó quản lý về chất lượng, chính vì vậy buộc chúng tôi phải ra quy định này để có bước chuẩn bị tốt hơn cho trẻ vào lớp 1. Nếu em nào không học qua lớp phổ cập này thì chúng tôi sẽ lập danh sách gửi về phòng GD-ĐT quận để... chờ chỉ đạo".
Một điều vô lý nữa là thời gian bắt đầu vào lớp 1 là khoảng giữa tháng 7 song các em phải học chương trình phổ cập MN bắt đầu từ từ 11/6 đến 11/8 mới được "cấp phép" vào lớp 1. Thế nên, khi đề cập đến vấn đề "liệu có còn suất để trẻ vào lớp 1 khi thời gian kết thúc khóa học là 11/8 trong khi các trường tiểu học bắt đầu nhận trẻ từ giữa tháng 7", phía phường lại không đưa ra được câu trả lời.
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, ông Trần Hữu Vĩnh, Trưởng phòng Giáo dục Phòng GD-ĐT quận Bình Tân, khẳng định: "Chúng tôi hoàn toàn không đưa ra quy định này".
Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM) khẳng định: "Ngành chỉ khuyến khích phụ huynh cho con em tham gia chương trình phổ cập MN 5 tuổi để các cháu được chuẩn bị tốt trước khi vào lớp 1 chứ không hề có quy định nào không cho trẻ vào lớp 1 nếu không có giấy chứng nhận phổ cập MN". Cũng theo ông Điệp, tất cả các cháu trong độ tuổi vào lớp 1 năm học 2012 - 2013 đều sẽ có chỗ học.
Theo Quốc Hải
Đất Việt
Trẻ nghỉ Tết sớm, bố mẹ "lao đao" Đi làm vẫn xách con kè kè bên nách, đôn đáo gửi dịch vụ, nhốt con trong nhà... là tình cảnh của rất nhiều ông bố bà mẹ tại khi con nhỏ được nghỉ học sớm còn mình vẫn còn "núi việc" trong những ngày cuối cùng của năm Tân Mão. Có tiền cũng không xong Có lẽ không tuần lễ trong năm...