HoREA kiến nghị giãn lộ trình hạn chế tín dụng vào bất động sản
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giãn lộ trình siết tín dụng vào bất động sản (BĐS).
Ảnh minh họa
Trong văn bản gửi Chính phủ và NHNN, HoREA đánh giá cao những nỗ lực của NHNN trong việc đảm bảo an ninh tiền tệ, an toàn tín dụng, cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp BĐS và người mua nhà, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện cho đầu tư, tăng trưởng.
Bên cạnh đó, HoREA cũng tán thành chủ trương của NHNN về lộ trình hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, BĐS, tín dụng tiêu dùng.”Việc thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng trong lĩnh vực BĐS, tuy trước mắt có gây áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp, nhưng là áp lực lành mạnh, có tính tích cực, buộc các chủ đầu tư dự án BĐS phải tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế dần một phần nguồn vốn tín dụng, nhằm phát triển thị trường BĐS bền vững”, HoREA đánh giá.
Tuy nhiên, HoREA kiến nghị tiếp tục giữ trần 40% từ nay đến hết năm 2020 (tăng thêm 6 tháng so với Dự thảo “Thông tư Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” của NHNN) với các lý do sau đây:
Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp BĐS chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán. Cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp BĐS, nhưng mới chỉ có khoảng 65 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, nên thị trường chứng khoán chưa thực sự là kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS.
Video đang HOT
Thứ hai, số lượng các quỹ đầu tư BĐS, quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) còn quá ít. Bên cạnh một vài quỹ đầu tư BĐS nước ngoài, mới chỉ có một quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) trong nước là Qũy TechReit của Ngân hàng Techcombank (với vốn điều lệ chỉ có 50 tỷ đồng), nên cũng chưa thực sự là kênh cung cấp vốn cho thị trường BĐS. Hiệp hội kỳ vọng vào việc sửa đổi Luật Chứng khoán trong năm 2019 sẽ tạo điều kiện hình thành nhiều quỹ đầu tư BĐS, quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) trong thời gian tới để cung cấp vốn cho thị trường BĐS.
Thứ ba, nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS hiện chiếm khoảng 21% tổng nguồn vốn FDI, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp BĐS.
Thứ tư, năm 2020, là năm có nhiều sự kiện chính trị lớn của đất nước. Do vậy, cần giữ được sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, của thị trường BĐS.
Từ những lý do trên, HoREA kiến nghị, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn từ nay đến năm 2020 là 40%. Từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/6/2021 là 37%. Từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022 là 34% và từ ngày 1/7/2022 là 30%.
Thục Vy
Theo baotainguyenmoitruong.vn
Đại gia ngoại rót tỷ USD vào bất động sản, xác lập kỷ lục mới
Sau 4 tháng đầu năm nay, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt mức kỷ lục, trong đó bất động sản đứng vị trí thứ hai khi thu hút 1,1 tỷ USD.
4 tháng đầu năm 2019, vốn ngoại rót 1,1 tỷ USD vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy vốn FDI 4 tháng đầu năm 2019 đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 4 năm trở lại đây. Cụ thể, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14,59 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đứng đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Đứng thứ hai là lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) với 1,1 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là số vốn khủng khi gần bằng toàn bộ nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này cả năm 2016 là 1,68 tỷ USD.
Như vậy liên tục kể từ năm 2016 đến nay, BĐS vươn lên đứng thứ hai thu hút vốn ngoại đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với số vốn không ngừng tăng lên.
Được biết, Hà Nội là nơi lượng vốn ngoại đổ vào nhiều nhất với 4,47 tỷ USD, đứng thứ 2 là TP.HCM với 2,37 tỷ USD, Bình Dương đứng thứ 3 với số vốn hơn 1 tỷ USD. Ba địa phương này chiếm hơn 50% tổng lượng vốn ngoại đổ vào Việt Nam trong thời gian qua.
Trước đó, năm 2018, lĩnh vực BĐS tại Việt Nam thu hút hơn 6,6 tỷ USD vốn của nhà đầu tư nước ngoài, chiếm hơn 18% tổng lượng vốn đăng ký.
Các đại dự án BĐS của nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia vẫn dẫn đầu trong các phân khúc BĐS tại Việt Nam.
Chuyên gia cảnh báo việc vốn ngoại ồ ạt đổ vào vào lĩnh vực BĐS cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có nguy cơ tạo nên bong bóng BĐS.
Theo các chuyên gia, vốn FDI đổ vào lĩnh vực BĐS sẽ góp phần chuẩn hóa thị trường, tạo ra những giá trị theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng tầm thị trường BĐS Việt Nam và san sẻ nhiều gánh nặng từ thị trường tài chính.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, việc thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS phải lường trước được những rủi ro tiềm ẩn, trong đó có nguy cơ tạo nên bong bóng BĐS, gây rủi ro tín dụng do lượng vốn dư thừa trong hệ thống.
"Lượng vốn quá lớn có thể thổi phồng bong bóng BĐS ở Việt Nam lên và đến một lúc nào đó, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hay bán tháo chạy khỏi thị trường, lập tức nó sẽ ảnh hưởng trước hết đến các nhà đầu tư bỏ vốn, thứ nữa là đến những người đang vay vốn để đầu tư, đẩy họ vào khó khăn. Khi ấy, các ngân hàng cho vay đầu tư BĐS cũng trở nên khó khăn", vị này cảnh báo.
Đặc biệt, theo vị này, khi lượng vốn FDI đổ vào BĐS Việt Nam nhiều khiến thị trường nóng lên, các doanh nghiệp Việt cũng vì thế mà đi vay vốn đổ tiền vào BĐS. Một nguồn lực không nhỏ đáng lẽ để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh lại chảy sang BĐS.
NINH PHAN
Theo tienphong.vn
Bức tranh BĐS Quảng Bình 2019: Thời đất nền "lên ngôi" Sự phát triển nhanh về hạ tầng, du lịch cùng tiềm năng BĐS của thị trường mới là những yếu tố đẩy đất nền Quảng Bình biến động tăng giá mạnh năm vừa qua và dự báo sẽ tiếp diễn ấn tượng trong năm 2019. BĐS nghỉ dưỡng Quảng Bình mới phát triển ở giai đoạn đầu (nguồn internet) Sức hấp dẫn của...